Hợp chất anthraquinon
Các chất anthraquinon có tính thăng hoa, tức là dưới tác động của nhiệt độ, chất đó có khả năng chuyển từ thể rắn sang thể khí. Các nhà chuyên môn ứng dụng tính chất này để xác định nhanh sự có mặt của anthhraquinon trong dược liệu bằng cách làm vi thăng hoa rồi soi trên kính hiển vi, nếu có, anthraquinon sẽ thẻ hiện những tinh thể hình kim có màu; và khi cần loại bỏ anthraquinon trong dược liệu, người ta sao hay sấy dược liệu ở nhiệt độ thích hợp.
Hợp chất anthraquinon có những ứng dụng chính như sau:
Làm phẩm nhuộm:Những chất có màu mạnh, từ đỏ cam đến tía. Chất thường được sử dụng là acid carminic, chiết xuất từ loài sâu Dactylopius cuccussống trên các cây Xương rồng (Cactaceae) ở Trung Mỹ. Người ta bắt con sâu cái rồi đem sấy khô, nguyên liệu này chứa đến 10% acid carminic. Muối nhôm của acid carminic gọi là carmin, có màu đỏ được dùng làm thuốc nhuộm màu tá dược trong chế dược phẩm, thực phẩm và cả mỹ phẩm.
Ở nước ta có cánh kiến đỏ, là sản phẩm do sâu Laccifer laccatạo ra trên một số loài cây chủ như cây Đậu chiều ( Cajamus indicus) hay cây Đề (Ficusreligiosa),được dùng làm verni để đánh bóng đồ gỗ, tre, mây,….
Tác dụng nhuộm tẩy:các chất anthraquinon thường tồn tại trong cây ở dạng oxy hóa hoặc dạng khử, dễ hoà tan trong nước. Những chất dạng khử có tác dụng xổ mạnh hơn nhưng lại gây đau bụng, vì vậy, có một số dược liệu, sau khi thu hái không dùng ngay mà phải để đến năm sau, chờ những chất khử này chuyển thành dạng oxy hoá rồi mới sử dụng. anthraquinon không được hấp thụ ở ruột nan; khi đến ruột già, dưới tác dụng của vi khuẩn sẽ thuỷ phân và cho ra chất có tác dụng.
Các anthraquinon làm tăng nhu động ruột già ở liều nhỏ, với liều vừa phải có tác dụng nhuận trường và ở liều cao, thuốc gây xổ. Thuốc không tác động đến dạ dày và ruột non. Vì chỉ khi đến ruột già mới tạo tác dụng nên anthraquinon cho tác dụng chậm, sau uống khoản 6-10 tiếng. Thuốc cũng có tác dụng trên cơ trơn của bàng quang và tử cung nên không dùng cho phụ nữ có thai, những người đang có bệnh lý ở bàng quang và tử cung. Thuốc qua được sữa mẹ nên không dùng cho phụ nữ đang cho con bú. Không dùng thuốc khi bị tắc uột, hẹp ruột, mất trương lực, mất nước, rối loạn điện giải,…Nếu bị táo bón mãn tính nên thay đổi chế độ ăn uống và đi khám bệnh để được điều trị, không lạm dụng thuốc nhuận trường, kể cả dược liệu.
Một số cây thuốc có chứa anthraquinon:
* Lô hội hay còn gọi là Nha đam ( Aloe vera): anthraquinon nằm ở phần dịch của lá: Sau khi thu hái, người ta dựng lá hướng mặt cắt xuống dưới, vào dụng cụ để thu lấy nhựa, hoặc gọt bỏ phần vỏ xanh bên ngoài, ép phần gel bên trong lấy dịch, sau đó sấy khô. Lô hội đã được dùng từ lâu trong Đông y và cả Tây y, hiện có nhiều biệt dược nhuận tẩy trong thành phần có chứa Lô hội. Ngoài tác dụng nhuận tràng, kháng khuẩn, giúp vết thương mau lành, Lô hội còn có tác dụng nhuận gan, lợi mật, giảm loét dạ dày-tá tràng. Cũng có thể dùng tươi bằng cách gọt bỏ vỏ ngoài của lá, lấy phần gel trong suốt, ăn sống hoặc nấu chè với đậu xanh nguyên vỏ, nếu ngại đắng thì rửa gel Lô hội với nước muối loãng, món chè này vừa bổ dưỡng vừa có tác dụng nhuận trường tốt.
* Phan tả diệp ( Cassia angustiflia) còn được dùng với tên Senna (Séné). Ở liều 1-2g, thuốc kích thích nhu động ruột giúp tiêu hoá, tăng lên 3-4g có tác dụng nhuận trường và ở liều 5-7g sẽ cho tác dụng tẩy xổ. Khi dùng quá liều cao, thuốc gây đau bụng, tiêu chảy, nhức đầu, nôn mửa,…Có một số trà giảm béo đã lạm dụng thuốc dược liệu này với liều lượng rất cao làm người dùng bị tiêu chảy, mất nước, vì thế mà bị sút cân rất nhanh, mệt mỏi, rất có hại cho sức khoẻ.
Nguồn: Thuốc & sức khoẻ, số 304 (15.3.2006).