Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 27/02/2007 00:10 (GMT+7)

Khám phá một hạt cơ bản mới: Pentaquark (hạt 5 quark)

Sự tồn tại của pentaquark đã được các nhà vật lý Nga là Dmitri Polyakov và Victor tiên đoán từ năm 1997.

Công trình của các ông rất khó khăn mới được công bố do có nhiều người chống đối. Theo công trình này, pentaquark chứa 2 quark lên, 2 quark xuống và một phản quark lạ, khối lượng của nó bằng khoảng 1.5 lần khối lượng của protron.

Các nhà nghiên cứu của Nhật và Mỹ đã cho bức xạ gamma năng lượng cao tương tác với một nơtron và một pentaquark. Pentaquark sống được trong 10 -20s, sau đó nó rã thành một mezon và một proton.

Hạt mới này có thể tồn tại một cách một cách phổ biến trong vũ trụ ngay sau Vụ Nổ Lớn 14 tỷ năm về trước. Việc khám phá ra nó không chỉ là biết thêm một hạt mới mà còn có thể dẫn đến những hiểu biết mới về lực mạnh đã gắn các hạt quark với nhau.

Năm 1979 cũng đã có hai nhóm nghiên cứu (ở CERN và ở Mỹ) định đi tìm các hạt còn nặng hơn pentaquark. Song với các thiết bị lúc bấy giờ, tính ra họ phải mất một thập kỷ để phân tích ít nhất 5 triệu bức ảnh. Và chẳng có ai xin đăng ký làm việc này - Peter Negus, một thành viên của nhóm CERN lúc ấy, đã nhớ lại như vậy.

Nguồn: Tạp chí Vật lý ngày nay, số 6 tháng 12 - 2003 trang 27

Xem Thêm

Hà Giang: Hội thảo quản lý sử dụng, giải pháp nhân rộng 2 mô hình KHCN tiêu biểu
Ngày 04/4/2024, tại Hà Giang, Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Hà Giang phối hợp với Viện Dân số, Sức khỏe và Phát triển (PHAD) - Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học “Đánh giá công tác quản lý, sử dụng mô hình nhà tiêu sinh học (NTSH) không dùng nước; hệ thống cấp nước sạch và nước uống trực tiếp (mô hình nước uống học đường - NUHĐ).

Tin mới

Điện Biên Phủ: Điểm hẹn lịch sử
Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước tổ chức khai mạc Triển lãm “Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử”, kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954 / 7-5-2024).