Hội thảo góp ý Hướng dẫn lồng ghép vào mục tiêu phát triển bền vững
Ngày 18/11 tại Hà Nội, Liên hiệp Hội Việt Nam (LHHVN) đã tổ chức hội thảo: “Góp ý Hướng dẫn lồng ghép các mục tiêu phát triển bền vững vào kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm của bộ, ngành và địa phương và Hướng dẫn Giám sát, đánh giá thực hiện các mục tiêu Phát triển bền vững Việt Nam đến năm 2030”.
Quang cảnh hội thảo
Phó Chủ tịch kiêm Chủ nhiệm Uỷ Ban Kiểm tra Phan Tùng Mậu và Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký LHHVN Phạm Văn Tân.
Tại hội thảo, các đại biểu đã được nghe đại biểu Vũ Thị Nguyệt Hồng nguyên Viện trưởng viện Quản lý kinh tế Trung ương trình bày Dự thảo hướng dẫn giám ssats, đánh giá thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030 và đại biểu Nguyễn Thị Thanh Nga đến từ Vụ Khoa học công nghệ tài nguyên môi trường Bộ Kế hoạch Đầu tư trình bày Dự thảo hướng dẫn thực hiện lồng ghép các mục tiêu phát triển bền vững vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội.
Bà Vũ Thị Nguyệt Hồng nguyên Viện trưởng viện Quản lý kinh tế Trung ương trình bày Dự thảo
Tuy nhiên, theo đại biểu Lê Văn Trình - Chủ tịch hội Vệ sinh an toàn lao động Việt Nam: Hiện tại, các bên tham gia quá trình xây dựng kế hoạch kinh tế xã hội vẫn chưa thể hiện rõ mối liên hệ qua lại giữa phát triển bền vững và chưa làm rõ mối liên hệ này trong quá trình xây dựng kế hoạch cũng như chính sách phát triển bền vững và bản hướng dẫn cũng chưa làm rõ vấn đề này.
Ông Lê Văn Trình - Chủ tịch hội Vệ sinh an toàn lao động Việt Nam
Cũng theo ông Trình, mặc dù hiện nay chúng ta đã có Hội đồng quốc gia về phát triển bền vững và năng lực cạnh tranh; Hội đồng quốc gia về biến đổi khí hậu v.v nhưng đối với các mục tiêu Phát triển bền vữngcần được giám sát bằng một tổ chức giám sát có quyền hạn rõ ràng, trước hết nhằm chống tham nhũng, lãng phí - một nguyên nhân gây ra đói nghèo, thì Chính phủ cần thành lập Hội đồng quốc gia giám sát và đánh giá việc thực thi các mục tiêu Phát triển bền vững. Hội đồng này bao gồm Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể chính trị xã hội, trong đó có LHHVN, vì đó là nơi tập hợp các trí thức có trí tuệ trong các mục tiêu của kế hoạch phát triển bền vững…
Theo ông Đặng Ngọc Dinh – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu phát triển Hỗ trợ cộng đồng, Dự thảo Hướng dẫn giám sát, đánh giá thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững ở Việt Nam đến năm 2030, cơ quan ban hành văn bản Hướng dẫn nên là Chính phủ/Văn phòng Chính phủ (Bộ Kế hoạch và đầu tư dự thảo và trình), vì Bộ Kế hoạch và đầu tư cũng là một bộ và cũng cần được giám sát, đánh giá việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của bộ mình. Ngoài ra, Nên lưu ý đặc biệt việc giám sát, đánh giá thực hiện các mục tiêu liên quan đến những thách thức gay gắt đối với nước ta trong phát triển bền vững hiện nay và những lĩnh vực thường xuất hiện các mục tiêu xung đột. Nên khuyến khích hợp tác quốc tế thông qua các chuyên gia, các tổ chức quốc tế trong hoạt động đánh giá này.
Ông Đặng Ngọc Dinh – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu phát triển Hỗ trợ cộng đồng
Theo đại biểu Nguyễn Thị Kim Ngân - Trung tâm Phát triển nông thôn bền vững thì tên dự nên sửa là “Hướng dẫn Giám sát, đánh giá việc thực hiện các mục tiêu Phát triển bền vững Việt Nam đến năm 2030” cho thống nhất với các nội dung trong dự thảo. Nội dung “Tổ chức theo dõi, giám sát, đánh giá các mục tiêu phát triển bền vững được phân công chủ trì và phối hợp” sửa là Tổ chức giám sát, đánh giá các mục tiêu phát triển bền vững được phân công chủ trì và phối hợp. “Những kết quả chính trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững” sửa là “Đánh giá những kết quả chính trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững”. “Những khó khăn, thách thức chính trong hiện mục tiêu phát triển bền vững” (Phần II,Phụ lục 1) sửa là “Phân tích những khó khăn, thách thức chính trong hiện mục tiêu phát triển bền vững” …
Phó Chủ tịch kiêm Chủ nhiệm Uỷ Ban Kiểm tra LHHVN Phan Tùng Mậu phát biểu.
Nhìn chung, ngoài những nội dung các đại biểu đưa ra để Ban soạn thảo cân nhắc chỉnh sửa để các Dự thảo được hoàn chỉnh,các đại biểu đều cho rằng bản dự thảo chuẩn bị công phu, nội dung chi tiết và rõ ràng, với các nội dung như: Nguyên tắc giám sát, đánh giá; Các bên thực hiện giám sát, đánh giá; Nội dung giám sát, đánh giá; Khung giám sát, đánh giá/Các biểu mẫu giám sát, đánh giá; Quy trình giám sát, đánh giá; Chế độ báo cáo giám sát, đánh giá.