Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 12/08/2005 14:37 (GMT+7)

Kinh nghiệm ghép thay tán cho vườn cây ăn quả

Ghép thay tán, cải tạo vườn cây giống cũ có ưu điểm như: tận dụng được bộ rễ khỏe mạnh của gốc giống cũ nhiều tuổi, nhanh cho thu hoạch (chỉ 2 năm sau khi ghép, tuỳ gốc ghép nhiều tuổi hay ít tuổi, cây đã sai quả bằng cây trồng mới 3 đến 5 năm tuổi), chất lượng quả vẫn tương đương với cây trồng mới cùng giống.

Sau đây chúng tôi trình bày các bước chuẩn bị ghép thân tán cho vườn cây ăn quả:


Cưa, đốn gốc ghép là giống cũ đã lạc hậu cần cải tạo

Đốivới gốc cây ăn quả ít năm (3 đến 5 năm): Những cây ăn quả (xoài, nhãn, na, ổi, chanh, cam, quýt, bưởi...) này đa số các cành có chiều cao hơn 3 m, ta nên ghép thay tán cao, chọn những cành nhỏ bánh tẻ đường kính cành khoảng 1 đến 3cm, độ tuổi từ 6 đến 10 năm, cao cách mặt đất 2 đến 3 năm (chú ý nên cắt các cành làm gốc ghép có cùng độ cao, thì sau này tán mới hình thành sẽ đều và thuận lợi cho việc đốn tỉa), cắt cách vị trí phân cành khoảng 15 đến 20cm.


Đối với gốc ghép nhiều năm (trên 5 năm)
: Đây là phương pháp ghép cải tạo phổ biến đối với những vườn cây ăn quả giống cũ cần phải thay, vườn cây ăn quả giống cũ lâu năm cằn cỗi năng suất thấp, cây phát triển quá cao, khó thu hái. Dùng cưa sắc cắt hết cành cấp 1, cành chạc 2, chạc 3 khoảng 30 đến 40cm (thông thường tiến hành ngay sau khi thu hoạch quả. Bón thúc phân nhiều, tưới đủ ẩm sau khi cưa cành để lộc phát triển nhanh. Mỗi cành cấp 1 nảy nhiều chồi, ta lẩy bớt chỉ để mỗi cành 4 đến 5 chồi khỏe tỏa đều các phía. Khi các chồi mọc cao 25 đến 35cm, đường kính 0,8 đến 1,2cm, các lá non đã thành thục (thành lá bánh tẻ có màu xanh nhạt) thì tiến hành ghép.


Cần phải chọn những ngày tạnh ráo để tiến hành ghép (phải đảm bảo ít nhất 24 giờ sau khi ghép không gặp mưa thì tỷ lệ cành ghép sống mới cao). Về phương pháp ghép thay tán cho vườn cây ăn quả tuỳ từng giống mà ta chọn phương pháp ghép khác nhau. Ví dụ: Đối với xoài, nhãn, vải... thì chủ yếu ghép bằng phương pháp ghép nêm đoạn cành, đây là phương pháp ghép cho tỷ lệ sống cao nhất, thường được áp dụng trong thực tiễn sản xuất. Đối với cây họ cam, chanh, ổi, hồng,... thì ghép theo phương pháp ghép mắt nhỏ có gỗ có tỷ lệ sống cao hơn. Sau đây chúng tôi trình bày kỹ thuật hai phương pháp ghép này:


Kỹ thuật ghép nêm đoạn cành như sau:
Chọn cành ghép của những giống xoài mới (đối tượng cần lấy giống), trên cây có 7 đến 10 năm tuổi có năng suất cao, chất lượng tốt và ổn định, cành ghép phải ở vị trí giữa tán, không bị sâu, bệnh hại. Cành ghép nên có đường kính bằng hoặc nhỏ hơn gốc ghép (tên gọi của cành cây của đối tượng cây cần cải tạo), cành ghép được cắt thành đoạn dài 10 đến 20cm có 3 đến 6 mầm ngủ.


Dùng dao sắc chuyên dùng cắt một lát cắt tạo vết cắt dài 2 đến 2,5cm trên cành ghép. Chẻ một vết trên gốc ghép có chiều rộng và sâu tương tự với kích thước của vết cắt trên cành ghép. Cài cành ghép vào gốc ghép sao cho phần tượng tầng của gốc ghép và cành ghép được tiếp xúc với nhau và dùng giấy nilon mỏng chuyên dùng (loại do Trung Quốc sản xuất) cuốn kín lại theo chiều từ dưới lên trên. Trong trường hợp cành ghép quá nhỏ hoặc lớn hơn gốc ghép thì ta đặt sao cho ít nhất một phía tượng tầng của gốc ghép và cành ghép được trùng khớp với nhau.


Trước hết cuốn nhiều vòng dây để cố định cành ghép và gốc ghép, sau đó trải rộng dây nilon và cuốn kín một lượt xung quanh cành ghép, đưa dây nilon trở lại để cố định tại gốc ghép. Sau khi ghép xong cần phun hoặc rắc các loại thuốc trừ kiến để tránh kiến cắn thủng giấy nilon ghép làm khô cành ghép. Sau ghép từ 15 đến 25 ngày, mầm ghép bắt đầu mọc xuyên qua dây cuốn, tiến hành các biện pháp chăm sóc cây con sau khi ghép. Khi cành ghép ổn định từ 1 đến 2 đợt lộc cần phải tiến hành cắt bỏ dây ghép để tránh thắt mắt ghép.


Kỹ thuật ghép mắt nhỏ có gỗ
: Trên gốc ghép (cành bánh tẻ của giống cây cần cải tạo) có đường kính 0,8 đến 1,2cm, chọn vị trí không có nhánh hoặc mầm ngủ, tiến hành mở gốc ghép có dạng hình lưỡi của gốc ghép. Trên cành ghép (cành của giống cây ăn quả cần lấy), chọn vị trí có mầm ngủ, cắt lấy mắt ghép dạng hình lưỡi có một phần gỗ tương tự như trên gốc ghép. Đặt mắt ghép vào gốc ghép và dùng dây nilon màu trắng quấn lại, lưu ý quấn dây kín từ dưới lên trên để nước mưa khỏi thấm vào và cố định dây ghép. Trường hợp mắt ghép nhỏ hơn vết mở trên gốc ghép thì đặt mắt ghép lệch về một bên để có ít nhất một phía tượng tầng được tiếp xúc với nhau. Sau ghép 15 đến 25 ngày, tuỳ chủng loại cây và mùa vụ ghép. Nếu mắt ghép sống (trông qua giấy nilon trắng quấn mắt ghép thấy có màu xanh) thì tiến hành cắt ngọn gốc ghép, áp dụng các biện pháp kỹ thuật chăm sóc cây con sau khi ghép.


Bằng kỹ thuật ghép nêm đoạn cành và ghép mắt nhỏ có gỗ này, chúng ta có thể dễ dàng thay tán cho vườn cây ăn quả cũ bằng các giống cây ăn quả mới như ý muốn, cho hiệu quả kinh tế cao.

                    Nguồn: KH&ĐS số 43 (1761), ngày 30/5/2005

Xem Thêm

Nghiên cứu, thử nghiệm và nhân rộng các mô hình kinh tế xanh
Chính phủ yêu cầu thực hiện hiệu quả Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021- 2030, tầm nhìn 2050. Đồng thời nghiên cứu, thử nghiệm và nhân rộng các mô hình kinh tế xanh, đô thị, nông thôn xanh; thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững...
Văn hóa đọc là giá trị nền tảng góp phần phát triển con người và xã hội trong kỷ nguyên mới
Trong thời đại của cách mạng công nghiệp 4.0 và toàn cầu hóa, để đất nước vươn mình sánh vai cùng các cường quốc năm châu, không thể thiếu ánh sáng của tri thức, mà trong đó sách đóng vai trò trung tâm. Sách và Văn hoá đọc chính là nền tảng để xây dựng một xã hội học tập, sáng tạo và phát triển bền vững.

Tin mới

Công đoàn VUSTA tổ chức hội nghị triển khai công tác, phổ biến những điểm mới Luật Công đoàn (sửa đổi)
Ngày 9/5, Công đoàn Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam (Công đoàn VUSTA) đã tổ chức Hội nghị sơ kết hoạt động nửa đầu nhiệm kỳ (2023 -2028), triển khai công tác công đoàn đồng thời phổ biến những điểm mới của Luật Công đoàn (sửa đổi) tới công đoàn viên.
Quảng Ngãi: Sắp phát hành sách về sự phát triển của ngành Thủy sản
Sáng ngày 9/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường và Hội Nghề cá tỉnh tổ chức Hội thảo khoa học tư vấn, phản biện và giám định xã hội: Bản thảo cuốn sách “Thủy sản Quảng Ngãi hình thành và phát triển”.
Đắk Lắk: Góp ý dự thảo Nghị định trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công, tài chính đất đai
Ngày 9/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh đã tổ chức hội nghị hội đồng Tư vấn phản biện và góp ý dự thảo Nghị định phân định quyền tại Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công, tài chính đất đai.
Thanh Hoá: Phản biện Đề án phát triển Viện Nông nghiệp tỉnh
Sáng ngày 06/05, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) tổ chức hội thảo phản biện “Đề án Phát triển Viện Nông nghiệp Thanh Hóa, giai đoạn 2026 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045” (Đề án) với sự tham dự của hội đồng phản biện, các chuyên gia của Liên hiệp hội và đại diện ban lãnh đạo, cán bộ nhân viên của Viện Nông nghiệp Thanh Hóa.
Sơn La: Góp ý kiến dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi)
Ngày 6/5, Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) đã tổ chức hội thảo tư vấn tham gia ý kiến dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Tham dự hội thảo có đại diện một số sở, ngành của tỉnh.
CT Phan Xuân Dũng: LHH Bình Định góp phần tích cực vào sự nghiệp đổi mới, hội nhập, phát triển bền vững của tỉnh nhà
Trải qua 30 năm hình thành và phát triển (06/5/1995 - 06/5/2025), Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Bình Định (LHH) đã khẳng định vai trò là tổ chức hội quần chúng do Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ, là nơi quy tụ trí tuệ, lan tỏa tri thức, lực lượng nòng cốt phát triển KH&CN, góp phần tích cực vào sự nghiệp đổi mới, hội nhập và phát triển bền vững của tỉnh nhà.