Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 11/04/2014 19:38 (GMT+7)

Kỉ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 * 7/5/2014): Tập trung toàn lực quyết tâm giành chiến thắng

   Khi Pháp nhảy dù xuống Điện Biên Phủ và xây dựng thành tập đoàn cứ điểm mạnh, Trung ương Đảng hạ quyết tâm: “Tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, tạo bước ngoặt mới trong chiến tranh”. Để chiến thắng, Bộ Chính trị, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng Quân uỷ và Bộ Tổng Tư lệnh tập trung cao độ lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức chỉ huy, triển khai mọi công tác chuẩn bị, trong đó công tác bảo đảm cung cấp được đặt lên hàng đầu, được xem là công tác quan trọng bậc nhất. Bộ Chính trị chỉ thị: Toàn Đảng, toàn dân tập trung toàn lực cho tiền tuyến. Đại tướng Võ Nguyên Giáp khẳng định: “Công tác cung cấp là một trong những yếu tố quyết định thắng lợi”.

Nhu cầu vật chất cho chiến dịch dự kiến bước đầu phải huy động 4.200 tấn gạo, 100 tấn rau, 100 tấn thịt, 80 tấn muối, 12 tấn đường; tất cả phải vận chuyển từ hậu phương quãng đường dài 500 km, phần lớn là đèo dốc hiểm trở, máy bay địch thường xuyên đánh phá; số dân công phải cần tới 14.500 người.

Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bộ Chính trị và Tổng Quân uỷ đề ra những giải pháp quyết đoán; khai thác khả năng cao nhất nguồn tại chỗ; động viên nhân dân Tây Bắc tiết kiệm để đóng góp; tích cực, liên tục bổ sung kịp thời từ các liên khu và từng đơn vị, phân đội tự bảo đảm. Ta tập trung đẩy mạnh làm đường, huy động tối đa các phương tiện vận chuyển như ngựa thồ, xe đạp thồ, thuyền mảng… sửa chữa lại các con đường thuộc tuyến chiến dịch để vận chuyển bằng ô-tô. Với nỗ lực phi thường, trong một tháng hoàn thành mở và sửa chữa đường Tuần Giáo – Điện Biên Phủ dài 82km cho xe kéo pháo vào cách Điện Biên Phủ 15km. Đồng thời, mở mới hoàn toàn đường kéo pháo từ cửa rừng Nà Nham qua đỉnh Pha Sông cao 1.150m, xuống Bản Tấu, đường Điện Biên Phủ – Lai Châu tới Bản Nghìu.

Khi Bộ Chính trị phê chuẩn phương châm tác chiến mới “đánh chắc, tiến chắc”, việc động viên sức mạnh của toàn dân tộc được đẩy mạnh lên hơn bao giờ hết; nhu cầu hậu cần tăng lên gấp nhiều lần, ta quyết tâm thực hiện với nỗ lực rất lớn. Hội đồng cung cấp được thành lập do Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng phụ trách; một công trường lớn hình thành trên suốt chặng đường 500km dẫn tới mặt trận. Hàng vạn cán bộ, chiến sĩ và TNXP lao động suốt ngày đêm, hoàn thành việc tu sửa đường sá, xây dựng trận địa và đường kéo pháo bảo đảm cho chiến dịch.

Mặt khác, tuyến bảo đảm cung cấp cho chiến dịch được tổ chức lại theo yêu cầu nhiệm vụ mới, được phân giữa tiền phương và hậu phương. Hội đồng cung cấp mặt trận phụ trách từ Việt Bắc tới Ba Khe, hướng Liên khu 3 tới Suối Rút. Cơ quan hậu cần tiền phương phụ trách từ Ba Khe, Suối Rút lên Điện Biên Phủ. Các kho dự trữ bố trí từ km 31 đến km 87 đường Tuần Giáo – Điện Biên Phủ. Việc sửa và bảo vệ đường ngoài lực lượng công binh còn có các đội TNXP. Trước quyết tâm của ta, địch không thể cắt đứt được con đường vận chuyển mà sau này chúng phải thừa nhận đó là sức mạnh phi thường của ta. Cuối tháng 2/1954, mặt trận tiếp tục nhận được từ hậu phương 2.200 quân bổ sung, 20 cán bộ cấp tiểu đoàn, trung đoàn, tăng cường cho cơ quan tiền phương để giải quyết vấn đề cung cấp. Ở hậu phương còn chuẩn bị thêm 3.000 TNXP. Tổng cộng trong Chiến dịch, ta đã huy động 26 vạn dân công, 20.911 xe đạp thồ, 11.800 bè mảng, 25.000 tấn lương thực. Trừ số tiêu hao dọc đường, số tới được mặt trận để cung cấp cho cho bộ đội là 14.950 tấn gạo, 266 tấn muối, 62 tấn đường, 577 tấn thịt, 565 tấn lương khô. Từ Thanh Hóa, Hòa Bình, Vĩnh Yên, Phúc Yên, Thái Nguyên, Phú Thọ cũng  huy động được hơn 7.000 xe cút kít, 1.800 xe trâu, 325 xe ngựa, hàng chục nghìn xe đạp thồ. Ngày 11/3/1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư động viên cán bộ, chiến sĩ toàn mặt trận; Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp cũng có thư động viên bộ đội. Đó là lời hiệu triệu có tác động rất lớn đến tâm tư tình cảm của cán bộ, chiến sĩ, đồng bào, đồng chí đang trực tiếp tham gia Chiến dịch và đối với nhân dân cả nước đang hướng về Điện Biên Phủ với sự nỗ lực cao nhất cho sự toàn thắng của Chiến dịch.

Xem Thêm

Yên Bái: Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà
Ngày 29/10, tại huyện Lục Yên, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lục Yên và Hội Khoa học Lịch sử tỉnh đã tổ chức hội thảo Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà phục vụ nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị và phát triển khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà.
Hướng tới một ngành chăn nuôi an toàn, hiệu quả và bền vững
Ngày 18/10 tại thành phố Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Chăn nuôi Việt Nam và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: Áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học và tuần hoàn nâng cao hiệu quả sản suất trong chăn nuôi trang trại nhỏ và hộ gia đình.

Tin mới

Phú Thọ: Đề xuất xây dựng dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
Sáng 26/11, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội thảo “Nghiên cứu, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025; đề xuất khâu đột phá và một số nhiệm vụ trọng tâm phục vụ xây dựng dự thảo Văn kiện ĐH Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025 - 2030” đối với đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà KH thuộc các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh.
Bộ TT&TT làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết việc thực hiện Quyết định số 362/QĐ-TTG
Chiều ngày 27/11, tại trụ sở LHHVN, Đoàn công tác của Bộ TT&TT đã có buổi làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết Quyết định số 362/QĐ-TTG ngày 03/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025. Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương và Phó Chủ tịch LHHVN Phạm Ngọc Linh chủ trì buổi làm việc.
Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.