Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Hà Nội: Liên hiệp hội địa phương đầu tiên kỷ niệm lần thứ 20 ngày thành lập
Nhận thức sâu sắc vai trò của đội ngũ trí thức, Thành uỷ và UBND Hà Nội đã tạo điều kiện để Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Hà Nội (Liên hiệp hội Hà Nội-BBT) và là hội khoa học địa phương đầutiên trong cả nước được phép thành lập. Mục tiêu và nhiệm vụ của Liên hiệp hội Hà Nội là nâng cao dân trí; phổ biến và áp dụng kiến thức KHKT vào sản xuất và đời sống; tư vấn và phản biện các vấn đềkhoa học xã hội. Tôn chỉ, mục đích của Liên hiệp hội Hà Nội hợp với nguyện vọng của trí thức thủ đô, được Thành uỷ và UBND thành phố quan tâm chỉ đạo và tạo điều kiện phát triển. Chính vì vậy, hoạtđộng của Liên hiệp hội Hà Nội đã phát triển mạnh mẽ trong cộng đồng những cán bộ khoa học, đi vào các trường đại học, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, các đoàn thể nghề nghiệp trong địa bàn thành phố.Mặc dù ra đời trong thời kì bao cấp còn nhiều khó khăn, cơ sở vật chất thiếu thốn nhưng tổ chức hội vẫn phát triển mạnh mẽ. Từ 101 hội viên sáng lập, trải qua 20 năm xây dựng và phát triển, trong giađình lớn Liên hiệp hội Hà Nội đã có 36 hội thành viên, 6 tổ chức trực thuộc với khoảng 50 nghìn hội viên đang hoạt động trên hầu hết các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và khoa học xãhội. Liên hiệp hội Hà Nội trở thành cầu nối giữa đảng bộ, chính quyền thành phố với giới trí thức, trong số đó có nhiều chuyên gia đầu ngành của thành phố và cả nước, phần lớn đã được Đảng và Nhànước đào tạo, giáo dục và rèn luyện qua nhiều thời kì của sự nghiệp cách mạng nước ta. Các hình thức hoạt động của Liên hiệp hội Hà Nội ngày càng phong phú, hấp dẫn và sinh động hơn, đã tập hợp vàđộng viên nhiều trí thức tham gia, đưa công tác khoa học, công nghệ của Liên hiệp hội Hà Nội thành một phong trào rộng lớn trong thành phố và ngày càng được dư luận xã hội ủng hộ.Trong 20 năm qua (12/1982-12/2002), không sao kể hết những công việc do Liên hiệp hội Hà Nội và 35 hội thành viên đã làm từ ngày thành lập. Riêng trong 5 năm vừa qua, Liên hiệp hội Hà Nội đã tổ chức95 hội nghị và hội thảo, 137 buổi nói chuyện trên các đài phát thanh, truyền hình trung ương và Hà Nội, tổ chức 282 lớp tập huấn, giao lưu, đào tạo ngắn ngày, thực hiện 15 phim phổ biến khoa học, 8cuộc triển lãm, xuất bản 3.940 ấn phẩm, chủ trì hoặc tham gia hơn một nghìn đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước, cấp thành phố và cấp cơ sở, đồng thời đưa nhiều tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuấtvà đời sống, biên soạn 17 tập Bách khoa thư Hà Nội với sự tham gia của hơn 100 nhà khoa học,... tổ chức 314 hội nghị, hội thảo tư vấn, phản biện các đề tài dự án, góp ý cho các dự thảo văn bản trìnhđại hội Đảng các cấp, các dự luật của Quốc hội, chiến lược kinh tế-xã hội, khoa học-công nghệ, giáo dục-đào tạo, v.v. Trong năm 2002, với kinh phí hơn 1 tỷ đồng, Liên hiệp hội Hà Nội và các hội thànhviên đã tham gia với thành phố nhiều đề tài về tạo nền cơ khí đặc thù của thủ đô; hệ thống đường giao thông đô thị; vấn đề kiến trúc, chống xuống cấp nhà cao tầng, xây nhà cao tầng theo công nghệmới... Những đề tài nghiên cứu phục nông nghiệp và phát triển nông thôn đã chú ý đến tạo giống cây trồng, vật nuôi, giống lai có năng suất và phẩm chất tốt, nghiên cứu nông nghiệp sạch nông nghiệp đôthị sinh thái, vệ sinh môi trường nông thôn. Nhiều đề tài đã nghiên cứu ứng dụng kĩ thuật cao chữa trị các bệnh hiểm nghèo, bảo vệ sức khoẻ cộng đồng; nghiên cứu bảo vệ môi trường, xã hội hoá bảo vệmôi trường; nghiên cứu đào tạo con người toàn diện, biện pháp đào tạo lựa chọn nhân tài.
Trong nghiên cứu và đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, Liên hiệp hội Hà Nội đã chú ý đặc biệt đến xây dựng mô hình VAC, mô hình trang trại, mô hình xã hội hoá thu gom và xử lý rác thải tại các hộ giađình ở ngoại thành và nội thành. Liên hiệp hội Hà Nội và các hội thành viên còn tích cực đóng góp vào các hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội trong các dự án về khu công nghiệp, cơ khí,xây dựng cầu đường, công nghệ thông tin, chiến lược bảo vệ môi trường, quy hoạch phát triển đô thị.
Về tổ chức, Liên hiệp hội Hà Nội có sáng kiến tổ chức mô hình hoạt động KHKT cấp phường, mở ra triển vọng khai thác phát huy chất xám trong cộng đồng, góp phần tham mưu cho chính quyền địa phươngtrong nhiều lĩnh vực hoạt động. Mô hình này có ý nghĩa thực tiễn trong việc khai thác tiềm lực to lớn về trí tuệ của thủ đô, vì mỗi phường có hàng nghìn cán bộ đại học và cao đẳng, đương chức hoặc vềhưu với nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống.
Có thể nói, trong các thành tựu kinh tế - xã hội của Thủ đô đang trên đà khởi sắc toàn diện những năm vừa qua, có sự đóng góp của giới trí thức khoa học và công nghệ Thủ đô, thành viên của Liên hiệphội Hà Nội. Trong mọi công việc quan trọng của đất nước và Thủ đô, đều có sự tham gia, đóng góp ý kiến của đông đảo cán bộ KHCN trên địa bàn Hà Nội. Bài học quý báu của Liên hiệp hội Hà Nội là: tậphợp đoàn kết tất cả trí thức trên địa bàn Thủ đô, luôn gắn bó với đảng bộ và chính quyền thành phố với niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, không dao động ngả nghiêng; hướng mọi hoạt động của hội vàoviệc thực hiện các nhiệm vụ chức năng của hội, vào các chương trình kinh tế - xã hội của thành phố; thường xuyên đổi mới và phối hợp các hoạt động của Liên hiệp hội Hà Nội với các hội thành viên, vớicác tổ chức thành viên của MTTQ.
Với những thắng lới quan trọng mà nhân dân cả nước cũng như ở thủ đô đã đạt được trên cơ sở giữ vững tình hình chính trị, xã hội ổn định dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước đã bước vào thời kì pháttriển mới. Liên hiệp hội Hà Nội và các hội thành viên có trách nhiệm phấn đấu cho những mục tiêu chung của cả nước, của thủ đô bằng những hoạt động thiết thực, phát huy mạnh mẽ tiềm lực trí tuệ tolớn của trí thức vào thực hiện thành công chiến lược phát triển của Thành uỷ và UBND thành phố, để Hà Nội thực sự là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật của cả nước.
-----
* Chủ tịch Liên hiệp hội Hà Nội