Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 07/12/2005 18:27 (GMT+7)

Loại bỏ nạn ‘quân xanh quân đỏ’ trong đấu thầu

- Ông đánh giá thế nào về tình trạng "quân xanh quân đỏ" hiện nay?

 - Nguyên nhân cốt lõi của tình trạng "quân xanh, quân đỏ" là chuyện đấu thầu hạn chế, đấu thầu khép kín. Theo thống kê của riêng tôi thì có tới 70-80% dự án là đấu thầu hạn chế. Để khắc phục tình trạng này, điều cơ bản nhất là phải đấu thầu rộng rãi. Nếu để ý ở các nước khác, sẽ thấy chỉ các dự án an ninh quốc phòng hoặc những dự án có tính chuyên sâu (ví dụ như dầu khí, hàng không) mới áp dụng đấu thầu hạn chế.

- Các dự án khi đấu thầu không được khép kín liệu đã đủ để khắc phục được tình trạng quân xanh, quân đỏ không, thưa ông?

- Đấy mới chỉ là phần ngọn thôi. Để khắc phục một cách cơ bản nhất thiết phải xóa bỏ hoàn toàn cơ chế bộ chủ quản. Bởi vì, nếu nói doanh nghiệp không được tham gia đấu thầu dự án mà cơ quan chủ quản làm chủ đầu tư thì chẳng lẽ những công trình tại TP Hồ Chí Minh phải để các doanh nghiệp từ những nơi khác đến làm, còn các doanh nghiệp của TP HCM lại phải đi địa phương khác làm?

Hay như trong lĩnh vực giao thông, có doanh nghiệp nào có nhiều kinh nghiệm thi công công trình giao thông hơn các doanh nghiệp hiện đang thuộc quyền quản lý của bộ này không? Thế nên để xử lý tận gốc, vấn đề là phải xóa bỏ cơ chế chủ quản trong đấu thầu, để các bộ, các UBND địa phương không có bất cứ “động tác” nào chi phối quá trình đấu thầu, xét thầu.

- Nhưng theo các nhà quản lý, hiện vẫn cần phải có sự quản lý của các bộ chủ quản để hạn chế tình trạng tiêu cực, thất thoát, lãng phí?

- Nếu như các quy định về tiêu chí xét thầu công khai, minh bạch thì sẽ chẳng phải lo ngại gì cả. Đấu thầu là tạo ra sự cạnh tranh và tìm ra nhà thầu có năng lực về tài chính, có kinh nghiệm chuyên môn và có giá cả hợp lý. Tôi muốn nhấn mạnh ở đây là giá cả hợp lý chứ không phải giá cả thấp nhất.

Nếu một phần hạng mục công trình theo dự toán phải trên dưới 2 triệu đồng mà anh chỉ bỏ thầu có 1 triệu thì liệu chất lượng có bảo đảm được không? Vì vậy, theo tôi trong Luật đấu thầu nên quy định, trong trường hợp phát hiện bỏ thầu quá thấp thì loại luôn nhà thầu đó.

- Như vậy, liệu có xảy ra tình trạng kiện cáo, khiếu nại về xét thầu không, vì nhiều nhà thầu sẽ viện dẫn lý lẽ là “giá tôi đưa ra thấp, tiết kiệm cho chủ đầu tư tại sao lại không được chọn”?

- Thế cho nên, các tiêu chí xét thầu cần phải quy định rõ lại, dựa trên nhiều yếu tố chứ không phải chỉ căn cứ trên giá bỏ thầu thấp nhất. Quyền hạn, trách nhiệm và năng lực của người phê duyệt gói thầu cần thể hiện rõ ràng, chính xác hơn. Còn nếu nói đến chuyện tiết kiệm, chống tiêu cực trong các dự án thì việc trước tiên phải làm là phải xóa bỏ hoàn toàn tình trạng chỉ định thầu. 

- Tức là phải xóa bỏ hoàn toàn hình thức chỉ định thầu, thưa ông?

- Tôi nghĩ là cần hạn chế đến mức tối đa, chỉ nên giới hạn hình thức chỉ định thầu trong trường hợp những dự án liên quan đến an ninh quốc gia hoặc phải ứng cứu khẩn cấp khi có thiên tai thôi. Còn lại, đã là dự án sử dụng vốn nhà nước thì phải qua đấu thầu, mà là đấu thầu không khép kín, không hạn chế.

- Vậy còn với tình trạng dự án “dần xây” sau khi đấu thầu, đâu là biện pháp cơ bản để khắc phục, thưa ông?

- Những vấn đề này phải xử lý từ việc ký kết và thực thi hợp đồng sau khi đã trúng thầu. Mình thường chỉ coi trọng, quan tâm đến đấu thầu, vấn đề ký kết hợp đồng thì lại coi nhẹ, mặc dù đây mới thật sự là vấn đề quan trọng cần lưu ý.

Chính sự coi nhẹ này (thực chất là rất buông lỏng) là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thi công theo kiểu “dần xây”. Ở Việt Nam hiện nay mới chỉ có chuyện hứa là mấy tháng thì xong - đâu có phải đơn giản như vậy. Ví dụ như ở các nước, nhà thầu sau khi trúng thầu phải lập sơ đồ về tiến độ để thực thi theo cam kết đó. 

Nguồn: VnExpress 12/9/2005

Xem Thêm

Phú Thọ: Đề xuất xây dựng dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
Sáng 26/11, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội thảo “Nghiên cứu, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025; đề xuất khâu đột phá và một số nhiệm vụ trọng tâm phục vụ xây dựng dự thảo Văn kiện ĐH Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025 - 2030” đối với đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà KH thuộc các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh.
Quảng Ngãi: Tìm giải pháp hoạt động có hiệu quả cho hợp tác xã
Sáng ngày 26/11, tại thành phố Quảng Ngãi, Liên hiệp hội tỉnh đã phối hợp với Liên minh Hợp tác xã tỉnh tổ chức Hội thảo khoa học tư vấn phản biện “Giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động hợp tác xã tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2025 – 2030”.
Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…

Tin mới

Phú Thọ: Đề xuất xây dựng dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
Sáng 26/11, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội thảo “Nghiên cứu, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025; đề xuất khâu đột phá và một số nhiệm vụ trọng tâm phục vụ xây dựng dự thảo Văn kiện ĐH Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025 - 2030” đối với đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà KH thuộc các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh.
Bộ TT&TT làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết việc thực hiện Quyết định số 362/QĐ-TTG
Chiều ngày 27/11, tại trụ sở LHHVN, Đoàn công tác của Bộ TT&TT đã có buổi làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết Quyết định số 362/QĐ-TTG ngày 03/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025. Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương và Phó Chủ tịch LHHVN Phạm Ngọc Linh chủ trì buổi làm việc.
Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.