Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 24/02/2006 00:03 (GMT+7)

Kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng và phòng bệnh cho nhím

Bình thường mỗi con nhím trưởng thành ăn khoảng 2kg thức ăn/con/ngày, nhưng khi nhím đẻ cần bổ sung thêm thức ăn, nhất là thức ăn tinh giàu đạm, khoáng, sinh tố... Nhím đang lớn trung bình tăng trọng 1kg/tháng. Nhím trưởng thành khi 8 - 10 tháng, đạt trọng lượng 8- 10kg thì bắt đầu sinh sản. Khi nhím được 7 - 8 tháng tuổi, ta thả nhím đực vào cùng nhím cái để ghép đôi giao phối. Chu kỳ động đực của nhím: 25 - 30 ngày, thời gian động dục của nhím cái: 1 - 2 ngày và cho nhím đực phối giống suốt cả ngày lẫn đêm. Thời gian mang thai: 90 - 95 ngày thì đẻ, có khi hơn, mỗi lứa đẻ: 1 - 3 con, ít khi đẻ 4 con, thường là 2 con, trọng lượng sơ sinh bình quân 100gr/con. Nhím thường đẻ vào ban đêm, nhím con mới đẻ ra kêu lít chít như chuột. Nhím mẹ không chỉ cho con mình đẻ ra bú mà còn có thể cho cả những con khác bú. Nhím mẹ sau khi đẻ 3 ngày là có thể động đực và phối giống cho chu kỳ sinh sản tiếp theo. Để đảm bảo an toàn cho nhím con thì sau khi phối giống nên tách nhím bố ra khỏi đàn con, đề phòng nhím bố cắn chết con.

Nhím con mới đẻ trong vòng 1 - 2 tháng đầu, lông còn mềm và rất hiền, ta có thể bắt lên xem để phân biệt đực cái, đánh dấu theo dõi về sau. Nhím con theo mẹ tăng trọng nhanh, bình quân 1kg/con/tháng, sau 1 tháng nhím con biết ăn, sau hơn 2 tháng có thể cai sữa, trọng lượng bình quân 3kg/con. Nhím con sau cai sữa, nếu chăm sóc nuôi dưỡng tốt có thể tăng trọng bình quân 1kg/con/tháng. Nếu trong đàn có nhím đực sắp trưởng thành (5 – 6 tháng) thì phải tách đàn nuôi riêng, nhím đực trưởng thành mà không tách đàn nuôi riêng, thì nhím bố sẽ tấn công cho đến chết mới thôi (đó là qui luật tự nhiên để bảo tồn nòi giống).

Nhím là động vật hoang dã, mới được thuần hóa, sức đề kháng rất mạnh nên ít dịch bệnh. Tuy nhiên, nhím vẫn bị một số bệnh thường gặp như bệnh đường ruột, bệnh ngoài da...

- Bệnh ký sinh trùng ngoài da do ve, mò cắn gây nên ghẻ lở, ta có thể dùng thuốc bôi hoặc nhím tự liếm cũng có thể khỏi. Để phòng bệnh ký sinh trùng ngoài da, ta nên vệ sinh sát trùng chuồng và xung quanh da, ta nên vệ sinh sát trùng chuồng và xung quanh chuồng sạch sẽ, 1 - 2 lần/tháng.

- Bệnh đường ruột do khẩu phần thức ăn ta cung cấp không đầy đủ thành phần và giá trị dinh dưỡng nên nhím có thể bị tiêu chảy, trong trường hợp đó, ta có thể dùng thuốc trị tiêu chảy hoặc bổ sung thêm thức ăn, nước uống đắng, chát như ổi xanh, cà rốt, rễ cau, rễ dừa... Để phòng bệnh tiêu chảy, khẩu phần thức ăn cho nhím phải phong phú và đa dạng, không nên cho nhím ăn các loại thức ăn hôi thối, ẩm mốc...

Nguồn tin: NNVN

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh
Đại hội Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam (VUSTA) nhiệm kỳ 2025–2030 được tổ chức thành công vào sáng ngày 21/7. Tại Đại hội, đại diện Đoàn Thanh niên VUSTA đã có bài phát biểu chúc mừng đại hội. Bí thư Đoàn Thanh niên Lê Thị Thủy khẳng định: “Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh và luôn xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong công cuộc đổi mới đất nước”.
Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương
Hướng tới chào mừng Đại hội Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030, Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương và biểu trưng (logo) Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 – 2030 được chính thức khởi động từ ngày 18/7/2025.
Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, tập hợp, đoàn kết trí thức KH&CN phục vụ phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới
Kể từ khi Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) được thành lập ngày 26/03/1983, Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam đã trải qua 9 kỳ Đại hội, mỗi kỳ Đại hội đã thực sự trở thành những mốc son quan trọng, đánh dấu bước phát triển cả về tư duy chính trị lẫn phương thức hoạt động của toàn hệ thống.