Kiểm điểm hoạt động của Hội đồng TW và Đoàn Chủ tịch Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (Nhiệm kỳ 1993 -1998)
Hội đồng Trung ương do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III bầu ra bao gồm 95 ủy viên. Trải qua 5 nǎm hoạt động, Hội đồng Trung ương đã có những thay đổi cả về số lượng và thành phần. Hiện nay, Hội đồng Trung ương có 130 ủy viên, đại diện cho 40 hội khoa học và kỹ thuật ngành ở Trung ương, 19 trong số 24 liên hiệp hội khoa học và kỹ thuật tỉnh, thành phố, cơ quan thường trực Liên hiệp hội Trung ương và một số nhà khoa học.
Nǎm nǎm qua, Hội đồng Trung ương đã họp 7 lần. Bên cạnh việc kiểm điểm, đánh giá tình hình và kết quả hoạt động của Liên hiệp hội và các hội thành viên, rút ra những kinh nghiệm thành công, bàn biện pháp khắc phục nhược điểm, các hội nghị Hội đồng Trung ương còn tập trung thảo luận những vấn đề cơ bản về vị trí, vai trò, chức nǎng và nhiệm vụ của Liên hiệp hội, mối quan hệ giữa Liên hiệp hội và các hội thành viên, việc tập hợp và đoàn kết đông đảo đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ ở trong và ngoài nước. Các hội nghị Hội đồng Trung ương cũng đã đề xuất với Đảng và Nhà nước nhiều kiến nghị quan trọng về các chủ trương, chính sách cũng như quy định pháp luật đối với công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, đối với vị trí, vai trò của khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, đối với việc phát hiện, bồi dưỡng nhân tài, sử dụng và đãi ngộ trí thức khoa học và công nghệ.
Trong những nǎm gần đây, các hội nghị của Hội đồng Trung ương được gắn liền với các hội thảo khoa học về những chủ đề cơ bản và thiết thực. Nhờ vậy, các ủy viên Hội đồng Trung ương, nhất là các ủy viên ở xa, có dịp tham dự các sinh hoạt học thuật do Liên hiệp hội tổ chức. Mặt khác, các hội nghị Hội đồng Trung ương có điều kiện tập trung sâu hơn vào những vấn đề tác nghiệp cụ thể, làm phong phú thêm các nội dung và phương thức hoạt động cho phù hợp với nền kinh tế thị trường, tǎng cường tính thiết thực và hiệu quả.
Suốt cả nhiệm kỳ 5 nǎm vừa qua, Đoàn Chủ tịch đã ổn định với 11 ủy viên. Cùng với Đảng đoàn, Đoàn Chủ tịch đã dành nhiều thời gian và công sức cho việc lãnh đạo mọi mặt hoạt động của Liên hiệp hội. đến nay, Đoàn Chủ tịch đã họp 18 lần, trong đó có 9 lần họp liên tịch với Đảng Đoàn. Ngoài các cuộc họp thường kỳ, mỗi khi xẩy ra tình hình đột xuất, Đoàn Chủ tịch đều đã kịp thời họp bàn, thảo luận để đề ra chủ trương và giải pháp thích hợp.
Trong thời gian gần 2 nǎm, thông qua các buổi làm việc với thường vụ Bộ Chính trị, Ban Tổ chức Trung ương, Ban Khoa giáo Trung ương, Ban Dân vận Trung ương, Ban Đối ngoại Trung ương, Vǎn phòng Chính phủ, Ban Tổ chức - Cán bộ của Chính phủ, Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam v.v... Đảng đoàn và Đoàn Chủ tịch với sự tham gia rất tích cực của Ban Khoa giáo Trung ương, đã trình bày với các cơ quan lãnh đạo của Đảng và Nhà nước những vấn đề cơ bản và bức xúc trong hoạt động của Liên hiệp hội và các hội thành viên, đặc biệt là trong việc chuẩn bị cho Bộ Chính trị ra Chỉ thị số 45 - CT/TW ngày 11-11-1998 về đẩy mạnh hoạt động của Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam. Với Chỉ thị đó, vai trò, vị trí, chức nǎng và nhiệm vụ của trí thức khoa học và công nghệ nói chung và các hội khoa học và kỹ thuật nói riêng trong hệ thống chính trị của đất nước đã được khẳng định rõ. Chỉ thị đó thể hiện niềm tin của Đảng đối với trí thức và chúng ta phải có những đóng góp thiết thực và có hiệu quả cho đất nước để xứng đáng với niềm tin đó. Với vǎn bản này, nhất là sau khi được Nhà nước thể chế hoá hệ thống các hội khoa học và kỹ thuật và giới trí thức nước nhà có nhiều điều kiện thuận lợi hơn để đẩy mạnh hoạt động và đóng góp cho sự phát triển của đất nước.
Đoàn Chủ tịch cũng đã phối hợp với một số bộ, ngành và tổ chức trong việc triển khai nhiều hoạt động có ý nghĩa, như với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Bộ Công nghiệp, Bộ Tài chính, Ủy ban Dân tộc và Miền núi, Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài, Ban chỉ đạo quốc gia về cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam.
Trong những điều kiện cho phép, Đoàn Chủ tịch đã duy trì được mối liên hệ chặt chẽ với nhiều hội thành viên. Đặc biệt, Đoàn Chủ tịch đã quan tâm đẩy mạnh việc vận động thành lập các liên hiệp hội tỉnh, thành phố, góp phần nâng số lượng các tổ chức này từ 8 lên 24.
Trọng tâm hàng đầu của Đoàn Chủ tịch là chỉ đạo thực hiện các chức nǎng, nhiệm vụ do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III Liên hiệp hội đề ra. Đối với các tạp chí chuyên ngành mới, Liên hiệp hội đã kịp thời giúp các hội thành viên làm các thủ tục xin phép xuất bản. Phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam, Đoàn Chủ tịch cũng đã tổ chức thành công hội thảo khoa học "Báo chí khoa học vì sự nghiệp đổi mới". Đoàn Chủ tịch cũng đã trợ giúp một số hội thành viên trong việc biên tập và xuất bản sách chuyên khảo.
Trong 3 nǎm gần đây, với sự quan tâm giúp đỡ của Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ và Bộ Tài chính, Đoàn Chủ tịch đã liên tục tổ chức được nhiều lớp bồi dưỡng về ngoại ngữ, tin học, nghiệp vụ kế toán, dự báo phương pháp tiếp cận dự án, thị trường chứng khoán... Các lớp bồi dưỡng này được cán bộ của cơ quan Liên hiệp hội và các hội thành viên nhiệt liệt hưởng ứng và đã có tác dụng rõ rệt nâng cao trình độ của học viên.
Dưới dự chỉ đạo của Đoàn Chủ tịch, với sự tham gia trực tiếp của Cơ quan thường trực Liên hiệp hội, nhiều hội thành viên và đơn vị trực thuộc đã thực hiện nhiều đề tài, dự án nghiên cứu khoa học, triển khai công nghệ, điều tra cơ bản, kể cả một số các dự án quốc tế, và bước đầu tạo một nề nếp cho các hoạt động này. Ngoài ra Đoàn Chủ tịch cùng với Hội đồng Bảo trợ và Ban Giám đốc Quỹ hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam đã phối hợp với một số bộ, ngành tổ chức thành công các giải sáng tạo công nghệ tiên tiến.
Thời gian qua, Đoàn Chủ tịch hướng trọng tâm hoạt động hợp tác quốc tế vào khu vực Đông Nam Á và châu Á - Thái Bình Dương. Liên tục trong 4 nǎm qua, Đoàn Chủ tịch cử được những đoàn đại biểu đông đảo đi các hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ sư các nước ASEAN. Đoàn Chủ tịch cũng đã tạo điều kiện và chỉ đạo triển khai có kết quả một số dự án hợp tác với các tổ chức quốc tế và nước ngoài.
Nhằm góp phần cùng các hội thành viên khắc phục khó khǎn, đặc biệt là về mặt tài chính, trong 5 nǎm qua, với nguồn kinh phí còn hạn hẹp của mình, Đoàn Chủ tịch đã dành hơn 620 triệu đồng để tài trợ cho hầu hết tất cả các hội thành viên trong việc tổ chức Đại hội và các hoạt động khoa học - công nghệ. Đoàn Chủ tịch cũng đã tham gia tổ chức mừng thọ các nhà khoa học tiêu biểu hoạt động trong các hội thành viên cũng như đã đến chia buồn và tiễn đưa các vị lão thành qua đời. Mặt khác, Đoàn Chủ tịch đã dành một phần kinh phí là quà tặng của một số tổ chức ở trong nước và ngoài nước, thông qua nhiều hội thành viên, đặc biệt là các Liên hiệp hội địa phương, để cấp 672 suất học bổng cho các sinh viên nghèo học giỏi với tổng giá trị hàng trǎm triệu đồng.
Một trong những mối quan tâm của Đoàn Chủ tịch trong nhiệm kỳ vừa qua là cải tạo trụ sở của cơ quan thương trực Liên hiệp hội. Thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ ghi tại Thông báo số 115/TB ngày 19-4-1993 của Vǎn phòng Chính phủ, Đoàn Chủ tịch đã dành nhiều thời gian để bàn các biện pháp giải toả các gia đình đang ở trong khu nhà 53 Nguyễn Du, sửa chữa và nâng cấp khu nhà này. Trải qua quá trình làm việc kiên trì và bền bỉ, khắc phục rất nhiều khó khǎn, trở ngại, đến nay đã hoàn thành được một phần quan trọng những nhiệm vụ đề ra: Lập phương án tổng thể và thực hiện giải toả được 4/6 gia đình; cơ bản hoàn thành việc cải tạo hai ngôi nhà phía trước; Đưa ra ngoài khuôn viên của cơ quan Liên hiệp hội hai trạm biến thế của các cơ quan khác đã chiếm một diện tích lớn từ nhiều nǎm nay; Xây dựng và đưa vào vận hành trạm biến thế mới của cơ quan Liên hiệp hội; Xây dựng một phần ngôi nhà bốn tầng phía sau.
Với chức nǎng giúp việc Đoàn Chủ tịch, các ủy viên Ban Thư ký đã cố gắng nắm bắt tình hình và kết quả hoạt động nhiều mặt của Liên hiệp hội và các hội thành viên, kịp thời cung cấp thông tin, đề xuất giải pháp, tổ chức và tạo điều kiện thực hiện các nghị quyết của Đoàn Chủ tịch.
Bên cạnh những việc đã làm được, trong hoạt động của các cơ quan của Liên hiệp hội cũng còn bộc lộ một số nhược điểm cần tiếp tục khắc phục. Trước hết có thể nhận thấy Đoàn Chủ tịch thiếu sự phân công, phân nhiệm theo lĩnh vực hoạt động và theo các hội thành viên, mặt khác lại chưa có những quy định cụ thể về chế độ làm việc giữa Đoàn Chủ tịch và lãnh đạo các hội thành viên. Vì vậy, Đoàn Chủ tịch chưa bao quát được hoạt động đa dạng, những thuận lợi, khó khǎn của tất cả các hội thành viên, nhất là các hội hoạt động yếu. Quy chế và quan hệ công tác giữa Đảng đoàn, Đoàn Chủ tịch và Đảng ủy cơ quan chậm được ban hành đã ảnh hưởng đến sự phối hợp giữa các tổ chức công tác. Phần lớn các ủy viên Đoàn Chủ tịch bận nhiều công tác khác, cho nên ít có điều kiện tham gia hoạt động của Liên hiệp hội. Đội ngũ cán bộ chuyên trách vừa thiếu và nói chung lại vừa yếu. Do biên chế hạn hẹp, việc nhận thêm những người mới có nǎng lực về Cơ quan Trung ương Liên hiệp hội rất khó khǎn. Đó chính là một trong những nguyên nhân hạn chế hiệu quả hoạt động của Cơ quan Trung ương Liên hiệp hội.