Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 12/11/2008 14:55 (GMT+7)

Hoạn quan ở Việt Nam & các nước

Namquốc sơn hà Nam đế cư

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.

Như hà nghịch Lỗ lai xâm phạm,

Những đẳng hành khan thủ bại hư.

(Sông núi nước Namvua nước Nam ,

Sách trời đã định phận rõ ràng.

Bọn giặc cớ sao dám xâm phạm,

Rồi đây sẽ bị đánh tan hoang)

Bài thơ này đã được một số sử gia coi là tuyên ngôn độc lập đầu tiên của Việt Nam , xác định chủ quyền và vị trí của dân tộc chúng ta mười thế kỷ trước đây.

Người hoạn quan thứ hai cũng rất tiếng tăm là Việt Quận công Hoàng Ngũ Phúc (1713 - 1776), làm quan dưới đời vua Lê Hiển Tông là người đã cùng Phạm Đình Trọng đánh bại hai tướng giặc Nguyễn Hữu Cầu và Nguyễn Danh Phương, khi về hưu được phong làm Quốc Lão. Về sau ông đem đại quân đánh vào kinh đô Phú Xuân của chúa Nguyễn, bắt được Trương Phúc Loan rồi trấn thủ Thuận Hoá, chấm dứt một giai đoạn phân tranh Nam - Bắc kéo dài hơn 200 năm.

Người thứ ba là Tả quân Lê Văn Duyệt (1763 - 1832), khai quốc công thần triều Nguyễn mà nay mộ của ông vẫn còn tại Bà Chiểu, Gia Định, là một đền thờ được dân chúng chiêm bái dưới tên Lăng Ông. Lê Văn Duyệt tuy cũng xuất thân hoạn quan nhưng ông bản chất là người ái nam ái nữ chứ không phải tự thiến để thành quan thị như Việt Quốc công Lý Thường Kiệt hay Việp Quân công Hoàng Ngũ Phúc. Ông theo phò Nguyễn Ánh, khi vua Gia Long lên ngôi ông được phong làm Khâm sai Tả Quân Dinh Bình Tây tướng quân, tước Quân công sau làm Tổng Trấn Gia Định thành.

Cả ba người đều là võ tướng, lập được nhiều chiến công hiển hách và cũng không để lại điều tiếng gì, mặc dầu Lê Văn Duyệt sau khi chết có bị hạch tội vì con nuôi của ông là Lê Văn Khôi nổi loạn ở thành Phiên An.

Hoạn quan ở Việt Nam

Ở Việt Nam, hoạn quan có từ thời nhà Lý được gọi là Hoạn Môn chi hầu, đến đời Trần đổi thành Nội thị, đời Lê là Tả, Hữu Thái giám. Qua đời Nguyễn, Hoạn quan được chia làm năm trật:

- Quan vụ Thái giám hay Điện sư Thái giám.

- Kiểm sự Thái giám hay Phục nghi Thái giám.

- Thừa vụ Thái giám.

- Cung phụng Thái giám.

- Thừa biên Thái giám.

Việc kén chọn hoạn quan ưu tiên tuyển những trẻ em ái nam ái nữ do lệnh của triều đình.

Người dân nào sinh con có khuyết tật đó được quan sở tại tới khám xét rồi làm sớ trình vào cung. Cha mẹ đứa bé sẽ nuôi con đến lúc 13 tuổi, sau đó Bộ Lễ sẽ đưa vào cung tập sự hoạn quan. Làng nào có hoạn quan tiến cử được miễn binh lính, phu phen tạp dịch và cả sưu thuế nữa.

Nếu không có đủ số trẻ ái nam ái nữ, thanh niên nào tự nguyện thiến bộ sinh dục sẽ được kén vào cung. Tuy nhiên, nước ta thái giám chỉ là một số nhỏ không thành hẳn một giai cấp có ảnh hưởng như Trung Hoa. Theo Hứa Hoành, đời vua Đồng Khánh triều Nguyễn chỉ có 35 thái giám.

Theo chỉ dụ của vua Minh Mạng, thái giám không được dựa vào phẩm hàm hay quan chức triều đình và chỉ được hầu hạ trong cung mà thôi. Cũng có thể nhà vua không muốn xảy ra việc hoạn quan chuyên quyền như Trung Hoa hay có thể vì nhà vua đố kỵ với Tả quân Lê Văn Duyệt trong vụ nổi loạn thành Phiên An. Tấm bia khắc toàn văn bản dụ này nay vẫn còn trong Văn Miếu (1). Lương bổng thái giám ở nước ta thời Nguyễn cao nhất là 6 quan tiền, 4 phương gạo một tháng, còn thấp nhất được 2 quan tiền, 2 phương gạo.

Thái giám Việt Nam mặc áo dài xanh bằng lụa có cái hoa trước ngực, mũ cũng khác các quan. Theo Phan Thuận An, có hai hạng thái giám gọi là “giám sinh” (bẩm sinh phi nam phi nữ) và “giám lặt” (người bị thiến sau này). Thái giám cũng có riêng một nghĩa trang là chùa Từ Hiếu, thuộc xã Dương Xuân Thượng, huyện Hương Thuỷ cách Huế khoảng 6 km về phía tây nam và vì thế chàu này được gọi là chùa Thái giám ( Pagode des Eunuques).

Hoạn quan ở các quốc gia khác

Việc cắt bỏ bộ phận sinh dục nam giới không phải chỉ xảy ra tại Trung Hoa. Ngay hiện thời việc giải phẫu cắt bỏ sinh thực khí của mình vì bệnh tật, tôn giáo hay vì một quan điểm tính dục nào đó vẫn còn công khai hay lén lút tại nhiều nơi trên thế giới, kể cả chính nước Mỹ.

Ngày xưa, vì ghen tuông, báo thù hay để trừng trị những kẻ quá dâm dục nhiều người bị bắt buộc phải cắt đi bộ phận sinh dục. Một điểm cần nhấn mạnh là mặc dầu Trung Hoa đã định chế hoá vai trò của thái giám nhưng tập tục này đã hiện diện trong nhiều quốc gia, nhiều bộ lạc và xã hội có tục đa thê. Người ta thường sử dụng những người bị hoạn làm kẻ hầu người hạ, canh giữ các tì thiếp của vua chúa hay phú gia.

Theo truyền thuyết, việc cắt bỏ bộ phận sinh dục phái nam đã có rất lâu nhưng một nỗ lực mà người đàn ông muốn trở thành nữ nhân để mong có được khả năng truyền chủng như phụ nữ (womanlike fertility) và nhiều nam thần linh đã có thể sinh con đẻ cái hoặc hoá thân thành người khác cũng là từ ý niệm này.

Tại Trung Đôngvà một số quốc gia châu Phicó tục cắt da quy đầu (circumcision) vào tuổi dậy thì để đánh dấu sự thành niên của con trai, cũng nhằm bắt chước việc hành kinh của đàn bà và mảnh dao đó dùng để tế phẩm dâng lên thượng đế (offerings to Yahweh). Khi được chừng sáu, bảy tuổi, trong làng mọi người tụ tập lại một bãi đất trống, giữa hai bãi đất có để một tảng đá lớn cho đứa trẻ ngồi chờ thi hành nghi thức. Một bô lão trong thôn đứng ra chủ trì trong khi một thiếu nữ đồng trinh (thường là em gái, chị gái người bị giải phẫu) giữa chặt đứa bé. Người trưởng lão tung dao lên, khi rơi xuống sẽ tiến hành việc cắt da qui đầu trong khi chung quanh mọi người quan sát. Nếu cuộc giải phẫu thành công mà đứa trẻ không kêu khóc, người ta tin rằng khi lớn lên sẽ trở thành một người có chí khí, dũng cảm. Đứa trẻ đứng lên đi chung quanh sân trong khi máu vẫn chảy ròng ròng, giơ cao con dao để chứng tỏ mình đã thành người lớn.

Người Trung Đôngcòn quan niệm rằng, nếu giữ mình trong sạch thì sẽ dễ được lên thiên đàng và chính vì thế nhiều nam nhân đã tự nguyện được thiến để trở thành yêm hoạn ngõ hầu được sống đời đời sau khi chết (2).

Dưới thời đế quốc La Mãnhững thanh niên khoẻ mạnh được tuyển chọn để đem thiến đi làm hoạn quan. Sử sách còn chép Bagoas là hoạn thần được vua Alexandre the Great sủng ái, còn vua Nero thì có hoạn quan tên là Sporus.

Người Ấn Độchia người yêm hoạn ra thành ba loại: loại bẩm sinh lúc đẻ ra có dương vật (penis) nhưng không có dịch hoàn (testicles); loại không có cả dương vật lẫn tinh hoàn; và loại trở thành yêm hoạn sau khi giải phẫu. Sách vở cũng ghi lại rằng ở Ấn Độ thế kỷ trước có những người đi rong từ vùng này sang vùng khác thiến người kiếm ăn (traveling eunuchmakers) cũng chẳng khác gì những người đi thiến heo, thiến gà, thiến chó ở nước ta. Phương pháp của họ rất giản dị là buộc chặt bộ phân sinh dục bằng một mảnh băng (ligature) rồi cắt xoẹt đi bằng một con dao thật sắc. Tuy phương pháp đó có vẻ ghê rợn nhưng theo thống kê sô tử vong cũng rất thấp. Những người bị thiến cũng trở thành khoẻ mạnh và vạm vỡ chứ không èo uột như chúng ta lầm tưởng.

Trong thời Trung Cổ,nhiều quốc gia châu Âu cũng có tục lệ thiến những kẻ bị kết án đa dâm (excessive cupidity) và nhiều giáo sĩ muốn giữ mình trong sạch cũng tự cắt bỏ bộ phận sinh dục để khỏi vướng mắc vào đường tình ái. Những người này được gọi dưới cái tên Hesychasti có nghĩa là “kẻ mãi mãi trong sạch” (3).

Ở Ýngười ta tính ra có đến 4.000 người yêm hoạn nhiều nhất là các tu sĩ Thiên Chúa giáo và chính Giáo Hoàng Clement XIV đã phải ra lệnh cấm thi hành hủ tục này. Riêng tại Pháp, những người nào tự huỷ còn bị trừng phạt theo hình luật.

Ở Ai Cập và Ba Tư, những ai phạm tội hiếp dâm cũng bị thiến để trừng trị.

Một số quốc gia khác thì có tập tục thiến các ca sinh có giọng cao (tenor singer) trong những ca đoàn tôn giáo để giữ cho những người này khỏi bị vỡ tiếng khi dậy thì.

Những ca sinh đó gọi là castrati được tĩnh thân từ khi còn nhỏ vì người ta tin rằng giọng trong trẻo của họ sẽ khiến cho Thiên Chúa vừa lòng hơn những ca sinh phái nữ, và vì thế trong thời trung cổ phụ nữ không được gia nhập các ca đoàn này.

Tại Nga,một giáo phái tên là Bồ Câu Trắng (White Dove) mà người ta vẫn thường gọi dưới cái tên giáo phái Shoptzy do Ssaliwanow sáng lập khoảng giữa thế kỷ XVIII đã dựa vào một số đoạn trong Thánh Kinhđể khuyến khích giáo đồ tự nguyện cắt bỏ bộ phận sinh dục, coi đó như là một hành vi dâng hiến choThiên Chúa, một sự chiến thắng của thiện đối với ác. Phương pháp này áp dung cho cả nam lẫn nữ tín đồ. Nam nhân có thể bị cắt cả sinh thực khí lẫn dịch hoàn hay chỉ một trong hai, còn đàn bà thì cắt bỏ tử cung (ovary), ngoại âm thần, nhũ hoa hoặc đầu vú tuỳ theo mức độ trong sạch mà họ muốn.

Những người cắt bỏ hoàn toàn bộ phận sinh dục được mang nhãn hiệu “người mang dấu ấn của Vương triều” (the bearer of Imperial seal). Lẽ dĩ nhiên Vương triều ở đây là Thiên Quốc chứ không phải triều đình nước Nga. Những dụng cụ thường dùng bao gồm cả sắt nung nung đỏ, mảnh thủy tinh, dây kẽm, xương mài nhọn hay dao cạo cũ và mặc dầu phương pháp giải phẫu của họ rất sơ khai, thiếu vệ sinh nhưng số người tử vong cũng rất thấp. Chính tu sĩ Rasputin nổi tiêng trong lịch sử cũng là một trong những người của giáo phái này mặc dù ông ta nổi tiếng về việc chung chạ với nhiều phụ nữ (4).

Chú thích

1. Thu Hà,Giai phẩm Xuân Mới Xuân Tân Ty “Nghĩa Trang Thái giám”, tr 300.

2. The kingdom of heaven is thrown open to eunuchs.

3. Permnently chaste ones.

4. Barbara Waljer:The Woman’s Encyclopedia of Myths and Secrets, tr 147.

Tài liệu tham khảo

- Aisin - Gioro Puyi:From Emperor to Citizen, Foreign Language Press, Beijing 1965(bản dịch Ngã Đích Tiền Bán Sinh).

- Anderson, Mary M.:Hidden Powee, The Palace Ennuchs of Imperial China , Prometheus Books, 1990.

- Bá Dương:Sử cương Văn tuyển, Tinh Quang, Đài Bắc, 1979.

- Barbara Walker:The Woman’s Encyclopedia of Myths and Secrets, Harper & Row, San Francisco 1983.

- Dương Minh Đỉnh:Trung Quốc Văn hoá sử đại từ điển. Viễn Lưu xuất bản công ty, Triết Giang, Đài Loan, 2 ndEd. 1990.

- Guold, Gheorge M., M. D. và Pyle:Anomalies and Curiosities of Medicine, The Julian Press, Inc. 1896 (in lại do Bell Publishing Company, Inc).

- Hứa Hoành:Sau bức cấm thành nhà Nguyễn, Đại Nam 1994.

- Lại Kỳ:Trung Quốc cổ đại tính tàn hại, Hạ Hỉ văn hoá, Đài Bắc, 1995.

- Phổ Nghi:Nửa đời trước của tôi (Ngã Đích Tiền Bán Sinh) Quảng Giác Kính, Hongkong 1986.

- Toan Ánh:Nếp Cũ, Xuân Thu (in lại tại hải ngoại, không đề năm).

- Béguin, Gilles và Morel, D.The Fordidden City: Center of Imperial China Discoveries Seiries, Thames and Hudson Ltd. London 1997 (bản dịch tiếng Pháp La cité interdite des filss du ciel).

- Chu, Valentin,The Yin- Yang Butterfly, A Jeremy P. Tarcher/ Putnam Book, NY 1993.

Xem Thêm

Nghiên cứu, thử nghiệm và nhân rộng các mô hình kinh tế xanh
Chính phủ yêu cầu thực hiện hiệu quả Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021- 2030, tầm nhìn 2050. Đồng thời nghiên cứu, thử nghiệm và nhân rộng các mô hình kinh tế xanh, đô thị, nông thôn xanh; thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững...
Văn hóa đọc là giá trị nền tảng góp phần phát triển con người và xã hội trong kỷ nguyên mới
Trong thời đại của cách mạng công nghiệp 4.0 và toàn cầu hóa, để đất nước vươn mình sánh vai cùng các cường quốc năm châu, không thể thiếu ánh sáng của tri thức, mà trong đó sách đóng vai trò trung tâm. Sách và Văn hoá đọc chính là nền tảng để xây dựng một xã hội học tập, sáng tạo và phát triển bền vững.

Tin mới

Quảng Ngãi: Sắp phát hành sách về sự phát triển của ngành Thủy sản
Sáng ngày 9/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường và Hội Nghề cá tỉnh tổ chức Hội thảo khoa học tư vấn, phản biện và giám định xã hội: Bản thảo cuốn sách “Thủy sản Quảng Ngãi hình thành và phát triển”.
Đắk Lắk: Góp ý dự thảo Nghị định trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công, tài chính đất đai
Ngày 9/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh đã tổ chức hội nghị hội đồng Tư vấn phản biện và góp ý dự thảo Nghị định phân định quyền tại Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công, tài chính đất đai.
Thanh Hoá: Phản biện Đề án phát triển Viện Nông nghiệp tỉnh
Sáng ngày 06/05, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) tổ chức hội thảo phản biện “Đề án Phát triển Viện Nông nghiệp Thanh Hóa, giai đoạn 2026 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045” (Đề án) với sự tham dự của hội đồng phản biện, các chuyên gia của Liên hiệp hội và đại diện ban lãnh đạo, cán bộ nhân viên của Viện Nông nghiệp Thanh Hóa.
Sơn La: Góp ý kiến dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi)
Ngày 6/5, Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) đã tổ chức hội thảo tư vấn tham gia ý kiến dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Tham dự hội thảo có đại diện một số sở, ngành của tỉnh.
CT Phan Xuân Dũng: LHH Bình Định góp phần tích cực vào sự nghiệp đổi mới, hội nhập, phát triển bền vững của tỉnh nhà
Trải qua 30 năm hình thành và phát triển (06/5/1995 - 06/5/2025), Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Bình Định (LHH) đã khẳng định vai trò là tổ chức hội quần chúng do Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ, là nơi quy tụ trí tuệ, lan tỏa tri thức, lực lượng nòng cốt phát triển KH&CN, góp phần tích cực vào sự nghiệp đổi mới, hội nhập và phát triển bền vững của tỉnh nhà.