Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 22/07/2005 14:07 (GMT+7)

“Lạc quan để tồn tại, nghị lực để vươn lên”

Đây là giải thưởng dành cho các nhà nghiên cứu trẻ và đề tài “Đánh giá nguy cơ gãy xương cho người cao niên trong quãng đời còn lại” của anh đã được trao giải nhất.

Công trình của anh được chọn lọc từ 1.500 đề tài được chọn báo cáo tại Hội thảo, nhưng có một điều ít ai biết rằng nhà khoa học trẻ ấy đã phải trải qua bao sóng gió cuộc đời để đến được đây, trên vị trí tôn vinh những người hết lòng vì khoa học.

Bảy tháng tuổi, di chứng của căn bệnh sởi quái ác khiến một mắt anh bị hỏng. Với thị lực khiếm khuyết đeo đẳng bên mình, anh đến trường với bao khó khăn vất vả; ngồi ngay bàn đầu mà cứ phải chạy lên chạy xuống nhìn bảng chép bài,  lắm lúc anh muốn buông xuôi, phó mặc cho số phận… Nhưng như cây non gặp hạn vẫn cứ vươn về phía mặt trời, khát khao được sống, được làm việc cứ trỗi dậy trong tâm hồn người con vùng cao nguyên Pleiku. Và anh lại đứng lên, bước tiếp.

Cổng trường Đại học Y đã mở ra với anh nhưng rồi “mắt kém làm sao đủ tiêu chuẩn học ngành y? Thôi hãy về tìm nghề khác mà học”! Không thể đầu hàng dễ dàng như thế. Và ý chí, nghị lực cộng với cả… nước mắt của anh đã làm những người thầy nghiêm khắc nhất cũng phải mềm lòng. Anh lại được đón nhận. Cuộc sống lại mở ra với những tia nắng hồng!

Thế nhưng ông trời hình như rất thích thử lòng người. Năm thứ 4 trường Y, thị lực của anh gần như mất hẳn. Bỏ học ngang chừng, ra Hà Nội tìm cơ hội sáng mắt. Mổ rồi nhưng thị lực vẫn còn yếu lắm, mọi vật cứ mù mờ, cứ nhạt nhòa như tương lai của anh vậy. Buồn chán, nản lòng anh nhờ người chở đến trường khiếm thị Hà Nội. Những bóng người mờ ảo cắm cúi làm việc, cắm cúi học.

“Ồ, thì ra mình vẫn còn may mắn, hạnh phúc lắm. Các em bé ấy không nhìn thấy gì nhưng vẫn làm việc thật giỏi, còn mình, mình đã được nhìn thấy cuộc đời trên 20 năm, mình lại được học tập, vậy tại sao mình lại bó tay, lại buông xuôi chứ?” - nhủ thầm với lòng mình như vậy để rồi sáng hôm sau năn nỉ bà mẹ nuôi chở anh đến trường.

Cứ như thế trong cả năm trời, với tình thương của cha mẹ nuôi người Hà Nội, với sự giúp đỡ của bè bạn, anh vẫn tiếp tục đến trường, nhờ bạn chép bài để tối về mở máy ghi âm nghe lại lời thầy giảng, kê thước tập viết chữ thật thẳng. “Trời thật có mắt”, sau đó thị lực dần phục hồi, và rồi anh giành luôn vị trí thủ khoa tốt nghiệp trường Y Hà Nội năm 1992.

“Có lẽ nhờ trời nuôi nên dần dần mắt tôi lấy lại được thị lực, tuy chỉ còn khoảng 70% nhưng như thế là may mắn lắm rồi. Dù không biết kéo dài được bao lâu thì mù hẳn nhưng tôi nghĩ còn làm được điều gì thì cố gắng làm. Tôi nghĩ phải vui với cái mình hiện có, vì thế tôi vẫn làm việc, khám chữa bệnh, vẫn đọc, viết, nghiên cứu với suy nghĩ hãy làm khi còn có thể chứ chẳng nên ngồi đó để vò đầu bứt tai.

Nếu sau 5 năm mà mắt không còn thấy đường thì mình cũng đã làm được một số việc, còn hơn là sau 5 năm nữa mình chẳng làm được gì. Sống thì phải hy vọng, chính vì thế tôi lạc quan để tôi tồn tại, và cần phải có nghị lực để vươn lên!”.

Nguồn: dantri.com.vn 4/7/2005

Xem Thêm

An Giang: Anh nông dân truyền cảm hứng giáo dục STEM
Anh Nguyễn Ngọc Đệ - một nông dân chỉ học hết lớp 6, hiện sinh sống tại xã Vĩnh Hanh, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang - đã xuất sắc đoạt giải Nhất tại Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh An Giang lần thứ XIV (2024-2025) với giải pháp mang tên “Mô hình Hạm đội Trường Sa phục vụ giáo dục STEM”.
GS. Nguyễn Hữu Tăng trọn đời vì khoa học, nặng lòng vì đất nước
Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học Nguyễn Hữu Tăng, nguyên Phó Trưởng ban Khoa giáo Trung ương, nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, một nhà vật lý lý thuyết hàng đầu, một nhà quản lý khoa học tâm huyết đã từ trần vào rạng sáng ngày 22/6/2025, hưởng thọ 89 tuổi. Sự ra đi của ông để lại niềm tiếc thương vô hạn cho giới khoa học và các thế hệ học trò, đồng nghiệp.
Huỳnh Thúc Kháng: Ngòi bút sắc hơn trăm vạn quân
Được biết đến là một chí sĩ yêu nước, một nhà cách mạng và một chính khách đức độ, di sản rực rỡ và truyền cảm hứng bậc nhất của cụ Huỳnh Thúc Kháng còn ở sự nghiệp báo chí nơi ngòi bút được mài sắc thành vũ khí đấu tranh cho quyền lợi của dân tộc. Tên Huỳnh Thúc Kháng cũng được đặt cho trường dạy viết báo đầu tiên ở nước ta.

Tin mới

Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh
Đại hội Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam (VUSTA) nhiệm kỳ 2025–2030 được tổ chức thành công vào sáng ngày 21/7. Tại Đại hội, đại diện Đoàn Thanh niên VUSTA đã có bài phát biểu chúc mừng đại hội. Bí thư Đoàn Thanh niên Lê Thị Thủy khẳng định: “Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh và luôn xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong công cuộc đổi mới đất nước”.
Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương
Hướng tới chào mừng Đại hội Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030, Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương và biểu trưng (logo) Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 – 2030 được chính thức khởi động từ ngày 18/7/2025.
Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, tập hợp, đoàn kết trí thức KH&CN phục vụ phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới
Kể từ khi Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) được thành lập ngày 26/03/1983, Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam đã trải qua 9 kỳ Đại hội, mỗi kỳ Đại hội đã thực sự trở thành những mốc son quan trọng, đánh dấu bước phát triển cả về tư duy chính trị lẫn phương thức hoạt động của toàn hệ thống.