Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 24/08/2005 21:24 (GMT+7)

Giáo sư và Phó giáo sư: “Chức danh” hay “học hàm”?

Tiếc là chưa có điều tra nào về tình hình bầu GS/PGS ở mỗi thời kỳ khác nhau ứng với các “chức danh”, “học hàm”, hay “chức vụ”. Song phải thừa nhận những cụm từ này suy cho cùng chỉ là hình thức, là cái vỏ của nội dung GS/PGS.

Tuy nhiên hình thức không thể không ảnh hưởng đến cái lõi nội dung GS/PGS và trong những hoàn cảnh nhất định, mức độ ảnh hưởng có thể ít hoặc nhiều.

Xin lấy ngày 19/9/2001, thời điểm ra Quyết định số 138/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc giao nhiệm vụ cho Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước (CDGSNN), làm mốc để xem xét tên gọi “chức danh” đi vào cuộc sống thế nào.

Phải thừa nhận kể từ khi tên gọi “chức danh” được chính thức sử dụng, bên cạnh nhiều lý do khác, việc xét phong GS/PGS có sựtăng nhanh về số lượng. Suốt 16 năm, từ năm 1980-1996, ta mới xét phong được 4.449 GS/PGS. Trong vòng 4 năm mà cụm từ “chức danh” được sử dụng, từ 2001-2004, có tới 1.935 GS/PGS được phong mặc dù hầuhết các điều kiện, tiêu chuẩn xem xét ngặt nghèo hơn xưa.

Kèm theo đó là các kiến nghị về chính sách và chế độ ưu đãi cho GS/PGS ngày càng nhiều và dồn dập hơn, nhất là kiến nghị xem “chức danh” GS/PGS như là một “chức vụ” và cần có một thang bảng lương riêng cho “chức vụ” này.

Không hiểu vì sao đến thời điểm này, kiến nghị tăng lương theo “chức” đó cho các GS/PGS chưa được phê duyệt. Song tình trạng phấn đấu cho có bằng được “chức danh” GS/PGS có vẻ quyết liệt hơn, kể cả trong khối không tham gia giảng dạy.

Có đợt, nhiều quan chức được xét duyệt trong khi các nhà giáo đang giảng dạy lại không trúng mặc dù họ đầy đủ tiêu chuẩn. Trong số hơn 500 GS đang làm việc, có không dưới 100 người không làm việc ở các cơ sở đào tạo hoặc nghiên cứu. Với hơn 2.500 PGS, con số đó là trên 300 vị.

PGS.TSKH. Lê Cảm, Chủ nhiệm khoa kiêm Trưởng Bộ môn Tư pháp Hình sự, khoa Luật, ĐH Quốc gia Hà Nội, trong văn bản kiến nghị mới đây gửi Hội đồng CDGSNN, hỏi thẳng, không rõ khi thay đổi tên gọi GS/PGS, những người có trách nhiệm có trình cho Thủ tướng Chính phủ đầy đủ luận cứ xác đáng và đảm bảo sức thuyết phục.

Theo PGS.TSKH. Lê Cảm, GS/PGS chẳng qua chỉ là các học hàm khoa học và chỉ gắn với những ai có tham gia các hoạt động giảng dạy đại học (ĐH), sau ĐH, và nghiên cứu khoa học, khi đáp ứng đầy đủ các tiêu chí do luật định. Một khi không tham gia các hoạt động này nữa, lẽ ra các học hàm đó không còn nữa.

Tại các nước văn minh, chỉ có các tiến sỹ lao động trong các lĩnh vực giảng dạy ĐH, sau ĐH và nghiên cứu khoa học, đáp ứng đầy đủ các tiêu chí do luật định, mới được phong các học hàm GS/PGS. Một khi chuyển sang lao động trong lĩnh vực khác hoặc về hưu, đương nhiên không còn các học hàm đó nữa.

TS Henri Kissinger những năm giảng dạy, nghiên cứu khoa học ở Học viện Quan hệ quốc tế (Bộ Ngoại giao Mỹ), có học hàm GS. Khi được bổ nhiệm chức Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, ông không còn học hàm GS nữa. Thay vào đó, người ta gọi ông là TS.        

Các tiến sỹ khoa học (TSKH), tiến sỹ (TS), hay thạc sỹ (Th.S), được bảo vệ trước hội đồng khoa học chuyên ngành và vì thế, có học vị vĩnh viễn dù sau khi nhận học vị người đó không tham gia giảng dạy nữa. Nhưng với học hàm khoa học lại không thể thế. Mặt khác, ngay trong quy định hiện hành, một khi tước bỏ hoặc buộc thôi đối với người nào không xứng đáng với GS/PGS, chỉ có thể tước bỏ hoặc buộc thôi “học hàm” khoa học, chứ không thể tước “chức danh” trong biên chế công chức.

GS/PGS chính là các học hàm khoa học chủ yếu dành cho các nhà giáo được Nhà nước phong tặng vì đáp ứng đủ các tiêu chí do luật định trong các hoạt động (lĩnh vực) đào tạo và nghiên cứu khoa học, chứ không thể và không nên coi là các chức danh trong biên chế công chức Nhà nước được.

Thời kỳ chúng ta thừa nhận tên gọi “học hàm”, số lần xét phong rất ít. Nhưng đại đa số những người được xét phong đều xứng đáng và phát huy hiệu quả cao trong công tác. Có năm như 1984 và 1991, số được xét phong học hàm vượt quá 1.000 mỗi đợt mà chất lượng nhìn chung vẫn đảm bảo.

Chỉ có nhận thức khoa học mới tránh tình trạng làm mất hết ý nghĩa của GS/PGS khi chúng được phong cho một số người không xứng đáng. “Khi đặt tên gọi cho GS/PGS, không thể tùy tiện theo ý chí chủ quan, duy ý chí của cá nhân hay một nhóm nào đó” - PGS.TSKH. Lê Cảm, một trong hai TSKH đầu tiên của giới luật học Việt Nam, khẳng định.

Theo Tiền Phong 22/08/2005

GS Vũ Tuyên Hoàng (nông nghiệp) là một trong số hàng trăm nhà khoa học tiêu biểu được phong giáo sư thời tên gọi “học hàm” vẫn được dùng thay vì tên gọi “chức danh” hiện nay

GS Vũ Tuyên Hoàng (nông nghiệp) là một trong số hàng trăm nhà khoa học tiêu biểu được phong giáo sư thời tên gọi “học hàm” vẫn được dùng thay vì tên gọi “chức danh” hiện nay

Xem Thêm

Cao Bằng: Đẩy mạnh hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội
Hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội có vai trò quan trọng nhằm bổ sung thêm những luận cứ khoa học, cơ sở thực tiễn một cách khách quan, tạo ra sự đồng thuận giữa các cơ quan quản lý, đối tượng quản lý và cộng đồng xã hội, đồng thời tạo ra tính khả thi, hiệu quả khi kết quả tư vấn, phản biện được áp dụng vào thực tiễn đời sống.
Dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô phải minh bạch phương án tài chính
Khẳng định đầu tư theo phương thức đối tác công tư(PPP) đối với dự án thành phần 3 đầu tư xây dựng đường cao tốc thuộc DA Đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội là cần thiết, chuyên gia lưu ý, Nhà nước phải minh bạch phương án tài chính, có phương án tổ chức giao thông rõ ràng, nhất là đối với các phương tiện liên tỉnh bắt buộc phải đi qua Vành đai 4 để bảo đảm quyền lợi nhà đầu tư.
Các nhà khoa học góp ý cho Dự án Vành đai 4 – Vùng Thủ đô
Ngày 12/9, Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) phối hợp với Tổng hội Xây dựng Việt Nam và Hội Khoa học và kỹ thuật Cầu đường Việt Nam tổ chức Hội thảo "Tác động của việc xây dựng Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc theo phương thức đối tác công tư thuộc Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội".
Nâng cao hiệu quả công tác tư vấn phản biện của Liên hiệp hội Việt Nam
Thời gian qua Liên hiệp Hội Việt Nam (LHHVN) đã chủ trì tổ chức thực hiện nhiệm vụ tư vấn, phản biện và giám định xã hội (TV, PB &GĐXH) rất sôi nổi. Rất nhiều cuộc toạ đàm, hội thảo đã được tổ chức, các hội thành viên, các tổ chức trực thuộc đã đóng góp được những ý kiến rất phong phú, bổ ích.
Phát huy hiệu quả hoạt động tư vấn phản biện và giám định xã hội
Hoạt động TVPB&GĐ XH là hoạt động mang tính xã hội, độc lập, khách quan, do trí thức đóng góp trí tuệ, cung cấp cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn cho Nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền làm cơ sở đánh giá, phân tích và quyết định các vấn đề về đường lối, chủ trương, chính sách quan trọng và những chương trình, dự án lớn có liên quan về KH&CN, GD&ĐT và chính sách xây dựng đội ngũ trí thức.
Liên hiệp Hội Sơn La: Đẩy mạnh hoạt động tư vấn phản biện
Hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội có vai trò quan trọng nhằm bổ sung thêm những luận cứ khoa học, cơ sở thực tiễn một cách hiện thực, khách quan, tạo ra sự đồng thuận giữa các cơ quan quản lý, đối tượng quản lý và cộng đồng xã hội, tạo ra tính khả thi, hiệu quả khi áp dụng vào thực tiễn đời sống.
Phát triển nhà ở xã hội: Cần bổ sung cụ thể vào Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi)
Trong tờ trình về dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) gửi Thủ tướng Chính phủ mới đây, Bộ Xây dựng cho biết, nhiều năm qua, việc chăm lo giải quyết nhà ở cho người dân luôn được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm quan tâm và xác định là nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Tin mới

84 giải pháp đoạt giải Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 17
Tối 23/4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Quỹ Hỗ trợ Sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (Vifotec) đã phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Ðoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức tổng kết và trao giải thưởng Hội thi Sáng tạo kỹ thuật lần thứ 17 (2022-2023).
Bí thư TW Đảng Nguyễn Trọng Nghĩa: Hoạt động của LHHVN ngày càng đổi mới, ổn định và phát triển
Phát biểu tại buổi làm việc với LHHVN, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa đã khẳng định những thành quả, nỗ lực của LHHVN trên chặng đường hơn 40 năm hình thành và phát triển, đồng thời nhận định hoạt động của LHHVN có nhiều đổi mới, ổn định, phát triển hơn.