Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 21/11/2005 14:10 (GMT+7)

Hiện tượng nở rộ các nhà chế tạo ‘chân đất’: Khoa học tiến hay lùi?

"Kỹ sư" không bằng cấp

Xuất phát từ mong muốn giúp vợ mình và bà con làng dệt chiếu thủ công An Hiệp đỡ cơ cực, anh nông dân Nguyễn Văn Long (ấp Thuận Diễn, An Hiệp, Châu Thành, Bến Tre) đã mô phỏng cách kéo tay dệt và cách luồn sợi lác của người phụ nữ bằng máy.

Ban đầu, Long chế tạo nó bằng các vật liệu thô sơ như gỗ, sắt... thu gom được. Sau khi có mô hình, Sở KHCN tỉnh Bến Tre mới đến và khảo nghiệm, rồi hỗ trợ anh 19 triệu đồng để chế tạo một chiếc máy hoàn chỉnh. Long cho biết: "Trung bình hai người thợ - một dệt, một luồn lác - dệt được bốn tấm chiếu mỗi ngày nhưng bây giờ có máy, chỉ cần một thợ đứng máy một ngày là có thể dệt được từ 5-15 tấm chiếu".

Còn chiếc máy bóc vỏ và tách hạt ngô của anh Huỳnh Thái Dương (xã Hàm Đức, Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận) lại có hoàn cảnh ra đời khá ngộ nghĩnh. Trong một lần đến huyện Tánh Linh vào đúng dịp thu hoạch ngô, thấy bà con nông dân phải dùng tay bóc vỏ, cạy hạt đến bật móng, chảy máu, Dương nghĩ "Lúa tuốt được bằng máy, tại sao ngô phải làm tay?". Vậy là anh bắt tay nghiên cứu làm thử trên cơ sở chiếc máy tuốt lúa. Đến lần thử nghiệm thứ bảy thì thành công.

Chiếc máy ra đời mỗi giờ tách được 4-5 tấn hạt mà tiêu hao chỉ 1,5 lít dầu, hao hụt lại rất thấp, chỉ 3 kg/tấn hạt. Từ ngôi nhà ở làng quê xã Hàm Đức, đến nay đã có khoảng 500 máy bóc vỏ, tách hạt gắn "mác" Huỳnh Thái Dương hiện diện trên các đồng ngô ở Việt Nam.

Đến giờ, cả làng nghề bánh tráng Phú Hòa Đông (huyện Củ Chi - TP Hồ Chí Minh) cũng chưa hết xôn xao, trầm trồ tài nghệ của anh Ba Phận (Lâm Văn Phận, ở ấp Phú Mỹ, xã Phú Hòa Đông). Vì hoàn cảnh khó khăn, anh đành bỏ ngang bậc tiểu học, đi làm công nhân cho một xí nghiệp sản xuất bánh tráng có dây chuyền nhập từ Thái-lan. Khi thất nghiệp trở về làng bánh tráng Phú Hòa Đông, Ba Phận nghĩ ngay đến chuyện chế máy làm bánh tráng theo mẫu của Thái. Vật lộn mấy tháng trời, chiếc máy cũng ra đời. Với giá thành chỉ từ 60 - 70 triệu đồng, máy của Ba Phận chiếm lĩnh các làng nghề bánh tráng xuất khẩu ở huyện Củ Chi và tỉnh Tây Ninh.

Mừng, khuyến khích, nhưng...

Mới dây, tại hội chợ Techmart 2005 diễn ra tại TP Hồ Chí Minh, 15 gian hàng của 15 "nhà khoa học chân đất" đã thu hút khách tham quan chẳng kém gì hàng nghìn thiết bị công nghệ của các nhà khoa học chính quy tham gia triển lãm.

Tuy nhiên, lâu nay dường như chúng ta quá thổi phồng các sáng chế của nông dân mà quên đi mặt trái của sự việc. Theo tiến sĩ Nguyễn Như Nam, Khoa Cơ khí - Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh, một chuyên gia lâu năm trong ngành cơ giới nông nghiệp, những sáng chế "tay ngang" đều dựa trên những sáng chế đã có trước của các nhà khoa học. Cái khác là máy do nông dân làm ra "gần" với điều kiện sử dụng cụ thể hơn, vận hành thuận tiện nhờ tinh giảm một số chức năng của máy gốc. Và yếu tố thuyết phục nhà nông mua máy là giá rẻ. Thế nhưng, sẽ rất lãng phí, kém hiệu quả nếu cứ để các "tay ngang" chăm chăm đi chế tạo những cái đã có trước đó hàng chục năm. Nếu có một cơ chế để nông dân hợp tác với nhà khoa học thì mọi việc sẽ tốt hơn nhiều. Do vậy, nếu không nhìn thấy cái hại của chuyện để nông dân "tự bơi" thì không khéo lại cổ súy cho phong trào hình thành "đại công trường" sáng chế sản phẩm cấp thấp.


Nguồn: SGGP 11/2005

Xem Thêm

Nhiều ý kiến tâm huyết của các nhà khoa học gửi tới kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV
Tại hội thảo “Một số ý kiến của trí thức khoa học công nghệ gửi tới Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV” diễn ra sáng 9/4, các chuyên gia, nhà khoa học đã đóng góp nhiều ý kiến vào các nội dung quan trọng về kinh tế-xã hội, tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW...
Xây dựng ngành năng lượng bền vững cần sự tham gia tích cực của đội ngũ trí thức và nhà khoa học
Để có thể xây dựng và phát triển ngành năng lượng và điện lực Việt Nam theo hướng bền vững, xanh, TS. Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam nhấn mạnh cần phải có sự tham gia tích cực của đội ngũ khoa học và trí thức trong công tác tư vấn và phản biện...
Cần sớm hoàn thiện quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kỹ thuật điện
Việc xây dựng và ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Kỹ thuật điện - Hệ thống lưới điện là bước đi quan trọng nhằm đảm bảo tính an toàn, đồng bộ, hiệu quả cho hệ thống điện trong bối cảnh chuyển dịch năng lượng và phát triển hạ tầng lưới điện hiện đại.
Xúc tiến hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm hoạt động đối ngoại nhân dân
Sáng ngày 19/3, tại thành phố Phan Thiết, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Bình Thuận (Liên hiệp hội) phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) và Học viện Ngoại giao tổ chức Hội thảo với chủ đề “Xúc tiến hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm hoạt động đối ngoại nhân dân”.

Tin mới

VUSTA TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ PHỐI HỢP TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN VIỆN TRỢ KHÔNG HOÀN LẠI
Ngày 4/3/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) đã phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Đà Nẵng tổ chức hội thảo “Nâng cao hiệu quả phối hợp trong công tác quản lý các dự án viện trợ không hoàn lại” tại thành phố Đà Nẵng.
Đẩy mạnh hoạt động đối ngoại nhân dân, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế
Ngày 10/4/2025, tại TP. Hồ Chí Minh, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh (LHH TPHCM) tổ chức hội thảo “Nâng cao hiệu quả hoạt động hợp tác quốc tế của các tổ chức trực thuộc và hội thành viên khu vực phía Nam”.
Giải pháp nào để phát triển các mô hình NN, thủy sản hiệu quả cao theo hướng an toàn, bền vững tại các tỉnh ĐBSCL?
Đó là những nội dung được các đại biểu đưa ra tại hội thảo khoa học “Giải pháp phát triển các mô hình nông nghiệp, thủy sản hiệu quả cao theo hướng an toàn, bền vững tại các tỉnh ĐBSCL” do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) phối hợp với LHH tinh Kiên Giang và Viện Nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ (Viện IHT) tổ chức ngày 12/4 tại TP Rạch Giá.
Thanh Hoá: Kiểm tra dự án tại huyện Thường Xuân
Ngày 11/4, đoàn công tác của Liên hiệp Liên hiệp hội tỉnh do Chủ tịch Nguyễn Văn Phát làm trưởng đoàn đã đến kiểm tra tiến độ thực hiện dự án “Tăng cường khả năng ứng phó với thiên tai của cộng đồng người dân khu vực rừng đầu nguồn huyện Thường Xuân”.
Trà Vinh: 07 giải pháp nâng cao chất lượng Cuộc thi
Trải qua 15 năm, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với các sở, ngành tỉnh liên quan đã tổ chức 12 lần Cuộc thi sáng tạo dành cho thanh thiếu niên nhi đồng cấp tỉnh. Đây là một trong những hoạt động sáng tạo và là sân chơi bổ ích dành cho các em thanh thiếu niên, nhi đồng trong toàn tỉnh.
Nhiều ý kiến tâm huyết của các nhà khoa học gửi tới kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV
Tại hội thảo “Một số ý kiến của trí thức khoa học công nghệ gửi tới Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV” diễn ra sáng 9/4, các chuyên gia, nhà khoa học đã đóng góp nhiều ý kiến vào các nội dung quan trọng về kinh tế-xã hội, tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW...