Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 21/10/2010 20:45 (GMT+7)

Hướng tới phát triển bền vững măng cụt lái thiêu Bình Dương

Đặc tính thực vật

Măng cụt thuộc loại cây to, trung bình 7 - 12 m nhưng có thể cao đến 20 - 25 m, thân có vỏ màu nâu đen sậm, có nhựa (resin) màu vàng. Lá dầy và cứng, bóng, mọc đối, mặt trên của lá có màu sậm hơn mặt dưới, hình thuôn dài 15 - 25 cm, rộng 6 - 11 cm, cuống dài 1.2 - 2.5 cm, rộng 6 - 11 cm, cuống cái và hoa lưỡng tính. Hoa mọc đơn độc hay hồng nhạt, có 4 lá dài và 4 cánh hoa, có 16 - 17 nhị và bầu noãn có 5 - 8 ô. Quả hình cầu tròn, đường kính chừng 4 - 7 cm, có mang đài hoa còn tồn tại; vỏ quả màu đỏ nâu, dai và xốp. Quả chứa 5 - 8 hạt, quanh hạt có lớp áo bọc màu trắng có vị ngọt, thơm và quả ngon. Cây trổ hoa vào tháng 2 - 5, ra quả từ tháng 5 - 8. 100 gram phần ăn được (quả tươi) chứa Calories 60 - 63; Chất đạm 0.5 - 0.60 g; Chất béo 0.1 - 0.60 g; Chất carbohy-drates 10 - 14.7 g; Chất xơ 5.0 - 5.10 g; Cal-cium 0.01 - 8 mg; Sắt 0.20 - 0.80 mg; Phosphorus 0.02 - 12.0 mg; Thiamine (B1) 0.03 mg; Vitamin C 1 - 2 mg; ngoài ra còn có Potassium, Niacin…)

Nguồn gốc xuất xứ

Măng cụt có nguồn gốc từ Malaysia và Indonesia, được trồng từ hàng chục thế kỷ, cây đã được Thuyền trưởng Cook mô tả khá chi tiết từ năm 1770, và được đưa đến Sri Lanka vào năm 1800, được trồng tại Anh trong các nhà kiếng (green house) từ 1855, sau đó đưa đến Đông Ấn (West Indies) từ giữa thế kỷ 19. Đây là một loại cây đòi hỏi điều kiện thổ nhưỡng khắt khe cần khí hậu nóng và ẩm, cây tăng trưởng rất chậm, sau 2 - 3 năm cây chỉ cao đến đầu gối, chỉ bắt đầu cho quả sau 10 -15 năm. Cây đã được các nhà truyền giáo du nhập vào Nam Việt Nam từ lâu, trồng nhiều nhất tại Lái Thiêu, Thủ Dầu Một. Việt Nam đã có lúc là nơi có những vườn măng cụt lớn nhất thế giới, với những vườn rộng hàng chục mẫu, có hàng ngàn cây, mỗi cây cho từ 700 đến 900 quả.

Măng cụt đã được trồng ở Lái Thiêu - Bình Dương từ trước khi Pháp xâm lược nước ta, do các nhà truyền giáo phương Tây đem đến và trồng thử nghiệm tại Lái Thiêu. Từ đó, Lái Thiêu trở thành vùng chuyên canh măng cụt đầu tiên và sớm nhất của Việt Nam .

Măng cụt trên đất Lái Thiêu

Có lẽ do thích hợp thổ nhưỡng, khí hậu nên trái măng cụt ở Lái Thiêu đặc biệt thơm ngon, có hương vị đặc trưng khác biệt so với các loại trái cây khác. Thịt trái măng cụt mềm, mịn như kem, vị của nó là sự kết hợp của một chút ngọt, một chút chua dịu. Ngoài ăn tươi, trái măng cụt còn được nhiều nhà vườn ở khu du lịch Cầu Ngang - Lái Thiêu chọn chế biến món sinh tố, làm kem, nước ép…phục vụ khách du lịch khi đến thăm vùng đất này.

Măng cụt được xem là loại trái cây đặc sản của xứ Lái Thiêu, có giá trị kinh tế cao nên được nhiều nhà vườn nơi đây lựa chọn. Hiện toàn huyện Thuận An có 1.478 ha cây ăn trái, trong đó Măng Cụt chiếm khoảng 70% diện tích, được trồng nhiều tại các xã ven sông Sài Gòn từ An Sơn, An Thạch, Hưng Định, Bình Nhâm, Lái Thiêu… Những năm được mùa năng suất măng cụt ở Lái Thiêu trung bình đạt 6 - 8 tấn/ha.

Măng cụt là loại trái cây quý, mỗi năm chỉ cho một mùa quả, hơn nữa sản lượng không nhiều nên thị trường tiêu thụ chủ yếu vẫn là nội địa. Mùa trái chín thương lái đến nhà vườn bao tiêu sản phẩm và đưa đến các chợ để tiêu thụ. Mặc dù trái măng cụt Lái Thiêu khá nổi tiếng với người tiêu dùng trong nước, nhưng chưa ai nghĩ sẽ xuất khẩu ra nước ngoài, có chăng cũng chỉ là xuất theo đường tiểu ngạch sang một số nước lân cận như Trung Quốc, Campuchia,… Nguyên nhân trái măng cụt Lái Thiêu chưa được các doanh nghiệp trái cây chú ý là do trái không đều, vỏ thường lấm tấm mủ vàng, vỏ quả sành sùi, màu sắc không bắt mắt, cuống trái héo, nhiều trái có múi ngọt thanh nhưng nhiều trái bị sượng, phần thịt có vị chát đắng. Khâu bảo quản sau thu hoạch của nhà vườn còn kém…

Từng bước củng cố thương hiệu

Hiện nay tỉnh Bình Dương đã đưa ra nhiều biện pháp giúp nông dân cải thiện điều kiện canh tác của vườn cây, trong đó có các dự án như đê bao An Sơn để ngăn mặn xâm nhập; đề án cải tạo nâng cao năng suất vườn cây Lái Thiều… Ngoài ra, để nâng cao giá trị thương mại cho loại trái cây đặc sản này vừa qua trong kế hoạch thực hiện năm 2010 Sở Khoa học và Công nghệ Bình Dương đang từng bước triển khai dự án "Xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể Măng Cụt Lái Thiêu" với mục tiêu là phát triển nhãn hiệu tập thể (NHTT) "Măng cụt Lái Thiêu” cho người dân trồng măng cụt, nhằm nâng cao giá trị, danh tiếng sản phẩm mang NHTT. Kết quả dự án sẽ giúp người dân trồng măng cụt Lái Thiêu có nhãn hiệu riêng, có tiêu chuẩn chung về quy trình sản xuất, đóng gói, bao bì, bảo quản và vận chuyển trái cây mang nhãn hiệu chung " Măng cụt Lái Thiêu". Từ đó giúp gia tăng giá trị sản phẩm, tăng thị trường tiêu thụ và tăng thu nhập cho người nông dân, góp phần nâng cao giá trị kinh tế - xã hội, văn hóa của địa phương, bảo tồn giống trái cây ngon, đặc sản, truyền thống của Lái Thiêu - Bình Dương.

Hy vọng với những bước đi chiến lược này, măng cụt Lái Thiêu không những chinh phục được người tiêu dùng trong nước mà còn có thể quảng bá rộng rãi sản phẩm trên thị trường thế giới trong một ngày không xa.

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh
Đại hội Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam (VUSTA) nhiệm kỳ 2025–2030 được tổ chức thành công vào sáng ngày 21/7. Tại Đại hội, đại diện Đoàn Thanh niên VUSTA đã có bài phát biểu chúc mừng đại hội. Bí thư Đoàn Thanh niên Lê Thị Thủy khẳng định: “Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh và luôn xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong công cuộc đổi mới đất nước”.
Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương
Hướng tới chào mừng Đại hội Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030, Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương và biểu trưng (logo) Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 – 2030 được chính thức khởi động từ ngày 18/7/2025.