Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 07/05/2014 21:12 (GMT+7)

Hai điểm yếu của nông nghiệp Việt Nam trong hội nhập quốc tế

  Cơ cấu cây trồng bất cân đối


Từ bao đời nay, lúa vẫn là cây nông nghiệp độc canh của Việt Nam, thu hút mức độ đầu tư rất cao về nhân sự, nghiên cứu, đất đai, cơ sở tổ chức, lao động và tài chính. Nhưng điểm yếu của phương thức độc canh này là dễ dàng phát sinh bệnh hại, dẫn đến việc phải phun xịt một lượng rất lớn thuốc bảo vệ thực vật, làm ô nhiễm nông sản và ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe của người sử dụng thuốc cũng như người tiêu dùng thực phẩm. Đồng thời, việc chú trọng quá nhiều vào lúa gạo cũng khiến nông nghiệp Việt Nam không thể khai thác hiệu quả nguồn lợi từ thị trường quốc tế dành cho một số nông sản khác, đặc biệt là rau củ quả - trên thế giới thị trường rau, hoa quả có giá trị lớn gấp 7 lần so với thị trường gạo.


Tình trạng bất cân đối cơ cấu cây trồng trên đây không chỉ do Việt Nam chưa có định hướng phát triển phù hợp với nhu cầu thực tế của thị trường thế giới, mà còn do người nông dân và các doanh nghiệp vẫn phải đối diện với nhiều rủi ro nên không dám đầu tư vào những ngành xuất khẩu đòi hỏi đầu tư công nghệ cao và có hệ thống như rau, hoa quả, chỉ tập trung sản xuất các mặt hàng nông phẩm thô như với lúa gạo, cà phê hay chè. Chính sách đất nông nghiệp chỉ cho phép sử dụng có thời hạn cũng làm tăng rủi ro cho người sử dụng đất, càng khiến các doanh nghiệp trong và ngoài nước không mặn mà với việc đầu tư có chiều sâu cho công nghệ cao trong nông nghiệp.

Vì vậy, kể cả sau khi gia nhập WTO, tổ chức thương mại có kim ngạch nhập khẩu nông sản trị giá hàng nghìn tỷ USD, Việt Nam đã xuất khẩu được nhiều hơn các sản phẩm gạo, cà phê, cao su, hạt điều, hạt tiêu, và sắn, nhưng lượng xuất khẩu các mặt hàng rau, hoa quả vẫn gần như ở mức yếu nhất.

Bảng 1. Thị trường nhập khẩu thế giới và một số mặt hàng nông sản xuất khầu chủ lực của Việt Nam. (Nguồn: FAO, http://unstats.un.org/unsd/default.htp )

Mặt hàng

Thị trường nhập khẩu thế giới, USD

2010

Xuất khẩu Việt Nam, USD

2006

2009

2010

2011

2012

Rau quả

     97,900,226,000

    300,000,000

    420,000,000

   411,500,000

     515,000,000

  770,000,0006)

Hoa

     25,000,000,000

     10,000,000

      14,200,000

     60,000,000

       60,000,000

N/A

Lúa gạo

     16,818,180,0001)

1,489,970,000

 2,600,000,000

3,230,000,000

  3,700,000,000

 3,700,000,000

Cà phê

       7,548,041,000

1,911,463,000

 1,800,000,000

1,670,000,000

  2,300,000,000

 3,740,000,000

Cao su

       7,488,707,000

1,400,000,000

 1,200,000,000

2,320,000,000

  2,700,000,000

 2,850,000,0005)

Chè

       4,369,975,0001)

    130,833,000

     180,000,000

   200,000,000

     182,000,000

    243,000,0004)

Hạt điều

       1,719,352,0002)

    653,863,000

     850,000,000

1,140,000,000

  1,400,000,000

 1,480,000,000

Sắn

N/A

N/A

N/A

N/A

    815,000,0007)

 1,312,020,000

Hạt tiêu

       1,761,363,600

    271,011,000

     328,000,000

   390,000,000

     775,000,000

    802,000,000

Thế giới

1,361,853,000,0003)

8,300,000,000            

15,300,000,000

19,150,000,000

25,000,000,000

27,310,000,000

1) Thị trường năm 2009, Trade Vietnam
2) Thị trường năm 2009, FAO
3) Thị trường thế giới năm 2006
4) Hiệp hội Chè Việt Nam VITAS, 2012
5)  www.caosu.net
6) Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền nam –  www.iasvn.org
7) Dữ liệu của 10 tháng đầu năm 2011
N/A: Chưa có số liệu


Chuỗi ngành hàng không đồng bộ

Hiện nay chúng ta đã có một số thành công trong công nghệ cao về tạo giống và cải thiện trong phương pháp canh tác: đã có nhiều giống lúa, ngô, cà phê, v.v có năng suất cao, chống sâu bệnh tốt; đã có nhiều mô hình trồng rau dùng màn che, phủ luống, trồng cà phê áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt hoặc hệ thống tưới phun có hiệu quả; đã áp dụng chế phẩm sinh học EM (Effective Microoganisms) đại trà nhiều nơi để thay thế thuốc bảo vệ thực vật và phân bón vô cơ. Nhờ những công nghệ mới này mà lúa gạo đã được trồng trên những cánh đồng lớn, cơ giới hóa, đưa sản lượng tăng cao đáng kể, từ 19 triệu tấn năm 1990 lên 32 triệu tấn năm 2000 và 42 triệu tấn năm 2011.


Tuy nhiên, vì chưa xây dựng được chuỗi ngành hàng xuyên suốt và đồng bộ, nên khi sản lượng lúa gạo đạt đỉnh thì chúng ta gặp những khó khăn như thiếu kho tàng để tạm trữ lúa sau thu hoạch, thiếu nhà mát để lưu kho, thiếu cơ sở để chế biến, và quan trọng hơn hết là thiếu thị trường để tiêu thụ một lượng hàng “thô” dồi dào trong khi hoạt động chế biến còn rất hạn chế. Thêm vào đấy, nông dân vào thời điểm thu hoạch cũng đã hết tiền nên phải bán tháo để lấy vốn cho kỳ tới. Về cơ bản các hiệp hội về nông dân và nông nghiệp Việt Nam chưa giúp nông dân giải quyết những vấn đề này một cách hiệu quả.


Kết luận

Việc đầu tư và phát triển không đồng bộ trong chuyển giao công nghệ vào chuỗi ngành hàng, những hạn chế trong thành phần sản xuất và tổ chức quản lý, đặc biệt hạn kỳ sử dụng đất và thủ tục giấy tờ rườm rà ở nông thôn đã và đang làm nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ yếu như lúa gạo, cà phê, cao su, hạt điều, hạt tiêu, trà, v.v, không ứng dụng được công nghệ cao, chất lượng thấp, và “được mùa” thì  “mất giá” – giá xuất khẩu chỉ đạt khoảng 50-60% giá trung bình thế giới. Trong khi đó, đất có thể canh tác của Việt Nam đã khai thác gần hết, người lao động ở nông thôn đã bỏ lên thành phố khá nhiều, và trong những năm tới năng suất trên một diện tích tuy sẽ vẫn tăng nhưng không ở mức đáng kể như mấy năm qua.


Vì vậy, để đột phá nông nghiệp Việt Nam chỉ có một con đường duy nhất, đó là áp dụng chính sách nông nghiệp/đất đai vì nông dân, xây dựng chuỗi ngành hàng, tích cực hỗ trợ việc đổi mới công nghệ và đưa công nghệ cao vào nông nghiệp, có như vậy mới tạo động lực để người nông dân và các doanh nghiệp linh hoạt điều chỉnh cơ cấu cây trồng, nâng cao chất lượng nông phẩm, thích nghi với nhu cầu của các thị trường và tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt trong kỷ nguyên hội nhập.

Nông sản trong thời đại WTO là sự tổng hợp của một chuỗi giá trị với sự kết hợp nhuần nhuyễn của ba khâu: i) kỹ thuật/công nghệ, ii) quy trình sản xuất nông nghiệp tốt, và iii) thành phần tham gia sản xuất. Nhưng Việt Nam chỉ mới phát triển tốt cho một vài khâu, chưa hình thành một chuỗi ngành hàng xuyên suốt, đồng bộ.

---
Australia có dân số khoảng 21,5 triệu người. Tuy lực lượng lao động trong nông nghiệp chỉ có khoảng 400.000 người, chiếm 4% lực lượng lao động nhưng chỉ số tự cung tự cấp về thực phẩm của Australia cao nhất thế giới. Sản lượng lương thực và vải vóc trung bình của mỗi người nông dân đủ để “nuôi” 190 người. Đây là con số kỷ lục, chưa có nông dân nước nào trên thế giới có thể sánh được, kể cả nông dân Mỹ. 

Australia có chính sách kinh tế thị trường hướng đến xuất khẩu. Tuy nông nghiệp chỉ chiếm 3% GDP của cả nước, nhưng chính phủ Australia vẫn luôn có chủ trương giao việc cho nông dân, xem họ là thành phần chủ quản.  Vì nông dân là chủ thể của nông thôn nên thành phần này rất được chính phủ chú trọng trong công tác tuyên truyền, giáo dục, hỗ trợ về khoa học và công nghệ. Do vậy họ luôn cố gắng xây dựng một nền nông nghiệp bền vững có lợi cho ngành và toàn xã hội. 

Ngoài ra nông dân Australia được khuyến khích thành lập Hiệp hội để quản lý ngành nghề của mình. Vì Hiệp hội là của nông dân, do nông dân thành lập nên đã thực sự giúp nông dân tổ chức tốt và quản lý hiệu quả dây chuyền sản xuất. Kiến thức rộng và kỹ năng cao của Hiệp hội đã hướng dẫn chính xác trong tính toán cung-cầu của thị trường trong và ngoài nước. Nông dân Australia do vậy không cần phải “chặt/trồng“ để theo đuôi thị trường, cũng không cần phải tiếp cận với thương lái trong những thương vụ mang tầm vĩ mô như xuất khẩu, nhập khẩu vì đã có Hiệp hội lo. Rất ít khi xảy ra cảnh “được mùa mất giá” vì thị trường luôn định hướng trước khi sản xuất. Thu nhập cao là điểm then chốt giúp nông dân Australia bám trụ, xây dựng nông thôn mới, và tiếp tục đưa nền nông nghiệp của quốc gia này tiến lên.

Xem Thêm

Yên Bái: Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà
Ngày 29/10, tại huyện Lục Yên, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lục Yên và Hội Khoa học Lịch sử tỉnh đã tổ chức hội thảo Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà phục vụ nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị và phát triển khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà.
Hướng tới một ngành chăn nuôi an toàn, hiệu quả và bền vững
Ngày 18/10 tại thành phố Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Chăn nuôi Việt Nam và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: Áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học và tuần hoàn nâng cao hiệu quả sản suất trong chăn nuôi trang trại nhỏ và hộ gia đình.

Tin mới

Phú Thọ: Đề xuất xây dựng dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
Sáng 26/11, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội thảo “Nghiên cứu, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025; đề xuất khâu đột phá và một số nhiệm vụ trọng tâm phục vụ xây dựng dự thảo Văn kiện ĐH Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025 - 2030” đối với đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà KH thuộc các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh.
Bộ TT&TT làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết việc thực hiện Quyết định số 362/QĐ-TTG
Chiều ngày 27/11, tại trụ sở LHHVN, Đoàn công tác của Bộ TT&TT đã có buổi làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết Quyết định số 362/QĐ-TTG ngày 03/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025. Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương và Phó Chủ tịch LHHVN Phạm Ngọc Linh chủ trì buổi làm việc.
Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.