Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ bảy, 19/07/2008 00:17 (GMT+7)

Hiểu thực để "làm theo lời Bác"

Dân là gốc

Ta quen nói Bác đi tìm đường cứu nước. Nhưng theo tôi, chính là Người đi tìm PHƯƠNG cứu nước.

Hồ Chủ tịch là người "Ngôn hành tương hỗ" (lời nói gắn với việc làm) thống nhất từ khi tuổi trẻ đến lúc trở thành vĩ nhân, lãnh tụ. Người tìm đến nhân dân bằng quan điểm dấn thân chứ không đơn thuần chỉ thương dân bằng học thuyết, lời nói suông.

Từng có nhà báo quốc tế tìm đến hỏi tôi rằng, phải chăng Bác xuống bến Nhà Rồng năm ấy là để kiếm sống rồi nhân cơ hội được ra nước ngoài mới tìm đường cứu nước. Tôi nói rằng phải hiểu Người giỏi chữ Nho, gia đình khoa bảng, hoàn toàn đủ điều kiện để mưu cầu một cuộc đời yên ấm, sung sướng. Nhưng người đã dấn thân, cởi áo con quan xông vào đám phu bốc vác. Chọn con đường phu bốc vác. Có thể nói, Người đã có một tư duy mở, không còn đi xe cút kít, đi đò, mà là tàu thủy, tàu hỏa.

Như vậy ngay từ đầu bao giờ Bác cũng đi bằng con đường của nhân dân lao động. Tại sao Người lấy tên Đảng Lao động? Vì cả cuộc đời Người gắn với hoạt động thực tiễn, thực tiễn của nhân dân và luôn sống với nhân dân!

Khi Người để trần đội mũ xuống biển kéo lưới với ngư dân ai cũng ngỡ đây là một ông già biển cả, vì Người thành thạo từ tên ngư cụ cho đến cách buông neo, chèo thuyền. Rồi Bác xắn quần chân trần xuống ruộng nhặt từng hạt thóc; hay cầm dây tát nước lại thấy như một lão nông tri điền. Lúc ngồi với trí thức lại như một học giả. Đi với bộ đội lại trông như một lão quân nhân.

Bác đi xuống dân không phải vi hành theo kiểu cưỡi ngựa xem hoa mà là sự dấn thân. Dấn thân để mình cũng là dân, tư tưởng ấy hình thành từ tấm bé, từ giáo dục gia đình, qua thầy học rồi bạn bè. Người thể hiện nó ngay trong đời sống: không ăn ngon hơn khi dân đang đói; không mặc sang hơn khi dân đang rách. Đó là phép tu thân, lấy bản thân mình làm bài học.

Đó là lý do Người luôn nói, "dân là gốc"chứ không phải lấy "dân làm gốc".

Gần dân, Bác đã có được sức mạnh của niềm tin và niềm tin ấy giúp Bác có được sức mạnh ý chí của cả toàn dân để cùng dân làm nên những kỳ tích.

Đã gần dân, sống trong lòng nhân dân thì rất hiếm khi tham nhũng, khó lòng và ít điều kiện để tham nhũng. Bài học ấy từ Người, chúng ta chưa thuộc.

"Sĩ, Công, Nông, Binh"

Với Bác, dân không chỉ là những người dân lao động. Dân là tất cả những tầng lớp nhân dân của dân tộc Việt Nam . Vì chữ dân rộng lớn đó mà sau này, Người mời cả ông vua Bảo Đại ra làm cố vấn, mời những người trong chế độ cũ như cụ Huỳnh Thúc Kháng; cụ khâm sai đại thần Phan Kế Toại hay cụ Bùi Bằng Đoàn là một đại thần thượng thư Bộ Hình tham gia Chính phủ...

Người từng nói: Khi mất nước thì dân Việt Nam ta dù giàu hay nghèo ai cũng có lòng yêu nước. Mỗi người một hoàn cảnh, mức độ yêu nước có khác nhau, nhưng nếu chúng ta biết cách khơi dậy thì ai nấy đều xả thân vì nước. Năm ngón tay có ngón ngắn ngón dài, nhưng dài ngắn gì cũng nằm trong lòng bàn tay. Mình biết sử dụng đúng lúc đúng chỗ sẽ phát huy được hết.

Bởi thế, ngay sau cách mạng khi trở về Hà Nội Người đã chọn ở nhà ông Trịnh Văn Bô (48 Hàng Ngang) và viết Tuyên ngôn Độc lập, một cửa hàng ngay giữa phố trung tâm Hà Nội trong một gia đình đại tư sản.

Bác luôn giữ cái nhìn truyền thống như dân tộc ta từ xưa tới nay luôn hình thành một cấu trúc xã hội nhất sĩ, nhì nông. Nhất sĩ, nghĩa là đề cao trí tuệ, đề cao tri thức. Bác Hồ luôn muốn giữ cấu trúc:

"Sĩ – Nông – Công – Thương – Binh” đoàn kết lại như sao vàng năm cánh để đánh tan phát xít Nhật - Tây"...

Năm đó, từ chiến khu Tân Trào về, Bác được báo sẽ về ở trong một gia đình đại tư sản tại Hàng Ngang. Khi biết đây là gia đình đã giúp Việt Minh bao năm, có ông Trịnh Văn Bính (sau này được mời ra làm Thứ trưởng Bộ Tài chính) là trí thức học ở Pháp mới về, phu nhân của ông Bô là con gái nhà nho yêu nước Hoàng Đạo Phương, anh trai ông Hoàng Đạo Thúy, thế là Bác yên tâm.

Ngày 13 tháng 10 năm1945, Bác đã viết ngay thư cho giới công thương, tư sản thành lập Công thương đoàn yêu nước, chính thức gia nhập Mặt trận Việt Minh, Đảng Dân chủ đại diện cho tư sản, Đảng Xã hội đại diện cho giới trí thức ra đời và hai Đảng này đã cùng tồn tại với Đảng Lao động (nay là Đảng Cộng sản) nằm trong mặt trận Việt Minh.

Trong bộ máy Chính phủ bấy giờ không phải chỉ có Việt Minh mà còn nhiều người xuất thân từ trí thức và tư sản, cũng không chỉ có Đảng viên cộng sản mà có nhiều người ngoài Đảng. Ông Ngô Tử Hạ (có nhà in lớn). Cụ Hoàng Minh Giám con nhà gia thế được mời ra làm Thứ trưởng Bộ Nội vụ, sau đó làm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, ông Nguyễn Văn Huyên - Bộ trưởng Bộ Giáo dục; ông Vũ Đình Hòe Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Ông Đặng Phúc Thông, trí thức lớn, nổi tiếng của Pháp làm Bộ trưởng Bộ Giao thông,linh mục Phạm Bá Trực làm phó Chủ tịch thường trực Quốc hội> Từ năm 1951, do những luồng tư tưởng khác nhau đã hạn chế dần số lượng trí thức - tư sản để công nông giữ các cương vị trong Chính phủ. Cái kết cấu truyền thống mà Bác tâm đắc đã bị thay đổi vì thiểu số phải phục tùng đa số.

Việc gì có lợi cho Dân thì làm

Việc gì nhỏ mà có lợi cho dân như trồng một luống rau trước khi di chuyển để người sau có cái ăn Bác cũng sẵn sàng làm.

Còn những việc lớn cho dân đến bây giờ người dân vẫn còn tâm đắc với những điều mà Bác đã từng tiên liệu. Trong Di chúc, Bác đã lường trước được những khó khăn sau giải phóng đất nước. Bác ghi rõ: hãy chuẩn bị ngay từ bây giờ đừng để đến khi thời cơ đến chúng ta sẽ bị động. Cần chú trọng phát triển kinh tế bằng khả năng của mình, mở cửa, tranh thủ ngay mọi sự đóng góp bên ngoài. Từ năm 1946, trong một văn bản gửi Liên hiệp quốc nhằm cứu vãn một cuộc chiến sắp xảy ra, Bác có có dùng cụm từ: " Sẵn sàng mở cửa hợp tác toàn diện". Ngày 8 tháng 2 năm1946, Người đã nói với vị tướng Pháp Xanh-tơ-ni rằng, "Việt Nam sẵn sàng làm bạn với thế giới".

Bây giờ, tuy nói rằng "làm theo lời Bác" nhưng không ít việc chưa làm theo đúng ý nguyện của Người nếu không nói có việc làm trái với lòng mong ước được Người ghi trong Di chúc.

Nhân ngày sinh nhật của Người, tôi chỉ cầu mong chúng ta hiểu thực về Bác, để phấn đấu làm “theo lời Bác”...

Xem Thêm

Kỷ niệm 5 năm thành lập báo điện tử Tầm nhìn
Tại Lễ kỷ niệm thay mặt Đoàn Chủ tịch Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, ông Phan Tùng Mậu đã chúc mừng tập thể cán bộ, phóng viên báo điện tử Tầm Nhìn nhân dịp 5 năm thành lập, ghi nhận những thành quả mà...
Chiến thắng vĩ đại mùa Xuân 1975
Chiến dịch lịch sử  Lúc này, tập đoàn phòng ngự lớn của địch ở Sài Gòn - Gia Định tuy số lượng còn đông nhưng đã bị chia cắt, cô lập cao độ và sức chiến đấu đã giảm sút hẳn. 
Vẻ đẹp đặc hiệu của nhà trí thức
Vàng là đẹp, là quý giá. Nhưng không phải vàng nào cũng giá trị như nhau? Có vàng thật, có vàng giả, có cả mạ vàng như thật. Học thức và bằng cấp cũng vậy. Có học thật, có học giả, có bằng thật, có bằng giả như thật. Đại...
Mùa Xuân là Tết trồng cây
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đã đề xướng, tổ chức, xây dựng Tết trồng cây trở thành một phong trào quần chúng rộng rãi, sôi nổi và bền vững. Tháng 11-1959, nhân đợt thi đua lấy thành tích mừng Đảng ta 30 tuổi, Chủ tịch Hồ Chí Minh...
Bác Hồ vui Tết đón Xuân trong lòng Tổ quốc
Tết Mậu Tý (1948) Tết mừng chiến thắng Thu Đông năm Đinh Hợi phá tan cuộc tấn công của giặc Pháp lên Việt Bắc và phấn khởi mừng thọ Bác Hồ 58 tuổi: Chính phủ họp nghe Bộ Quốc phòng báo cáo chiến thắng giặc Pháp tại An toàn khu.
Đại tướng Lê Trọng Tấn - Những ngày đầu cách mạng
Giữa năm 1942, tôi đến một cơ sở cách mạng ở làng Lương Yên. Đang nói chuyện thì một quân nhân trong bộ đồ nhà binh Pháp ở phía cổng đi vào. Tôi lánh sang buồng bên cạnh nói chuyện với các em đang học. Khi người ấy về, chủ...

Tin mới

Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức KH&CN & LHHVN trong hoạt động của MTTQVN các cấp
Nhằm thảo luận, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh và phát huy sức mạnh trí tuệ của đội ngũ trí thức trong hệ thống LHHVN tham gia vào các hoạt động của MTTQVN, nhất là trong hoạt động TV,PB&GĐXH, LHHVN tổ chức Hội thảo Giải pháp phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức trong hoạt động của MTTQVN các cấp. Hội thảo được tổ chức vào chiều ngày 19/11, tại trụ sở LHHVN.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…
Tập huấn nâng cao kiến thức về chuyển đổi số cho hội viên tại tỉnh Lào Cai
Trong hai ngày 15 – 16/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai và Trường Cao đẳng Lào Cai tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao kiến thức về chuyển đổi số” tại Tp. Lào Cai. Hội nghị đã thu hút sự tham dự của hơn 100 đại biểu, học viên là hội viên của Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai.
Đề xuất giải pháp phát triển công nghiệp SX cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc
Ngày 12/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Sơn La và Hội Giống cây trồng Việt Nam tổ chức Hội thảo “Phát triển công nghiệp sản xuất cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc” tại thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.