Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 12/12/2011 20:49 (GMT+7)

Học từ “văn minh hóa” của người Nhật

Hai ngày 9 và 10-12, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (KHXH-NV) TPHCM tổ chức hội thảo quốc tế “So sánh phong trào “Văn minh hóa” ở Việt Nam và Nhật Bản cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX”. Hội thảo đã tập hợp đông đảo các nhà khoa học đến từ các trường ĐH ở Nhật, như: ĐH Waseda, ĐH Ngoại ngữ Tokyo, ĐH Hiroshima, ĐH Công nghệ Fukuoka, ĐH Phúc lợi Niigata, ĐH Hosei… và nhiều chuyên gia đầu ngành từ nhiều trường ĐH ở Việt Nam.

Tiếp nhận nhưng không rập khuôn

Theo PGS-TS Nguyễn Văn Tận (ĐH Huế), ngày đó Việt Nam cũng có nhiều nhà canh tân nhưng chỉ là những trí thức độc lập, những sĩ phu yêu nước lãnh đạo phong trào chứ không đứng dưới danh nghĩa của nhà vua, nên ảnh hưởng văn minh phương Tây chỉ đến với một số tầng lớp nhân dân nhất định, chứ không phải toàn dân.

Trong khi đó, sự tiếp nhận văn minh phương Tây ở Nhật Bản là triệt để, toàn diện và trực tiếp. Đặc biệt, Nhật Bản không áp dụng rập khuôn theo bất kỳ mô hình nào của phương Tây. Họ thực hiện chính sách đa mô hình hóa để xây dựng đất nước. Chẳng hạn, về kinh tế - tài chính, họ xây dựng hệ thống ngân hàng theo mô hình của Mỹ, tạo mọi điều kiện cho kinh tế tư bản phát triển; về an ninh – quốc phòng, họ áp dụng mô hình hải quân của Anh, nhưng lục quân lại theo mô hình của Pháp; về văn hóa – giáo dục, họ nhấn mạnh sự kết hợp giữa truyền thống văn hóa phương Đông với khoa học kỹ thuật phương Tây; họ thiết lập một hệ thống giáo dục theo mô hình của Pháp từ tiểu học đến trung học, còn ở bậc ĐH thì theo mô hình của Mỹ…

Nhờ đó, từng bước Nhật Bản đã yêu cầu các nước phương Tây xóa bỏ những hiệp ước bất bình đẳng mà chính quyền Tokugawa đã ký. Và kể từ năm 1911, Nhật Bản được các nước phương Tây nhìn nhận như một thành viên bình đẳng trên chính trường quốc tế.

Tâm đắc với cách tiếp nhận văn minh phương Tây của Nhật Bản từ những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, PGS-TS Nguyễn Tiến Lực (Trường ĐH KHXH-NV TPHCM) cho rằng những bài học ấy vẫn chưa cũ. Trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chúng ta cũng cần nghiên cứu.

Học hỏi để vượt qua phương Tây

Nhiều đại biểu cho rằng thời phong kiến của Nhật Bản cũng giống như thời phong kiến ở Việt Nam, nghĩa là cũng bế môn tỏa cảng, cũng dùi mài Tứ thư, Ngũ kinh, cũng cấm đạo, và cũng bị buộc phải ký kết những hiệp ước bất bình đẳng với phương Tây… Thậm chí, ngày đó Nhật Bản còn tình trạng cát cứ, còn nhiều ngôn ngữ bất đồng.

Thế nhưng, chính quyền Minh Trị đã mạnh dạn đổi mới, xác lập ngôn ngữ chuẩn quốc gia; chính thức sử dụng dương lịch từ năm 1872 (Minh Trị 5); áp dụng cách chia 24 giờ/ngày, 7 ngày/tuần; ban hành lệnh xuống tóc, cắt chỏm tóc búi thành kiểu tóc nam giới như hiện nay; khuyến khích người dân mặc Âu phục và đội nón, mang giày…

GS-TS Nakayama Tomihiko (ĐH Hiroshima ) cho biết thêm những năm cuối thế kỷ XIX, Nhật Bản tiến hành Minh Trị Duy tân với tinh thần “học hỏi phương Tây, tiến đến đuổi kịp phương Tây, vượt qua phương Tây”. Làn sóng văn minh khai hóa ấy đã lan tràn khắp các thành thị cho đến nông thôn.

Năm 1872, chính phủ công bố học chế và đưa ra kế hoạch thành lập 53.760 trường tiểu học khắp cả nước. Để làm được việc này, trước mắt là mượn nhà dân, mượn chùa làm trường học và có quy chế rõ ràng, trước hết là quy định thái độ đối với cha mẹ, tiếp đến là thái độ đối với thầy cô, rồi đến những điều chú ý trong giờ học, giờ đến trường, tan trường. Quy chế còn quy định chi tiết những hành động trong cuộc sống hằng ngày...

Những bài học hữu ích cho Việt Nam

Theo TS Nguyễn Khắc Cảnh, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH KHXH-NV TPHCM, những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, giới trí thức Việt Nam đã tiến hành nhiều cuộc vận động yêu nước, như phong trào Đông Du, Duy Tân, Đông Kinh Nghĩa Thục… Các nhà lãnh đạo các phong trào này đều đánh giá cao sự nghiệp “văn minh hóa” của Nhật Bản, coi đó là tấm gương cho Việt Nam trong sự nghiệp khai dân trí, chấn dân khí, hướng tới cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc. Nay chúng ta nhìn lại, so sánh rất có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn, có thể rút ra những bài học hữu ích cho tiến trình hiện đại hóa ở Việt Nam .

Xem Thêm

Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…
Yên Bái: Hội thảo phòng ngừa rủi ro trên không gian mạng
Sáng ngày 11/11, Liên hiệp hội tỉnh đã phối hợp với Trung tâm Phát triển Khoa học công nghệ và Chăm sóc sức khoẻ cộng đồng (CDSH) tổ chức Hội thảo báo cáo kết quả khảo sát về phòng ngừa rủi ro trên không gian mạng cho thanh niên.
Đề xuất giải pháp quản lý, vận hành, khai thác công trình cấp nước sạch trong xây dựng nông thôn mới
Nước là nguồn tài nguyên quý giá quyết định sự tồn tại của con người cũng như sự sống của sinh vật trên trái đất. Nước không chỉ có vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người mà còn có ảnh hưởng vô cùng lớn đến đời sống người dân, sản xuất kinh doanh và phát triển kinh tế - xã hội. Trong xây dựng nông thôn mới, việc bảo đảm cung cấp nước sạch là một trong những tiêu chí quan trọng.

Tin mới

Phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức KH&CN & LHHVN trong hoạt động của MTTQVN các cấp
Nhằm thảo luận, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh và phát huy sức mạnh trí tuệ của đội ngũ trí thức trong hệ thống LHHVN tham gia vào các hoạt động của MTTQVN, nhất là trong hoạt động TV,PB&GĐXH, LHHVN tổ chức Hội thảo Giải pháp phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức trong hoạt động của MTTQVN các cấp. Hội thảo được tổ chức vào chiều ngày 19/11, tại trụ sở LHHVN.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…
Tập huấn nâng cao kiến thức về chuyển đổi số cho hội viên tại tỉnh Lào Cai
Trong hai ngày 15 – 16/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai và Trường Cao đẳng Lào Cai tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao kiến thức về chuyển đổi số” tại Tp. Lào Cai. Hội nghị đã thu hút sự tham dự của hơn 100 đại biểu, học viên là hội viên của Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai.
Đề xuất giải pháp phát triển công nghiệp SX cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc
Ngày 12/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Sơn La và Hội Giống cây trồng Việt Nam tổ chức Hội thảo “Phát triển công nghiệp sản xuất cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc” tại thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.