Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 25/02/2005 22:16 (GMT+7)

Khoa học - Công nghệ Giáo dục - Đào tạo: Cần phải có những bước đi đột phá

Chúng ta thật sự phấn khởi khi được Đảng coi giáo dục- đào tạo và khoa học- công nghệ là quốc sách hàng đầu. Trong 5 năm qua chúng ta đã có những cố gắng đáng kể và đã đạt được những thành tựu quantrọng trong các lĩnh vực này. Tuy nhiên Hội nghi trung ương 6 (khoá IX) đã nhận định là "giáo dục, đào tạo nước ta còn đang đứng trước nhiều khó khăn và yếu kém, đó là: Chất lượng giáo dục còn thấp;nội dung, phương pháp dạy và học còn lạc hậu; các hiện tượng tiêu cực trong giáo dục còn nhiều; cơ cấu giáo dục và đào tạo còn mất cân đối...Hoạt động khoa học chưa giải đáp được nhiều vấn đề trongthực tiễn đổi mới, chưa gắn kết chặt chẽ với nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội; trình độ công nghệ, cơ sở vật chất và kỹ thuật còn thấp, đội ngũ cán bộ khoa học, công nghệ còn thiếu,cơ cấu ngành nghềvà phân bố còn nhiều bất hợp lý; thị trường khoa học và công nghệ chưa phát triển; công tác quản lý khoa học, công nghệ còn mang tính hành chính ,chưa có cơ chế phát huy mạnh mẽ nội lực của đội ngũcán bộ khoa học và công nghệ..."

Ngày nay, các em sinh viên có kiến thức cơ bản khi vào trường cao hơn chúng tôi rất nhiều, trí tuệ cũng sáng láng hơn chúng tôi, thầy cô đông đúc và có học vị cao, năm học dài hơn, môn học nhiều hơn,kiến thức sâu hơn,điều kiện thực hành ở nhiều trường rất hiện đại, sách vở trong các thư viện thật phong phú ,mạng Internet làm nối dài vô tận khả năng tìm kiếm tri thức...Vậy mà không hiểu tại saotrình độ chung rất thấp. Phần lớn chẳng ai thuộc nổi tên La Tinh, chữ viết thường là rất xấu, câu cú lủng củng, học trước quên sau, thời gian rảnh rỗi rất nhiều, gần đến thi mới học, chỉ thích thầyhạn chế nội dung ôn thi... Tôi thấy các thầy cô giáo phải gánh một phần trách nhiệm không nhỏ. Không ít thầy cô tự bằng lòng với mình, không tự vươn lên về kiến thức sao cho theo kịp được với thờiđại, không chịu biên soạn các bộ sách giáo khoa mẫu mực, không chuẩn bị bài giảng hấp dẫn, không tận dụng Internet thành ra không hướng dẫn được sinh viên khả năng cập nhật kiến thức, không dùng hìnhảnh sinh động, có màu sắc hấp dẫn chiếu qua projector từ máy tính, không kinh qua nghiên cứu nên cũng không thể hướng sinh viên vào việc chuẩn bị cho khả năng phục vụ thực tiễn sau khi ra trường,không hoà mình vào cuộc sống nên bài giảng thoát ly thực tiễn và không nhen nhóm lên được trong tâm tưởng của sinh viên lòng quyết tâm mang kiến thức góp phần làm đổi mới quê hương , xứ sở , sao chođuổi kịp các nước trong khu vực và trên thế giới...

Nếu so sánh với các lớp Cử nhân tài năng ở một số trường trọng điểm thì thấy ngay là khi học sinh được lựa chọn, thầy cô giỏi giang, điều kiện thực hành tốt, có học bổng và chỗ ở tương đối đảm bảo...rõ ràng là các em đủ sức hơn hẳn thời chúng tôi đi học về nhiều mặt.

Từ thực tiễn nói trên tôi nhận thấy có khả năng đến đâu hãy nên mở Đại học và Cao đẳng đến đó. Thà mở ra các trường dạy ngoại ngữ hay dạy nghề còn hơn là mở tràn lan các trường Đại học mà sinh viênra trường thực chất chưa có được trang bị một nghề gì hẳn hoi. Trường đào tạo cử nhân các ngành khoa học cơ bản đâu cần thật nhiều sinh viên, nhưng phải đào tạo với chất lượng cao để làm nền tảng chosự nghiệp phát triển khoa học của nước nhà và còn để tạo ra đội ngũ thầy cô giáo có trình độ cập nhật với thế giới, đủ sức đổi mới chất lượng đào tạo của toàn ngành giáo dục.

Tôi thấy không có bất kỳ khó khăn gì khi kết hợp đào tạo cử nhân các ngành khoa học cơ bản để rồi có người đi nghiên cứu , có người đi dạy học. Chúng ta không dám nhìn thẳng vào các khó khăn thực sựcủa việc cùng lúc nâng cao chất lượng cả hai Đại học Quốc gia lẫn các Đại học Sư phạm trọng điểm. Mà cần gì phải tách ra như vậy? Một cử nhân Sinh học được đào tạo tử tế thì đi nghiên cứu cũng tốt màđi giảng dạy càng tốt chứ sao. Đừng quan trọng hoá quá các môn Giáo dục học, Giáo học pháp. Nếu cần thì học thêm một vài chuyên đề cũng có sao đâu. Nói khó thì rất khó, nhưng dễ thì cũng rất dễ. BộChính trị cân nhắc thật kỹ rồi quyết định là xong. Các khó khăn khác chỉ thu xếp một vài năm là đâu vào đó.

Nếu quyết tâm hơn nữa, muốn đuổi kịp các nước trong khu vực trong một thời gian ngắn, muốn phát huy cao nhất năng suất hoạt động của các phòng thí nghiệm hiện đại và muốn nâng cao trình độ nghiên cứukhoa học của các thầy cô giáo dạy khoa học cơ bản, cũng như muốn tận dụng trí tuệ của các cán bộ lâu nay chỉ thuần tuý làm nghiên cứu khoa học thì không có lý gì không đưa các Viện nghiên cứu Khoahọc cơ bản về với hai Đại học quốc gia. Ai cũng có thể kể ra muôn vàn khó khăn nhưng nếu muốn đi tắt, đón đầu, muốn có hiệu quả nhanh mà tốn kém ít thì nhẽ nào Đảng và Nhà nước sau khi đã cân nhắc kỹlưỡng lại không dám có những quyết định như vậy? Lâu nay Đại học y khoa, Đại học quân y đã có kinh nghiệm rất tốt trong việc liên kết chặt chẽ giữa Bệnh viện và Trường. Không có khó khăn gì lắm trongviệc gắn kết các Viện, Trung tâm chuyên nghiên cứu khoa học cơ bản, nhất là các Phòng nghiên cứu trọng điểm Quốc gia, với đội ngũ đông đảo thày trò ở hai Đại học Quốc gia.

Về khoa học và công nghệ mặc dầu không thể phủ nhận những cố gắng và sự trưởng thành đáng kể của đội ngũ cán bộ khoa học, cả già lẫn trẻ, nhưng rõ ràng là những gì đã làm được không tương xứng vớinhững tiến bộ nhảy vọt của thời đại, không đáp ứng được những yêu cầu bức xúc của cuộc sống, không thỏa đáng so với những khoản kinh phí mà Nhà nước đã cố gắng dành cho.

Chúng ta có rất nhiều tiềm lực, đường lối của Đảng và Chính phủ về phát triển khoa học công nghệ, gắn kết với sản xuất kinh doanh và quản lý là đầy đủ và chính xác. Tuy nhiên khâu tổ chức thực hiệnrất yếu kém, thiếu kiên quyết, thiếu cụ thể cho nên chúng ta đang đứng trước một nguy cơ tụt hậu rõ rệt về khoa học, công nghệ, từ đó thiếu khả năng cạnh tranh về hàng hoá xuất khẩu và trong mộttương lai không xa có thể thua ngay trên sân nhà vì hàng hoá nhập khẩu vừa rẻ, vừa đẹp, vừa bền, lại không có đủ khả năng pháp lý để ngăn cản việc nhập khẩu.

Chúng ta đã có khoảng 1 triệu người tốt nghiệp Đại học, trên 1 vạn người có học vị tiến sĩ, trong số đó có không ít những tài năng lớn (cả già lẫn trẻ). Đấy là chưa kể đến đội ngũ 30 vạn trí thứctrong số 3 triệu đồng bào ta đang sinh sống ở nước ngoài .Vậy mà có thể nói một cách trung thực là KH&CN của nước ta đang ở mức phát triển rất thấp, không đủ sức tự giải quyết các vấn đề to lớnphát sinh trong sản xuất và đời sống, không đủ làm chỗ dựa cho việc làm ra các loại hàng hoá có thể cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường quốc tế.Công nghệ có thể nhập khẩu ,nhưng năng lực sáng tạo,phátminh chỉ có thể tự tạo ra trong nước một khi có những chính sách ,cơ chế, động lực rất hợp lý về đào tạo nhân lực và trọng dụng nhân tài.

Cần thẳng thắn thấy rằng hiện nay rất ít cán bộ khoa học có điều kiện làm khoa học, làm kỹ thuật một cách thật sự. Đó là điều thật đáng buồn. Kỹ sư nông nghiệp chỉ quanh quẩn ở thành phố, ở thị trấn,thị xã (!) trong khi nông dân không có ai chỉ đạo ,hướng dẫn, phải tự mày mò, tìm kiếm cây giống ,con giống, mò mẫm về kỹ thuật nuôi tôm, kỹ thuật trồng nấm...Bác sĩ xin làm không lương ở các Bệnhviện lớn mà cũng rất khó khăn, số đông đi làm trình dược viên cho các hãng thuốc nước ngoài, bỏ phí 7 năm học hành, trong khi rất đông cư dân nông thôn không có ai chăm sóc sức khoẻ, nhiều vùng cònvẫn tin vào thày mo, thày cúng...(!).Các thày giáo đại học số đông không tham gia nghiên cứu khoa học, ít chịu học tập thêm những thành tựu mới, dạy Đại học như kiểu dạy "Phổ thông cấp 4", sinh viênkhông làm quen với nghiên cứu do đó ra trường không làm được việc, số đông bỏ chuyên môn được đào tạo để kiếm sống bằng mọi cách (!). Một số giáo sư giỏi không có phòng thí nghiệm tốt mặc dầu thườngxuyên phải hướng dẫn rất đông sinh viên và nghiên cứu sinh. Các cán bộ nghiên cứu của các Viện nghiên cứu thuộc hai Trung tâm nghiên cứu Quốc gia và thuộc các Bộ các Ngành rất ít tham gia công tácđào tạo và rất ít hợp tác với các Trường Đại học. Kết quả là hiệu suất sử dụng các trang thiết bị hiện đại và đắt tiền là rất thấp.

Giải pháp tốt nhất theo tôi là nên mạnh dạn sáp nhập dần dần các Viện, các Trung tâm, các Phòng thí nghiệm của hai Trung tâm nghiên cứu Quốc gia vào hai Trường Đại học Quốc gia. Khi đó số cán bộ đầuđàn sẽ có điều kiện hơn để chỉ đạo từng nhóm nghiên cứu, mọi cán bộ có khả năng đều có thể vừa nghiên cứu khoa học vừa tham gia đào tạo cán bộ, đông đảo sinh viên các lớp cao học và các nghiên cứusinh có điều kiện sớm trực tiếp tham gia vào các đề tài nghiên cứu khoa học. Các Viện nghiên cứu trọng điểm nằm trong các Đại học Quốc gia là xu thế chung của Mỹ và rất nhiều nước khác trên thế giới.Tất nhiên mọi sự xáo trộn đều sẽ gặp không ít khó khăn. Đương nhiên là tư tưỏng cá nhân, cục bộ sẽ làm cho một số nhà khoa học phản đối nhưng vì lợi ích chung là quá rõ ràng cho nên tôi tin tưởngrằng số đông sẽ hết sức ủng hộ. Sau khi cân nhắc kỹ mọi mặt Đảng và Chính phủ cần có thái độ kiên quyết trong việc sắp xếp lại mạng lưới nghiên cứu và đào tạo, nếu không thì rất khó thực hiện đượcchính sách khoa học-kỹ thuật đã được nêu lên rất đầy đủ trong Nghị quyết 37 của Bộ Chính trị (4/1981), Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai của BCHTƯ Đảng (12/1996), cũng như trong Luật Khoa học và Côngnghệ (6/2000).

Bên cạnh việc khẩn trương tổ chức lại mạng lưới các Viện nghiên cứu, các Trường Đại học, chúng ta nên phát huy tác dụng của các Hội Khoa học chuyên ngành. Đó là những tổ chức rất rộng lớn, rất mạnhmẽ ,và lại rất bình đẳng, dân chủ ;nhưng quả thực là hiện nay chưa phát huy được mấy tác dụng . Một trong những nguyên nhân chủ yếu chính là vì không có kinh phí nào dùng để hoạt động.

Kể sao cho hết tâm tư của đông đảo các nhà giáo, các nhà khoa học đang đứng trong đội ngũ các Hội Khoa học - Kỹ thuật trực thuộc Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam Tôi ước mong sao sau Hội nghị lầnnày đồng chí Tổng Bí thư và các đồng chí Thủ tướng, Phó Thủ tướng sẽ thu xếp thời gian để có được những buổi tiếp xúc trực tiếp với một số các nhà giáo, các nhà khoa học tiêu biểu trong Liên hiệphội. Đó là cơ hội để một mặt truyền đạt cho anh chị em những Nghị quyết mới về giáo dục- đào tạo và khoa học-công nghệ, mặt khác để cho anh chị em mạnh dạn nói lên hết những tâm tư, nguyện vọng vànhững kiến nghị cụ thể.Nếu có thể được nên cho truyền hình trực tiếp những buổi tiếp xúc này.Tôi nghe nói trong một buổi họp gần đây với Hội Khuyến học Việt Nam Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm đã nói:"Từ nay những chủ trương lớn về giáo dục nếu Bộ GD&ĐT chưa hỏi ý kiến đóng góp của Hội Khuyến học thì Chính phủ sẽ không xem xét". Tôi ước mong Thủ tướng Chính phủ cũng có một tuyên bố tương tựnhư vậy với các cơ quan hoạch định chính sách có liên quan đến Khoa học-Công nghệ, đến Giáo dục-Đào tạo trong mối quan hệ với Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam và với từng Hội chuyên ngành.

Xem Thêm

Phú Thọ: Đề xuất xây dựng dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
Sáng 26/11, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội thảo “Nghiên cứu, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025; đề xuất khâu đột phá và một số nhiệm vụ trọng tâm phục vụ xây dựng dự thảo Văn kiện ĐH Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025 - 2030” đối với đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà KH thuộc các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh.
Quảng Ngãi: Tìm giải pháp hoạt động có hiệu quả cho hợp tác xã
Sáng ngày 26/11, tại thành phố Quảng Ngãi, Liên hiệp hội tỉnh đã phối hợp với Liên minh Hợp tác xã tỉnh tổ chức Hội thảo khoa học tư vấn phản biện “Giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động hợp tác xã tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2025 – 2030”.
Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…

Tin mới

Phú Thọ: Đề xuất xây dựng dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
Sáng 26/11, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội thảo “Nghiên cứu, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025; đề xuất khâu đột phá và một số nhiệm vụ trọng tâm phục vụ xây dựng dự thảo Văn kiện ĐH Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025 - 2030” đối với đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà KH thuộc các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh.
Bộ TT&TT làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết việc thực hiện Quyết định số 362/QĐ-TTG
Chiều ngày 27/11, tại trụ sở LHHVN, Đoàn công tác của Bộ TT&TT đã có buổi làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết Quyết định số 362/QĐ-TTG ngày 03/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025. Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương và Phó Chủ tịch LHHVN Phạm Ngọc Linh chủ trì buổi làm việc.
Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.