"Giáo dục con người cốt lõi là hiểu tâm lý và giá trị con người", đó là tâm sự của Giáo sư - Viện sĩ (GS-VS) Phạm Minh Hạc, nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục, một người trải bao năm tâm huyết với ngành giáo dục Việt Nam nay dù đã ở tuổi 75, ông vẫn đang miệt mài theo đuổi những nghiên cứu phục vụ sự nghiệp “trồng người” của nước nhà... Một sáng tháng 4 trời Hà Nội mưa lất phất, một người đàn ông tóc đã điểm bạc xuất hiện tại trường Phổ thông cơ sở Marie Curie. Việc đến thăm các trường, lớp là một công việc không thể thiếu với GS-VS Phạm Minh Hạc. Nghiên cứu tâm lý học sinh khi các em nghe giảng, trao đổi kinh nghiệm với các giáo viên... chính là cách ông tiếp cận gần nhất với môi trường giáo dục và thu thập thêm các thông tin cho những công trình nghiên cứu tâm lý học giáo dục mà ông theo đuổi hàng chục năm qua. GS-VS Phạm Minh Hạc dự một buổi học tại trường Phổ thông cơ sở Marie Curie (Hà Nội). GS-VS Phạm Minh Hạc trao đổi, giao lưu với các học sinh trường Phổ thông cơ sở Marie Curie GS-VS Phạm Minh Hạc trao đổi kinh nghiệm giảng dạy, tâm lý học sinh với các thầy, cô giáo trường Phổ thông cơ sở Marie Curie (Hà Nội). GS-VS Phạm Minh Hạc tham dự Hội nghị kỷ niệm 20 năm thành lập Tổ chức hỗ trợ phát triển Giáo dục – Khoa học – Y tế miền núi (HEDO), nơi ông gắn bó và làm việc từ thời kỳ mới thành lập. Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết với GS-VS Phạm Minh Hạc và Đoàn đại biểu Hội đồng chức danh Giáo sư Nhà nước GS-VS Phạm Minh Hạc vui cùng các cháu mầm non ở Hà Nội trong ngày khai giảng năm học 2006-2007. Dù đã ở tuổi 75 nhưng hàng ngày GS-VS Phạm Minh Hạc vẫn dành nhiều thời gian cho công việc nghiên cứu khoa học. Ở phương Tây, tâm lý học giáo dục đã phát triển từ cuối thế kỷnbsp;XIX nhưng ở Việt Nam thì vào những năm 50 của thế kỷ XX vẫn còn rất mới mẻ. Khi đang là sinh viên Văn khoa trường Đại học Văn khoa Hà Nội (1954), Phạm Minh Hạc đã có những suy nghĩ khoa học về tâm lý và con người, bởi ông luôn tâm niệm cốt lõi của giáo dục chính là hiểu được tâm lý và giá trị con người. Vì vậy, sau khi tốt nghiệp Văn khoa, ông học tâm lý học để trang bị cho mình thêm nhiều kiến thức về lĩnh vực này, đặc biệt là về tâm lý con người. Cũng từ đó, ông đã dành phần lớn thời gian dày công nghiên cứu con người. Bàn về giá trị con người, GS-VS Phạm Minh Hạc, đã có những phân tích khá thú vị như sau: con người là tột đỉnh tiến hóa của thế giới, sinh vật và nấc thang phát triển cao nhất của con người chính là “nhân cách” và “nhân cách” của con người lại được đánh giá bằng chuẩn mực của xã hội. Chúng ta sẽ có thái độ ứng xử với con người một cách đúng đắn khi chúng ta tôn trọng quyền sống, quyền công dân, quyền con người, quyền phát triển của mỗi con người. Nhân loại đã có hàng nghìn, thậm chí hàng vạn cuốn sách bàn về con người. Song, cách hiểu về con người như GS-VS Phạm Minh Hạc quả là có những góc cạnh riêng của nó. Từ năm 1962 đến nay, GS-VS Phạm Minh Hạc đã liên tục làm công tác giảng dạy, quản lý, nghiên cứu khoa học nên ông phải chia thời gian một cách khoa học và hợp lý để có được những đóng góp hiệu quả nhất. Làm chủ nhiệm nhiều công trình cấp nhà nước, đồng tác giả và chủ biên hàng chục cuốn sách, tham gia viết nhiều bài báo khoa học đăng trên các tạp chí khoa học uy tín trong và ngoài nước, giữ nhiều chức danh khoa học, có thể nói GS-VS Phạm Minh Hạc đã gắn bó cả cuộc đời cho sự nghiệp nghiên cứu khoa học. Một kỷ niệm thường được GS kể lại là năm 1990, ông đề xuất với Chính phủnbsp;kế hoạch 10 năm phổ cập giáo dục tiểu học và xóa mù chữ. Sau 10 năm, ngày 26/12/2000, khi không còn là Bộ trưởng, ông được Chính phủ giao trách nhiệm công bố với cả nước và thế giới việcnbsp;ViệtNamđã hoàn thành chương trình xóa mù chữ và phổ cập tiểu học. Trong thời gian hoạt động tại Tổ chức hỗ trợ phát triển Giáo dục - Văn hoá - Y tế (HEDO), cùng với những chuyến công tác miền núi, ông luôn tâm niệm rằng tại các vùng núi, vùng sâu, vùng xa, phải thực sự coi đầu tư vào giáo dục như kiên cố hóa tất cả các trường lớp, lo đủ sách vở, thậm chí cả quần áo rét cho học sinh miền núi là biện pháp số một để thực hiện phát triển văn hóa giáo dục và xóa đói giảm nghèo. Khi được hỏi về định hướng giáo dục củanbsp;Việt Namnbsp;hiện nay và mai sau ông cho rằng cần phải xây dựng hệ giá trị chung cho người Việt Nam ngày nay và phổ biến đến từng em học sinh, sinh viên. Hiếm thấy một nhà khoa học nào vừa hoàn thành tốt công tác lãnh đạo, quản lý, vừa nghiên cứu khoa học lại có những quan tâm sâu sắc về xã hội như ông. Và hôm nay ông vẫn như con tằm đang tiếp tục nhả tơ để cống hiến cho nền khoa học Việt Nam, đặc biệt là nền khoa học nghiên cứu con người. |
Giáo sư - Viện sĩ Phạm Minh Hạc (3/2010).
|
GS-VS Phạm Minh Hạc: Sinh ngày 26-10-1935 tại huyện Thanh Trì, Hà Nội. - Nhận bằng Tiến sĩ năm 1971 và Tiến sĩ Khoa học năm 1977, tại Liên bang Xô Viết. - Được phong chức danh Giáo sư Tâm lý học năm 1984; Là tác giả, đồng tác giả và chủ biên 59 công trình về các chuyên ngành như: tâm lý học thần kinh, tâm lý học nhân cách, tâm lý học đại cương, tâm lý học nhân học; chiến lược giáo dục,nbsp;nghiên cứu con người… - Từng giữ các chức vụ: Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục; Thứ trưởng, và sau đó là Bộ trưởng Bộ Giáo dục; Phó Trưởng ban thứ nhất Ban Khoa giáo Trung ương; Chủ tịch Hội đồng chức danh Giáo sư Nhà nước; Phó ban Thứ nhất Ban Khoa giáo Trung ương. - Được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhất, Huân chương Lao động hạng Nhất... |
|