Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 21/03/2013 20:14 (GMT+7)

“Liên hiệp hội Việt Nam cần phát huy sức mạnh trong việc thực hiện Chỉ thị 42-CT/TW”

Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE

st1\\\\\\\\:* /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable

Nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Liên hiệp hội Việt Nam, phóng viên trang tin vusta.vn đã có cuộc phỏng vấn với GS Nguyễn Hữu Tăng.

P.V: Thưa GS, Chỉ thị số 42-CT/TW của Bộ Chính trị ra đời cách đây đã gần 3 năm. Theo GS, tình hình thực hiện Chỉ thị trong thời gian qua như thế nào?

GS.TSKH Nguyễn Hữu Tăng: Chỉ trị 42-CT/TW là sự tiếp nối Chỉ thị 45-CT/TW của Ban Bí thư, ban hành vào năm 1998. Tuy nhiên, Chỉ thị 42-CT/TW có tầm quan trọng đặc biệt vì cấp ban hành ở mức cao hơn và trực tiếp Tổng Bí thư ký Chỉ thị. Chỉ thị khẳng định quan điểm của Đảng đối với Liên hiệp Hội Việt Nam và chỉ đạo những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để xây dựng Liên hiệp hội Việt Nam thành một tổ chức chính trị - xã hội vững mạnh vào năm 2020. Ngay sau khi có Chỉ thị 42-CT/TW, Ban Bí thư đã có thông báo số 353-TB/TW ngày 25 tháng 6 năm 2010 chỉ đạo 5 vấn đề cần làm ngay trong năm 2011. Một số việc trong Thông báo đã được thực hiện, nhưng một số việc quan trọng khác lại chưa hoàn thành, có những khó khăn, trở ngại.

Dưới góc độc của người quan sát, tôi thấy Liên hiệp Hội Việt Nam đã “dễ thở” hơn, nhất là ở các Liên hiệp hội tỉnh, thành. Nhiều Liên hiệp hội địa phương đã khởi sắc, có vị trí, vai trò trong xã hội. Nhiều cấp lãnh đạo cũng đã có chuyển biến nhận thức về Liên hiệp Hội Việt Nam, về tổ chức chính trị - xã hội của đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ. Do đó, nhiều địa phương đã thể hiện thái độ quan tâm tới Liên hiệp Hội Việt Nam nhiều hơn, tạo điều kiện làm việc (trụ sở, nhân lực, phương tiện…), giao nhiệm vụ và kinh phí, tạo uy tín, “thế đứng” và cung cấp thông tin…

Tuy nhiên, muốn Liên hiệp hội Việt Nam trở thành tổ chức chính trị - xã hội vững mạnh vào năm 2020, chúng ta cần chủ động làm một số việc quan trọng và cần làm ngay từ bây giờ.

P.V: Theo GS, đó là những việc gì?

GS.TSKH Nguyễn Hữu Tăng:Theo tôi, trước hết phải củng cố tổ chức. Phát triển phải đi đôi với củng cố; Ở thời điểm hiện nay nhiệm vụ củng cố tổ chức là quan trọng vì Liên hiệp hội Việt Nam có tổ chức khá lớn, rộng, nhưng việc quản lý một tổ chức chính trị - xã hội còn có những điểm bất cập. Củng cố tổ chức cho phù hợp với Điều lệ của Liên hiệp hội Việt Nam cần phải có nghiên cứu, không thể áp đặt nhưng cũng không thể buông lỏng. Một tổ chức chính trị - xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng đã có định hướng chính trị rõ ràng, nhưng cần phải phù hợp với đối tượng, không thể ghép mô hình từ tổ chức này sang tổ chức khác. Do đó, cần phải nghiên cứu.

Thứ hai, cần xây dựng phương thức công tác tư tưởng phù hợp với đối tượng trí thức. Lâu nay chúng ta lúng túng về vấn đề này, nên hiệu quả kém. Nhưng một tổ chức chính trị - xã hội mà không có hoạt động công tác tư tưởng thì không thể chấp nhận được, có nghĩa đồng nhất với tổ chức xã hội đơn thuần.

Thứ ba, cần có nhiều hình thức phát huy sức mạnh trí tuệ của đội ngũ trí thức. Đã là trí thức thì phải có trí tuệ và sáng tạo. Nhưng trí tuệ của một đội ngũ thì mạnh hơn nhiều của một cá nhân. Liên hiệp Hội Việt Nam cần phát huy sức mạnh đó vào những việc lớn như tham mưu, tư vấn, phản biện cho Đảng, Nhà nước về đường lối phát triển đất nước, về đề án, dự án lớn như quy hoạch phát triển nguồn nhân lực, lộ trình hướng tới nền kinh tế tri thức chẳng hạn.

Thứ tư, Chỉ thị 42-CT/TW quan trọng và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của Liên hiệp Hội Việt Nam. Nhưng nếu chúng ta quá thụ động chờ đợi sự quan tâm của các bộ, ngành thì mất thời cơ và vẫn tồn tại nhiều khó khăn trong hệ thống Liên hiệp Hội Việt Nam. Theo tôi, chúng ta cần chủ động hơn nữa, huy động sức mạnh tiềm tàng của đội ngũ trong việc tháo gỡ khó khăn để sớm thế chế hóa Chỉ thị 42-CT/TW, có cơ chế, chính sách thỏa đáng cho Liên hiệp Hội Việt Nam .

Thứ năm, trụ sở 53 – Nguyễn Du, Hà Nội đã đến lúc quá chật hẹp cho hoạt động của Liên hiệp Hội Việt nam. Liên hiệp Hội Việt Nam cần có trụ sở mới cho tương xứng với tầm vóc của tổ chức đại diện cho đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ khi nước nhà đã có Viện hàn lâm.

P.V: Nhân dịp này, xin GS cho ý kiến về đẩy mạnh hoạt động phổ biến kiến thức của Liên hiệp hội Việt Nam?

GS.TSKH Nguyễn Hữu Tăng:Hoạt động phổ biến kiến thức ở các hội đã có từ lâu và trở thành hoạt động có tính truyền thống. Hiện nay các hội thành viên đều có hoạt động này và là một trong các hình thức gắn hội với quần chúng. Tuy nhiên, hoạt động này còn thiếu tính chủ đạo, phân tán, trùng lắp và có khi còn thiếu chính xác hoặc chưa phù hợp với đối tượng lĩnh hội.

Mục tiêu của phổ biến kiến thức là cung cấp thông tin dễ hiểu cho các đối tượng khác nhau (nông dân, dân thành thị, học sinh, sinh viên và kể các trí thức…) để nâng cao đời sống văn hóa, áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào đời sống, hoạt động kinh tế, hòa nhập quốc tế và cộng đồng. Hoạt động này dưới nhiều hình thức khác nhau, nhưng phải chính xác (tính khoa học), dễ hiểu, dễ áp dụng, phù hợp đối tượng.

Theo tôi, Liên hiệp Hội Việt Nam cần có chỉ đạo hoạt động này. Rút kinh nghiệm thời gian qua, chúng ta cần xây dựng chiến lược phổ biến kiến thức trong từng thời gian, cần phân công cho các hội thành viên và các tổ chức trực thuộc để phù hợp với nhiệm vụ của họ; cũng cần tổ chức phối hợp các hoạt động có liên quan; đề nghị Nhà nước cấp kinh phí hoạt động và tạo điều kiện hợp tác quốc tế; cũng cần tổ chức hội nghị rút kinh nghiệm sau một thời gian hoạt động, biểu dương, khen thưởng.

P.V: Xin cảm ơn GS.

Xem Thêm

Kỷ niệm 5 năm thành lập báo điện tử Tầm nhìn
Tại Lễ kỷ niệm thay mặt Đoàn Chủ tịch Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, ông Phan Tùng Mậu đã chúc mừng tập thể cán bộ, phóng viên báo điện tử Tầm Nhìn nhân dịp 5 năm thành lập, ghi nhận những thành quả mà...
Chiến thắng vĩ đại mùa Xuân 1975
Chiến dịch lịch sử  Lúc này, tập đoàn phòng ngự lớn của địch ở Sài Gòn - Gia Định tuy số lượng còn đông nhưng đã bị chia cắt, cô lập cao độ và sức chiến đấu đã giảm sút hẳn. 
Vẻ đẹp đặc hiệu của nhà trí thức
Vàng là đẹp, là quý giá. Nhưng không phải vàng nào cũng giá trị như nhau? Có vàng thật, có vàng giả, có cả mạ vàng như thật. Học thức và bằng cấp cũng vậy. Có học thật, có học giả, có bằng thật, có bằng giả như thật. Đại...
Mùa Xuân là Tết trồng cây
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đã đề xướng, tổ chức, xây dựng Tết trồng cây trở thành một phong trào quần chúng rộng rãi, sôi nổi và bền vững. Tháng 11-1959, nhân đợt thi đua lấy thành tích mừng Đảng ta 30 tuổi, Chủ tịch Hồ Chí Minh...
Bác Hồ vui Tết đón Xuân trong lòng Tổ quốc
Tết Mậu Tý (1948) Tết mừng chiến thắng Thu Đông năm Đinh Hợi phá tan cuộc tấn công của giặc Pháp lên Việt Bắc và phấn khởi mừng thọ Bác Hồ 58 tuổi: Chính phủ họp nghe Bộ Quốc phòng báo cáo chiến thắng giặc Pháp tại An toàn khu.
Đại tướng Lê Trọng Tấn - Những ngày đầu cách mạng
Giữa năm 1942, tôi đến một cơ sở cách mạng ở làng Lương Yên. Đang nói chuyện thì một quân nhân trong bộ đồ nhà binh Pháp ở phía cổng đi vào. Tôi lánh sang buồng bên cạnh nói chuyện với các em đang học. Khi người ấy về, chủ...

Tin mới

Nhiều ý kiến tâm huyết của các nhà khoa học gửi tới kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV
Tại hội thảo “Một số ý kiến của trí thức khoa học công nghệ gửi tới Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV” diễn ra sáng 9/4, các chuyên gia, nhà khoa học đã đóng góp nhiều ý kiến vào các nội dung quan trọng về kinh tế-xã hội, tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW...
Phú Yên: Tăng cường tuyên truyền Cuộc thi, Hội thi về cơ sở
Liên hiệp Hội tỉnh vừa phối hợp với UBND TX Đông Hòa, UBND các huyện Tây Hòa, Sông Hinh tổ chức tuyên truyền, phổ biến thông tin về cuộc thi Sáng tạo TTN - NĐ Phú Yên lần thứ 10 (2024-2025) và hội thi STKT tỉnh Phú Yên lần thứ 11 (2024-2025) đến đội ngũ lãnh đạo, giáo viên các trường TH, THCS, THPT tại các địa phương trong tỉnh nhằm góp phần lan tỏa cuộc thi, hội thi STKT trên địa bàn tỉnh.
Chủ tịch VUSTA gửi thư thăm hỏi Liên đoàn Kỹ sư Myanmar và Viện Kỹ sư Thái Lan sau thảm họa động đất
Ngày 2/4/2025, trước những thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản do trận động đất xảy ra tại Myanmar và Thái Lan vào ngày 28/3/2025, TSKH. Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) đã gửi thư thăm hỏi tới Chủ tịch Liên đoàn các Tổ chức Kỹ sư Myanmar và Chủ tịch Viện Kỹ sư Thái Lan.
Sơn La: Tìm giải pháp quản lý, bảo vệ và sử dụng nguồn nước
Ngày 2/4, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp cùng Sở Nông nghiệp và Môi trường tổ chức hội thảo "Thực trạng và giải pháp quản lý, bảo vệ và sử dụng nguồn nước". Sự kiện thu hút sự tham gia của hơn 40 đại biểu đến từ các sở, ban, ngành, doanh nghiệp, trường đại học, cao đẳng và cơ quan truyền thông địa phương.
Đắk Lắk: Triển khai Cuộc thi Sáng tạo lần thứ 13 năm 2025
Ngày 02/ 4, Ban tổ chức Cuộc thi sáng tạo dành cho thanh thiếu niên nhi đồng tỉnh lần thứ 13 - năm 2025 (Cuộc thi) đã tổ chức họp triển khai thực hiện. Cuộc thi do Liên hiệp hội tỉnh chủ trì; phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Khoa học và Công nghệ, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh tổ chức.