Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ bảy, 23/03/2013 01:25 (GMT+7)

Kỷ niệm 30 năm thành lập VUSTA: Vị Chủ tịch đầu tiên và những dấu ấn

Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE MicrosoftInternetExplorer4

/* Style Definitions */ table.MsoNormalTable

Nhắc đến cố Giáo sư Trần Đại Nghĩa - một người mà không chỉ thế hệ hôm nay, không chỉ lớp cán bộ chiến sĩ của hai cuộc kháng chiến cứu nước thần thánh, các nhà khoa học, công nhân quân giới, đồng bào trong nước mà cả bạn bè quốc tế đều kính trọng và coi như một huyền thoại.

Trong kí ức của GS.TSKH Đặng Vũ Minh, Chủ tịch đương thời của Liên hiệp hội Việt Nam, câu chuyện về cố Giáo sư Trần Đại Nghĩa như một minh chứng tuyệt vời cho việc trọng dụng tập hợp trí thức thời xưa.

Sinh ra và lớn lên tại tỉnh Vĩnh Long yêu dấu, miền quê đã sinh ra những vị lãnh đạo kiệt xuất và đáng kính của đất nước thời nay như cố Thủ tướng Phạm Hùng, nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt, con người và vùng đất anh hùng này đã nuôi nấng, dạy dỗ và đào tạo Phạm Quang Lễ thành nhà khoa học tiêu biểu cho các thế hệ trí thức Việt Nam.

Từ nhỏ, Phạm Quang Lễ đã học rất giỏi tất cả các môn và luôn tìm đọc lịch sử 4000 năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Ông tự hào về những chiến công hiển hách của dân tộc ta bao nhiêu thì cũng thấm thía lòng dũng cảm của dân ta có thừa, nhưng thiếu vũ khí để thắng giặc. Cũng từ đó hoài bão chế tạo vũ khí để đánh giặc nung nấu trong ông.

Năm 1935, Phạm Quang Lễ được học bổng sang Pháp học. Những ngày học ở Pháp, ông đã cố gắng nghiên cứu tài liệu về chế tạo vũ khí. Năm 1946 trong đoàn Việt kiều đến thăm Bác Hồ tại nơi nghỉ khi Bác sang thăm Pháp có đại biểu Phạm Quang Lễ. Khi được Bác hỏi: "Nguyện vọng của chú lúc này là gì?", ông đã trả lời: "Kính thưa Cụ. Nguyện vọng cao nhất của cháu là được trở về Tổ quốc cống hiến hết năng lực và tinh thần".

Và cũng từ đó, từ bỏ chức vụ kỹ sư trưởng ở một hãng nghiên cứu - chế tạo máy bay với đồng lương tương đương 22 lạng vàng một tháng, Phạm Quang Lễ quyết định theo Bác Hồ về nước. Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE MicrosoftInternetExplorer4 st1\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\:* /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable

Cái tên Trần Đại Nghĩa cũng là do Bác Hồ đặt cho ông và trực tiếp giao cho làm Cục trưởng Cục Quân giới (nay là Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng Việt Nam) kiêm Giám đốc Nha nghiên cứu Quân giới (nay là Viện Khoa học và Công nghệ Quân sự), Bộ Tổng tư lệnh Quân đội năm đó.

Với sự tin cậy của Bác Hồ, GS Trần Đại Nghĩa đã nghiên cứu và chỉ đạo kỹ thuật chế tạo vũ khí (Bazooka, súng SKZ, đạn bay). Thành công này góp phần vào chiến thắng hai đế quốc là Pháp và Mỹ. Đất nước đã được độc lập, dân ta đã được tự do. Giáo sư Viện sĩ Trần Đại Nghĩa là một trong những người có công lớn và được phong Anh hùng Lao động ngay tại đại hội Anh hùng, chiến sĩ thi đua toàn quốc đầu tiên năm 1952.

Ngày 29/7/1983, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ra Quyết định 121/HĐBT về việc cho phép Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam chính thức thành lập và hoạt động. Quyết định này có thể được xem là “Giấy khai sinh” của Liên hiệp hội Việt Nam. Cũng từ thời điểm này, GS Trần Đại Nghĩa được bầu giữ trọng trách tập hợp đội ngũ trí thức.

Nếu như ngày đất nước thống nhất 30/4/1975, Trần Đại Nghĩa có ghi vào cuốn sổ tay của mình một câu: “Đã hoàn thành nhiệm vụ!”, thì những ngày ‘vào vai’ Chủ tịch ông cũng đưa ra nhiều ý kiến quý báu cho hoạt động Hội và là người mẫu mực trong việc tập hợp, đoàn kết đội ngũ trí thức, xây dựng đất nước.

Trên cương vị của mình, GS Trần Đại Nghĩa cũng để lại dấu ấn sâu đậm trong những người cùng làm việc khi đó.

Cố GS.TS Hà Học Trạc, Uỷ viên Đoàn Chủ tịch Liên hiệp hội Nguyên Chủ tịch Hội đồng Trung ương Liên hiệp hội Việt Nam nhiệm kỳ II và III từng viết “Tháng 3/1983, Đại hội thành lập Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam đã bầu giáo sư Trần Đại Nghĩa làm Chủ tịch nhiệm kì 1983-1988.

Trong thời gian này, với tư cách là Trưởng ban phổ biến kiến thức, tôi có dịp làm việc thường kì với giáo sư. Buổi tiếp xúc, nói chuyện nào với giáo sư cũng đều để lại trong tôi những ấn tượng rất sâu đậm. Vì bao giờ cũng được nghe từ giáo sư những thông tin mới, những ý kiến với tư duy phản biện sắc sảo, độc đáo, không chỉ về hoạt động hội mà trong nhiều lĩnh vực khoa học và quản lí. Giáo sư có tính nguyên tắc cao trong thực hiện nghị quyết và rất dân chủ trong điều hành công việc”.

Trí nhớ của giáo sư, nhất là về các con số, thật tuyệt vời. Giáo sư không thích nói dài dòng mà thường dùng các con số để so sánh, để minh chứng cho quan điểm của mình nên dễ thuyết phục người khác. Chiếc thước lôgarit (thời kì này, máy tính cá nhân chưa phổ biến) và những dãy số là nét đặc thù, một biểu tượng riêng của nhà khoa học Trần Đại Nghĩa.

Là giáo sư, viện sĩ, một trí thức uyên bác, nhưng nổi trội ở giáo sư Trần Đại Nghĩa là một kĩ sư, một nhà kĩ thuật có tài năng, có tầm nhìn chiến lược trong sự phát triển kinh tế, khoa học-kỹ thuật của đất nước. Giáo sư rất coi trọng và thường xuyên nhắc đến việc phải bồi dưỡng, đào tạo một đội ngũ kĩ sư thực hành và công nhân kĩ thuật giỏi cho đất nước. Cho đến nay, tư duy chiến lược đi trước thời đại hàng chục năm của giáo sư vẫn chưa được thực hiện một cách rộng rãi.

Những ngày cuối đời, dù không còn giữ cương vị Chủ tịch, song thể theo nguyện vọng của đông đảo các nhà khoa học và kỹ thuật trong cả nước, Đại hội đã suy tôn giáo sư Trần Đại Nghĩa làm Chủ tịch danh dự của Hội đồng Trung ương Liên hiệp hội.

Đến giai đoạn 1988-1991 mắt ông không còn sáng như trước, giới trí thức Việt Nam vẫn thấy một hình ảnh quen thuộc GS Trần Đại Nghĩa hàng ngày đến cơ quan Liên hiệp hội gặp gỡ, trao đổi công việc và thăm anh chị em ở cơ quan.

Cả cuộc đời của Giáo sư Viện sỹ Trần Đại Nghĩa, Đảng và Nhà nước ta đã giao cho ông nhiều việc lớn, việc nào ông cũng luôn hoàn thành xuất sắc. Ông là một nhà khoa học lớn rất yêu nước, luôn đặt lợi ích của Tổ quốc lên trên hết và thiết tha với sự nghiệp khoa học. Cả cuộc đời, ông đã luôn chăm lo, bồi dưỡng và đặt nhiều kỳ vọng vào lớp trí thức trẻ góp sức làm vinh quang cho Tổ quốc. Với “ngôi nhà chung” của đội ngũ trí thức, GS Trần Đại Nghĩa đã hoàn thành nhiệm vụ tập hợp và đoàn kết đội ngũ trí thức cả nước, điều hòa và phối hợp hoạt động của các hội thành viên.

Thành công cùng với những đóng góp của tổ chức này vào sự nghiệp xây dựng, đổi mới của Đảng, Nhà nước, giới trí thức vẫn không quên nhắc tên ông.

Xem Thêm

Kỷ niệm 5 năm thành lập báo điện tử Tầm nhìn
Tại Lễ kỷ niệm thay mặt Đoàn Chủ tịch Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, ông Phan Tùng Mậu đã chúc mừng tập thể cán bộ, phóng viên báo điện tử Tầm Nhìn nhân dịp 5 năm thành lập, ghi nhận những thành quả mà...
Chiến thắng vĩ đại mùa Xuân 1975
Chiến dịch lịch sử  Lúc này, tập đoàn phòng ngự lớn của địch ở Sài Gòn - Gia Định tuy số lượng còn đông nhưng đã bị chia cắt, cô lập cao độ và sức chiến đấu đã giảm sút hẳn. 
Vẻ đẹp đặc hiệu của nhà trí thức
Vàng là đẹp, là quý giá. Nhưng không phải vàng nào cũng giá trị như nhau? Có vàng thật, có vàng giả, có cả mạ vàng như thật. Học thức và bằng cấp cũng vậy. Có học thật, có học giả, có bằng thật, có bằng giả như thật. Đại...
Mùa Xuân là Tết trồng cây
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đã đề xướng, tổ chức, xây dựng Tết trồng cây trở thành một phong trào quần chúng rộng rãi, sôi nổi và bền vững. Tháng 11-1959, nhân đợt thi đua lấy thành tích mừng Đảng ta 30 tuổi, Chủ tịch Hồ Chí Minh...
Bác Hồ vui Tết đón Xuân trong lòng Tổ quốc
Tết Mậu Tý (1948) Tết mừng chiến thắng Thu Đông năm Đinh Hợi phá tan cuộc tấn công của giặc Pháp lên Việt Bắc và phấn khởi mừng thọ Bác Hồ 58 tuổi: Chính phủ họp nghe Bộ Quốc phòng báo cáo chiến thắng giặc Pháp tại An toàn khu.
Đại tướng Lê Trọng Tấn - Những ngày đầu cách mạng
Giữa năm 1942, tôi đến một cơ sở cách mạng ở làng Lương Yên. Đang nói chuyện thì một quân nhân trong bộ đồ nhà binh Pháp ở phía cổng đi vào. Tôi lánh sang buồng bên cạnh nói chuyện với các em đang học. Khi người ấy về, chủ...

Tin mới

Nhiều ý kiến tâm huyết của các nhà khoa học gửi tới kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV
Tại hội thảo “Một số ý kiến của tri thức khoa học công nghệ gửi tới Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV” diễn ra sáng 9/4, các chuyên gia, nhà khoa học đã đóng góp nhiều ý kiến vào các nội dung quan trọng về kinh tế-xã hội, tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW...
Phú Yên: Tăng cường tuyên truyền Cuộc thi, Hội thi về cơ sở
Liên hiệp Hội tỉnh vừa phối hợp với UBND TX Đông Hòa, UBND các huyện Tây Hòa, Sông Hinh tổ chức tuyên truyền, phổ biến thông tin về cuộc thi Sáng tạo TTN - NĐ Phú Yên lần thứ 10 (2024-2025) và hội thi STKT tỉnh Phú Yên lần thứ 11 (2024-2025) đến đội ngũ lãnh đạo, giáo viên các trường TH, THCS, THPT tại các địa phương trong tỉnh nhằm góp phần lan tỏa cuộc thi, hội thi STKT trên địa bàn tỉnh.
Chủ tịch VUSTA gửi thư thăm hỏi Liên đoàn Kỹ sư Myanmar và Viện Kỹ sư Thái Lan sau thảm họa động đất
Ngày 2/4/2025, trước những thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản do trận động đất xảy ra tại Myanmar và Thái Lan vào ngày 28/3/2025, TSKH. Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) đã gửi thư thăm hỏi tới Chủ tịch Liên đoàn các Tổ chức Kỹ sư Myanmar và Chủ tịch Viện Kỹ sư Thái Lan.
Sơn La: Tìm giải pháp quản lý, bảo vệ và sử dụng nguồn nước
Ngày 2/4, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp cùng Sở Nông nghiệp và Môi trường tổ chức hội thảo "Thực trạng và giải pháp quản lý, bảo vệ và sử dụng nguồn nước". Sự kiện thu hút sự tham gia của hơn 40 đại biểu đến từ các sở, ban, ngành, doanh nghiệp, trường đại học, cao đẳng và cơ quan truyền thông địa phương.
Đắk Lắk: Triển khai Cuộc thi Sáng tạo lần thứ 13 năm 2025
Ngày 02/ 4, Ban tổ chức Cuộc thi sáng tạo dành cho thanh thiếu niên nhi đồng tỉnh lần thứ 13 - năm 2025 (Cuộc thi) đã tổ chức họp triển khai thực hiện. Cuộc thi do Liên hiệp hội tỉnh chủ trì; phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Khoa học và Công nghệ, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh tổ chức.