Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 21/03/2006 00:23 (GMT+7)

Hồ Nguyên Trừng người sáng chế súng thần Giao Chỉ

Loại vũ khí này được mô tả là “Súng thần cơ có được gần đây, dùng sắt làm tên, bắn đi bằng lửa, đi xa ngoài trăm bước, nhanh chóng kỳ diệu như thần, nghe thấy tiếng là lửa đã đến. Thời Vĩnh Lạc (1403-1424) khi bình Giao Chỉ, thứ mà người Giao Chỉ chế tạo càng tinh xảo” (1). “Súng Giao Chỉ nhất thiên hạ” (2). “Thành Tổ bình Giao Chỉ, lấy được cách chế tạo súng thần, pháo thần, liền đặt thần cơ doanh để thao luyện”.

Cách chế tạo hoả khí của Giao Chỉ, Minh sử chép rằng: “Dùng đồng đỏ ở mức độ giữa sống và chính, nếu dùng sắt thì sắt xây dựng mềm hơn, sắt Tây kém hơn. To nhỏ khác nhau, thứ lớn dùng xe, thứ nhỏ dùng giá, dùng bệ, vác vai. Thứ lớn lợi cho phòng thủ, thứ nhỏ lợi cho chiến đấu, tuỳ nghi mà sử dụng, là thứ vũ khí chủ yếu khi hành quân”.

Về uy lực của thứ vũ khí này được mô tả là: “Khi Thành Tổ thân chinh Mạc Bắc (chỉ Mông Cổ) dùng súng thần An Nam vừa bắt được, kẻ địch một người tiến lên, lại hai người nữa chết theo, đều trúng súng (đạn) mà chết” (4). Cho nên Trung Quốc có súng trường là từ khi bình Giao Chỉ thời Vĩnh Lạc, không phải truyền từ Nhật vào thời Gia Tĩnh (1522-1566). Thời đó không những có súng trường (tức súng thần Giao Chỉ) mà còn có đại pháo (tức pháo thần Giao Chỉ). Pháo đồng, pháo sắt, chủng loại lớn nhỏ khác nhau. Trên trận đồ kỷ yếu do Tào Phi vẽ đời Thiên Khải (1621-1627) ghi chú rằng: “Đây là thứ lấy được khi bình AnNam, dưới tiễn có nẩy gỗ, và đặt các thứ đạn chì, chỗ kỳ diệu là dùng gỗ thiết mộc, nặng mà mạnh, một phát đi xa ba trăm bước”.Hình dạng giống tiễn, không giống súng, nên là một loại hoả tiễn của Giao Chỉ (5).

Về người chế tạo thứ vũ khí này, sử sách đời Minh cho biết: “Trừng dâng cách chế tạo súng thần”, “Trừng chuyên đôn đốc chế tạo súng, tiễn, thuốc súng”, “Trừng chuyên quản hoả khí, quân khí”, “Triều ta dùng hoả khí chống địch là loại chiến cụ hàng đầu xưa nay mà sự nhẹ nhàng thần diệu của nó thực là mới lấy được khi Văn Hoàng đế bình Giao Chỉ, tức dùng Lê Trừng, con vua nước Việt, tướng quốc nguỵ làm quan bộ Công chuyên trách đôn đốc chế tạo, truyền hết tài năng” (6). “Nước Thiên Tộ có được thứ binh khí từ xưa chưa từng có… từ khi có thứ binh khí đó, Trung Quốc đắc chí được với Tứ Di thường dựa vào thứ đó”, “đánh thắng địch là dựa vào súng thần, phép lấy được thời Vĩnh Lạc, Tuyên Đức (1426-1435), thứ mà kẻ địch sợ nhất”(7).

Bằng cách trích dẫn sử sách đời Minh trên đây, tác giả Trương Tú Dân kết luận: “ Thành Tổ biết súng thần Giao Chỉ là thứ vũ khí lợi hại Trung Quốc chưa từng có, cho nên sai người chế tạo theo cách thức của nó. Người chế tạo là ai. Minh sử không nói, nhưng lại chép trong Minh thực lục và sách của người Minh, tức Lê Trừng, con vua nước Đại Ngu”. Tác giả còn cho biết: “trong quân đội khi tế binh khí đều tế Trừng” và tôn Trừng làm thần hoả khí(8).

Trên đây là những đoạn trích dẫn và nhận xét của tác giả Trung Quốc Trương Tú Dân trong bài viết năm 1947 dưới tiêu đề “ Cống hiến của người Giao Chỉ đời Minh ở Trung Quốc”, trong đó có Nguyễn An, xây thành Bắc Kinh, Lê Trừng chế tạo hoả khí, và một số người khác có công trong việc chống “ngoại khấu” hoặc cai trị địa phương. Bài này đã được đăng lại trong cuốn Trung - Việt quan hệ sử luận văn tậpxuất bản tại Đài Bắc năm 1992.

Qua trích dẫn sử sách đời Minh và nhận xét của Trương Tú Dân, ta biết Hồ Nguyên Trừng, Tả tướng quốc nhà Hồ là người đã sáng chế thứ vũ khí tối tân thời đó mà người Trung Quốc gọi là “súng thần”, “pháo thần” hay “hoả tiễn” của Giao Chỉ, được coi là “nhất thiên hạ”, làm cho các nước láng giềng “khiếp sợ”. Hồ Nguyên Trừng, người Trung Quốc gọi là “Lê Trừng” đã được vua Minh trọng dụng và được quân đội Trung Quốc tôn là “thần của hoả khí”, được cúng khí họ tế hoả khí.

Đối với người bị kẻ thù bắt làm tù binh, việc làm của Trừng không đẹp đẽ gì đối với Tổ quốc, lẽ ra không đáng ca ngợi, song đây là một hiện tượng lịch sử, một sáng chế phát minh về vũ khí của người Việt Nam, ngay từ đầu thế kỷ 15, không thể bỏ qua.

_________________________

1. Việt kiệu thưcủa Lý Văn Phượng đời Minh.

2. Quảng Dương tạp ký.

3. Minh sử, Binh chế.

4. Trấn trạch kỷ văncủa Vương Ngao (Minh).

5. Nhận xét của Trương Tú Dân.

6. Việt quốc đại vươngcủa Thẩm Đức Phù.

7. Minh Hiến Tông thực lục, quyển 168.

8. Danh Sơn Tạng Vương hưởng ký, 2.

Nguồn: Xưa và Nay, số 91, tháng 5/2001

Xem Thêm

Văn hóa đọc là giá trị nền tảng góp phần phát triển con người và xã hội trong kỷ nguyên mới
Trong thời đại của cách mạng công nghiệp 4.0 và toàn cầu hóa, để đất nước vươn mình sánh vai cùng các cường quốc năm châu, không thể thiếu ánh sáng của tri thức, mà trong đó sách đóng vai trò trung tâm. Sách và Văn hoá đọc chính là nền tảng để xây dựng một xã hội học tập, sáng tạo và phát triển bền vững.
Giải pháp nào để phát triển các mô hình NN, thủy sản hiệu quả cao theo hướng an toàn, bền vững tại các tỉnh ĐBSCL?
Đó là những nội dung được các đại biểu đưa ra tại hội thảo khoa học “Giải pháp phát triển các mô hình nông nghiệp, thủy sản hiệu quả cao theo hướng an toàn, bền vững tại các tỉnh ĐBSCL” do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) phối hợp với LHH tinh Kiên Giang và Viện Nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ (Viện IHT) tổ chức ngày 12/4 tại TP Rạch Giá.

Tin mới

Thanh Hoá: Phản biện Đề án phát triển Viện Nông nghiệp tỉnh
Sáng ngày 06/05, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) tổ chức hội thảo phản biện “Đề án Phát triển Viện Nông nghiệp Thanh Hóa, giai đoạn 2026 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045” (Đề án) với sự tham dự của hội đồng phản biện, các chuyên gia của Liên hiệp hội và đại diện ban lãnh đạo, cán bộ nhân viên của Viện Nông nghiệp Thanh Hóa.
Sơn La: Góp ý kiến dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi)
Ngày 6/5, Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) đã tổ chức hội thảo tư vấn tham gia ý kiến dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Tham dự hội thảo có đại diện một số sở, ngành của tỉnh.
CT Phan Xuân Dũng: LHH Bình Định góp phần tích cực vào sự nghiệp đổi mới, hội nhập, phát triển bền vững của tỉnh nhà
Trải qua 30 năm hình thành và phát triển (06/5/1995 - 06/5/2025), Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Bình Định (LHH) đã khẳng định vai trò là tổ chức hội quần chúng do Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ, là nơi quy tụ trí tuệ, lan tỏa tri thức, lực lượng nòng cốt phát triển KH&CN, góp phần tích cực vào sự nghiệp đổi mới, hội nhập và phát triển bền vững của tỉnh nhà.
Hà Giang: Góp ý dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi)
Ngày 05/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) đã tổ chức hội thảo tư vấn, phản biện (TVPB), góp ý đối với dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi).Tham dự hội thảo có lãnh đạo đại diện các sở, ban ngành của tỉnh, các hội thành viên Liên hiệp hội, các chuyên gia TVPB ở trung ương và tỉnh.
Thúc đẩy hoạt động đăng bạ kỹ sư chuyên nghiệp ASEAN tại Việt Nam
Sáng ngày 29/4/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Hải Phòng tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Thúc đẩy công tác đăng bạ kỹ sư chuyên nghiệp tại Việt Nam”. Hội thảo do PGS.TS Phạm Ngọc Linh, Phó Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam và TS. Bùi Thanh Tùng, Chủ tịch Liên hiệp Hội thành phố Hải Phòng đồng chủ trì.