Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 25/02/2005 21:47 (GMT+7)

Liên Hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam tăng cường liên minh công - nông - trí, thực hiện từng bước vận dụng kinh tế ở nước ta

Nếu coi liên minh Công-Nông -Trí là một tư tưởng chiến lược chứ không phải là một khẩu hiệu sách lược thì vấn đề trí thức phải được quan niệm lại một cách nghiêm túc trên cơ sở đổi mới tư duy lýluận. Vấn đề rất cơ bản ở đây là, để xác lập vị trí và vai trò của trí thức trong liên minh chiến lược này, phải giải quyết thoả đáng mối quan hệ giữa địa vị xã hội của người trí thức với tri thức(sự hiểu biết) của xã hội. Nông dân sản xuất ta những sản phẩm nông nghiệp, công nhân làm ra những hàng hoá công nghiệp, còn trí thức sáng tạo ra những tri thức, làm phong phú thêm tài nguyên trí tuệđể từ đó góp phần làm cho sản phẩm công nghiệp và nông nghiệp này càng có hàm lượng tri thức cao hơn. Vì thế, liên minh Công-Nông-Trí ở đây là sự liên minh các lực lượng lao động toàn xã hội trên cơsở xây dựng các chính sách phát huy mọi tiềm năng lao động sáng tạo của từng cá nhân, từng tổ chức, từng tập thể lao động theo nguyên tắc dân chủ, bình đẳng và công bằng.

Ở đây, có một số quan niệm cần phải bàn đến:

- Trước hết, trong khái niệm liên minh Công-Nông-Trí, không nên giữ cái quan niệm siêu hình về nông dân và về công nhân như những người lao động chân tay thuần tuý, những người đứng ngoài lao độngtrí tuệ có tính sáng tạo, do đó hiểu đây là liên minh giữa lao động chân tay với lao động trí óc. Từ lâu, qua nghiên cứu xã hội học nhận thức của Marx, Gramsci đã rút ra kết luận rằng, giai cấp xãhội đều cần đến những người trí thức của họ. V.I.Lénine cũng cho rằng, giai cấp công nhân cần có Prudon và Valian của mình, cần có Bebel và Weitling của mình. Như vậy, những tác giả kinh điển này đãkhẳng định rằng, trong nông dân và công nhân cũng có trí thức. Đó là điều kiện tiên quyết để có hệ tư tưởng của giai cấp.

Cũng cần nói thêm rằng, sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại sẽ tạo ta những lớp công nhân có học vấn cao-những công nhân tri thức, tức là những công nhân "cổ trắng". Trongrất nhiều xí nghiệp hiện đại, những công nhân làm việc bằng lao động cơ bắp sẽ hết dần. Xu hướng đó dẫn đến sự thu hẹp ranh giới giữa công nhân với trí thức.

Con đường công nghiệp hoá và hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn cũng sẽ đi đến việc xuất hiện những công nhân nông nghiệp, và tiếp đến là những lao động tri thức trong nông nghiệp. Đô thị hoá nôngthôn, hiện đại hoá nông nghiệp là quá trình xoá dần mẫu hình nông dân chân lấm tay bùn, chỉ còn những lao động có trình độ chuyên môn sâu trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Tư tưởng "Công nông tríthức hoá, trí thức công nông hoá"của Cố Chủ tịch Hồ Chí Minh đang từng bước trở thành hiện thực.

Có lẽ, liên minh Công-Nông-Trí sẽ theo hướng xoá dần sự liên kết các lực lượng lao động chân tay và trí óc để trở thành một liên minh các lực lượng lao động tri thức trên các lĩnh vực sản xuất.

- Tiên đoán trước đây của K.Marx đang trở thành hiện thực: Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Hiện nay, ở Trung Quốc người ta coi khoa học là lực lượng sản xuất số một. Điều này cónghĩa là, khoa học trực tiếp làm ra sản phẩm. Trong điều kiện có những công nghệ hiện đại, nhiều nơi phòng thí nghiệm và cơ sở sản xuất là một-lôgic của vấn đề là ở chỗ, vậy những nhà khoa học (nhữngtrí thức) trên các lĩnh vực sản xuất ấy là những người lao động trực tiếp, hơn nữa, là những lao động có vị trí rất quan trọng. Nói rằng, họ là một lực lượng lao động rất "cơ bản" cũng rất đúng.Trong trường hợp ấy, có lẽ chẳng ai còn so sánh, trong liên minh Công-Nông-Trí, công nhân vẫn "cơ bản" hơn so với trí thức.

Cá nhân tôi nghĩ, khi xây dựng chính sách cho sự củng cố và phát triển liên minh Công-Nông-Trí mà cứ lướng vướng đây là giai cấp, kia là tầng lớp thì không thể nào tạo ra được sự cố kết cộng đồng laođộng. Phải chăng, liên minh Công-Nông-Trí dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, phấn đấu cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh, là liên minh của mọi lực lượng lao độngxã hội chủ nghĩa.

Đến đây, có một vấn đề cần có sự nhất trí với nhau:

Trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản, Kausky và Lénine đều cho rằng, trí thức có hoàn cảnh xã hội có thể so sánh được với hoàn cảnh của giai cấp vô sản, vì để kiếm sống, trí thức phải bán sứclao động, và do đó, thường là đối tượng của một hình thức bóc lột tư bản. Song, họ lại khác với giai cấp vô sản vì họ thường làm các chức năng lãnh đạo, và do thu nhập cao, lối sống của trí thứcgiống với lối sống của giai cấp tư sản.

Tôi không có nhận xét, bình luận gì về ý kiến trên. Khi nghiên cứu trí thức Việt Nam trong hoàn cảnh cụ thể của nước ta, tôi thấy rằng, nếu đúng với nghĩa là trí thức thuần tuý thì đi theo Đảng Cộngsản Việt Nam làm cách mạng XHCN và tiến hành mấy cuộc kháng chiến chống xâm lược, bảo vệ độc lập dân tộc và thống nhất Tổ quốc, trí thức của chúng ta không thể có lối sống của giai cấp tư sản. Nhàgiáo, nhà văn nghệ sĩ, thầy thuốc, kỹ sư và cả giáo sư, tiến sĩ… cũng chỉ có một đồng lương đủ sống, không phải là số tiền ngang với sự thu nhập của giới thượng lưu trong xã hội tư sản. Có một số tríthức được "hành chính hoá", "công thức hoá" thì họ lại là sản phẩm của một số bố trí, cất nhắc, đề bạt và trong số này, nếu mắc phải tệ nạn tham nhũng, ăn chơi nhậu nhẹt thì đây là biểu hiện của sựsuy thoái các phẩm chất nhân cách chứ không phải là lối sống tư sản.

Vậy thì, khái niệm trí thức trong thời đại Lênin không trùng khít với khái niệm trí thức trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam khi đang tiến hành cách mạng XHCN và đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá,hiện đại hoá đất nước. Trong những giai đoạn phát triển xã hội khác nhau, trong những chế độ xã hội khác nhau, trí thức có vai trò và vị trí xã hội riêng, và do đó, không thể áp đặt quan niệm về tríthức ở xã hội này vào xã hội khác.

- Đi vào kinh tế tri thức, vấn đề hình thành đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn cao, có năng lực nội sinh về khoa học và công nghệ thể hiện ở năng lực làm chủ công nghệ cao, hiện đại hoá côngnghệ truyền thống, sáng tạo ra những công nghệ mới… là một yêu cầu bức thiết của xã hội. Việc trí thức hoá công, nông để có được những lao động tri thức phải được coi là một giải pháp hàng đầu trongviệc phát triển liên minh Công-Nông-Trí. Trí tuệ và tri thức trở thành yếu tố hàng đầu trong lợi thế so sánh của sự phát triển kinh tế- xã hội. Hiểu như vậy thì chính sách củng cố, phát triển liênminh Công-Nông-Trí phải bao hàm nội dung thúc đẩy sự gia tăng tiềm lực trí tuệ và tri thức của một tập hợp lực lượng lao động. Trong kinh tế tri thức, liên minh Công-Nông-Trí phải là một chỉnh thểchứ không thể là một tổng số đơn giản có 3 thành phần. Hình như, hiện nay, liên minh của chúng ta vẫn ở tình trạng rời rạc. GS.VS. Đặng Hữu cho rằng, trong kinh tế tri thức, cơ cấu xã hội cơ bản làcông nhân tri thức, và tôi hiểu rằng, như vậy, tình hình của lao động xã hội sẽ không còn sự tách rời nông dân, công nhân và trí thức như trong kinh tế công nghiệp hay kinh tế nông nghiệp.

- Gần đây, khi nghiên cứu xu thế phát triển kinh tế, một số tác giả cho rằng, sự xuất hiện những trí thức-doanh nhân như Bill Gates,… là dấu hiệu hình thành nền kinh tế tri thức trên thế giới. Đếnđây, khái niệm trí thức đã vận động tới một trình độ mới. Trước đây, ở cái thời xa xưa, một số người hành hương và những người kể chuyện được coi là trí thức. Đến một lúc nào đó, những nhà giảng đạođóng vai trò trí thức. Sau đó đến lượt thày thuốc, văn nghệ sĩ và rồi những nhà khoa học và kỹ thuật. Trong kinh tế công nghiệp, giới doanh nghiệp không được xếp vào đội ngũ này. Còn ngày nay, nhiềuchủ doanh nghiệp có thể là người đi đầu trong ứng dụng công nghệ mới hoặc đứng ra chỉ đạo việc nghiên cứu những công nghệ mới. Trong trường hợp ấy, một bộ phận của Liên hiệp hội những trí thức cóthêm cả những nhà kinh doanh.

Với những hiểu biết hạn hẹp và có thể chưa chính xác của mình trên đây, chúng tôi cho rằng, trên bước đường tiến dần đến đến kinh tế tri thức, Liên hiệp Hội nên góp phần vào việc tăng cường liên minhCông-Nông-Trí bằng những việc sau đây.

1.Tổ chức các lực lượng trí thức hướng dẫn cho nhân dân ứng dụng những kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất và kinh doanh, chuyển giao những công nghệ cần thiết cho nhân dân. Phát triển sản xuất,nâng cao thu nhập của lao động công nghiệp và nông nghiệp, cải thiện đời sống công, nông và xoá đói giảm nghèo cho một bộ phận nông dân và công nhân là một việc làm rất cơ bản của trí thức trong lúcnày;
2. Lao động nông nghiệp và lao động công nghiệp muốn trở thành lao động tri thức phải cần đến sự hỗ trợ của trí thức thuộc các lĩnh vực hoạt động kinh tế. Đào tạo liên tục là yêu cầu đối với công,nông để họ luôn thích ứng với quá trình đổi mới công nghệ. Lực lượng lao động trí tuệ phải tạo ra những kênh thông tin, những kênh chuyển tải tri thức và kỹ năng lao động cho công, nông.
Đổi mới hệ thống đào tạo và xã hội hoá các hình thức đào tạo là một yêu cầu đặt ra và rất cấp thiết đối với việc nâng cao chất lượng nhân lực công, nông. Đây là công việc không của riêng trí thức-nhàgiáo, mà là của trí thức nói chung, không phân biệt ngành nghề cụ thể.
3. Bốn lĩnh vực công nghệ trọng điểm (công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ chế tạo máy và tự động hoá) đòi hỏi cao những nỗ lực tinh thần và nhân cách của tríthức. Thực hiện tốt vai trò của lực lượng chủ đạo trong phát triển các công nghệ này, trí thức Việt Nam sẽ tạo ra những điều kiện hết sức quan trọng để hiện đại hoá công nhân, tạo ra sự chuyển dịchcơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, làm cho liên minh Công-Nông-Trí có bước phát triển mới.
4. Nhà văn hoá Ikeda (Nhật Bản) nói chí lý rằng, trí thức luôn mắc nợ xã hội vì xã hội ứng trước cho họ học vấn. Đây là thái độ cần thiết của trí thức với nhân dân, với xã hội. Với thái độ đó, chắcchắn trí thức lao động hết mình cho sự phát triển xã hội, và tất nhiên, qua đó trí thức sẽ xác định được vị trí xứng đáng của mình trong liên minh chiến lược với công, nông.

* Bài viết đã được in trong tập Các báo cáo khoa học tại hội thảo "Phát huy vai trò của liên minh công nông trí trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đấtnước” .

Xem Thêm

Gia Lai: Góp ý Dự thảo Báo cáo 03 năm thực hiện Nghị quyết 06-NQ/TU
Liên hiệp hội tỉnh Gia Lai vừa tổ chức buổi góp ý Dự thảo Báo cáo sơ kết 03 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU về“Phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững, tăng cường sinh kế và nâng cao độ che phủ rừng thích ứng với biến đổi khi hậu của tỉnh giai đoạn 2021-2030”.
Thanh Hoá: Phản biện đề án phát triển du lịch huyện Lang Chánh
Sáng ngày 30/8, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa (Liên hiệp hội) tổ chức Hội thảo khoa học phản biện “Đề án phát triển du lịch huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030” với sự tham dự của các thành viên Hội đồng khoa học phản biện, các chuyên gia của Liên hiệp hội; các cơ quan, đơn vị liên quan.
Đắk Lắk: Góp ý Dự thảo Thông tư sửa đổi của Bộ Tài chính
Ngày 19/8, Liên hiệp hội Đắk Lắk đã tổ chức họp Hội đồng tư vấn, phản biện, góp ý Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 11/2015/TT-BTC ngày 29/01/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế tài chính cho hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội.
Bắc Giang: Hồ sơ điều chỉnh Bảng giá đất giai đoạn 2022-2024
Ngày 12/8/2024, Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Bắc Giang tổ chức Hội thảo tư vấn, phản biện Hồ sơ Dự thảo sửa đổi, bổ sung Quyết định số 72/2021/QĐ-UBND ngày 21/12/2021 của UBND tỉnh ban hành Quy định Bảng giá đất giai đoạn 2022-2024 tỉnh Bắc Giang. TS. Ngô Chí Vinh, Chủ tịch Liên hiệp hội Bắc Giang chủ trì Hội thảo
Phú Thọ: Chuyển đổi số trong các cơ sở giáo dục chuyên nghiệp
Ngày 09/8/2024, Liên Hiệp Hội tỉnh Phú Thọ chủ trì, phối hợp với Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì tổ chức hội thảo tư vấn phản biện và giám định xã hội về: Chuyển đổi số trong các cơ sở giáo dục chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. ThS. Khổng Mạnh Tiến - Phó Chủ tịch Liên Hiệp Hội tỉnh Phú Thọ; TS. Trần Thị Hằng - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì đồng chủ trì hội thảo.
UB KHCN&MT của Quốc hội phối hợp VUSTA tổ chức Hội thảo Góp ý hoàn thiện dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)
Ngày 5/8 tại Hà Nội, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường (KHCN&MT) của Quốc hội phối hợp với Liên Hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) tổ chức Hội thảo Góp ý hoàn thiện dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi). Hội thảo đã nhận được nhiều ý kiến góp ý, đề xuất từ các chuyên gia.

Tin mới

Bộ Chính trị điều động, phân công đồng chí Đỗ Trọng Hưng giữ chức Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương
Chiều 5-9, tại Hà Nội, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị triển khai quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ. Đồng chí Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương chủ trì Hội nghị.
Liên hiệp Hội Việt Nam tham gia cuộc họp của Ban Thư ký của tổ chức phổ biến kiến thức khoa học thế giới
Vào ngày 26/8, Ban Trù bị của Tổ chức quốc tế về Phổ biến kiến thức khoa học (WOSL) đã tổ chức buổi họp trực tuyến với sự tham gia của đầy đủ các tổ chức thành viên. Buổi họp do Thạc sĩ Yin Hao, Tổng Thư ký Hội Khoa học và Kỹ thuật Trung Quốc chủ trì.
Thanh Hoá: Phản biện đề án phát triển du lịch huyện Lang Chánh
Sáng ngày 30/8, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa (Liên hiệp hội) tổ chức Hội thảo khoa học phản biện “Đề án phát triển du lịch huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030” với sự tham dự của các thành viên Hội đồng khoa học phản biện, các chuyên gia của Liên hiệp hội; các cơ quan, đơn vị liên quan.
An Giang: Liên hiệp hội bầu bổ sung nhân sự lãnh đạo
Sáng 27/8, Ban Thường vụ Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội nghị Ban chấp hành mở rộng lần thứ 5, khóa IV, nhiệm kỳ 2022-2027. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Hồng Châu, Phó Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Nguyễn Hồng Châu; đại diện Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; đại diện sở, ngành, hội có liên quan.