Hàn Tín dụng binh
Trong cuộc đời của Hàn Tín thì trận chiến ở Tỉnh Hình là đỉnh cao rực rỡ trong sự nghiệp quân sự của ông. Lúc bấy giờ Hàn Tín được Hán Vương cho phép đưa 1.000 người, ngựa tiến đánh Trần Dư. Trong lúc đó Trần Dư có 2.000 quân. Mưu sĩ của Trần Dư cho rằng Hàn Tín dẫn một ngàn binh từ xa đến, tuy quân của Hàn Tín thắng trận liên tiếp, khí thế đang cao, nhưng cửa ải Tỉnh Hình cũng hết sức hiểm trở không thể đi lọt xe đôi, người ngựa qua đây lợi ít hại nhiều. Vì vậy Hàn Tín khó đưa được lương thảo, quân lính đi qua Tỉnh Hình. Nếu Hàn Tín điều binh vội chuyển lương thảo ắt phải đi qua núi cao, vực thẳm. Do đó Hàn Tín gặp nguy trong trận này, Trần Dư không đánh cũng thắng. Trong trận này Trần Dư không những nghe lời các quân sư mà còn dập khuôn máy móc đưa quân tìm kế bao vây Hàn Tín. Trần Dư nói: “Nếu kiên trì mai phục không xuất binh đánh chẳng bị thiên hạ cho là hèn nhát hay sao”. Còn Hàn Tín lúc này vừa cho quân mai phục gần quân địch, đồng thời ông cho dàn thế trận nghênh chiến, nhưng sau lưng là đầm nước. Trần Dư thấy vậy vội cười cho rằng: “Hàn Tín không hiểu gì về binh pháp”. Trần Dư liền đem quân hùng hổ tiến đánh rất chủ quan. Quân của Hàn Tín do ở thế trận tiến thoái lưỡng nan, sau lưng là nước, không có đường thoát thân đành liều mạng tử chiến với quân của Trần DƯ. Quân mai phục của Hàn tín thừa cơ Trần Dư bỏ trống thành đã nhanh chóng đánh chiếm, thay cờ hiệu tiến đánh sau lưng. Quân của Trần Dư vừa bị bất ngờ rơi vào thế bị động, nhìn về thành đã thấy cờ của Hàn Tín tung bay nên càng hoang mang nhụt chí và nhanh chóng tan rã. Trong vòng một ngày, Hàn Tín đã giành thắng lợi hoàn toàn, quân tướng của Hàn Tín cũng ngỡ ngàng với kết quả đó. Có người đã hỏi Hàn Tín: “Tại sao dàn thế trận sau lưng là nước, đó là điều cấm kỵ trong binh pháp”. Hàn Tín cười và trả lời rằng: “Các người chỉ biết binh pháp nói vậy chứ không biết rằng sẽ sống lại khi rơi vào hố tử đấy à”. Quân của chúng ta tuy ít, sĩ tốt thiếu nhiều từ xa đi đến; nếu không dàn trận như thế, khi Trần Dư tiến đánh tất mọi người sẽ rút chạy, thất bại thuốc về ta”.
Trận Tỉnh Hình, Trần Dư chẳng khác nào Triệu Quát chỉ biết nói binh pháp trên giấy và tôn thờ chủ nghĩa giáp điều. Chính Trần Dư tuy biết binh pháp nhưng đã “Ngã chú lục kinh” tức là bị lục kinh trói chặt. Coi lục kinh là chủ, ta là phụ, quên mất rằng chính mình là chủ.
Xét trên một góc độ nào đó giữa chủ quan và khách quan thì Trần Dư không bị Hàn Tín giết ở trận Tỉnh Hình thì sớm muộn cũng bị lục kinh giết chết. Còn Hàn Tín là con người vừa biết binh pháp nhưng hiểu được binh pháp và vận dụng binh pháp linh hoạt. Phát huy được mặt chủ quan, không máy móc dập khuôn nên giành được thắng lợi ở trận Tỉnh Hình cũng là lẽ đương nhiên.