Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 03/12/2010 21:09 (GMT+7)

“Edison” Việt Nam

Gọi là khoa học thì to tát quá...

Anh Dũng kể: “Khoảng 7 năm trước, tôi bắt đầu “mày mò” với đống sắt vụn, ốc vít để chế tạo máy phát điện bằng năng lượng sóng. ý tưởng này đến với tôi trong những lần đi biển. Chứng kiến cảnh tàu thuyền của ngư dân phải đầu tư khá nhiều tiền để trang bị một chiếc máy phát điện, tôi đã nghĩ đến việc sử dụng sóng biển để tạo ra điện. Nước ta có bờ biển dài, nếu không có cách nào để biến sóng thành năng lượng thì lãng phí vô cùng. Hơn nữa, so với gió và năng lượng mặt trời, năng lượng sóng ưu việt hơn hẳn, lúc nào cũng dồi dào, bất kể mưa nắng, ngày đêm...”.

Lần đầu tiên đem thiết bị ra hồ Tây chạy thử, nhiều người vây lấy anh Dũng vì tò mò. “Gọi là thử nghiệm khoa học thì to tát quá. Cái “máy phát điện” của tôi trông bề ngoài như một chiếc thùng gỗ cũ kỹ, với một chiếc phao được lắp phía dưới. Khi thử, chiếc máy chạy ngon lành, khiến chiếc đèn điện lắp bên trên sáng trưng. Tôi nghĩ, sóng hồ Tây có thể phát điện được, thì đương nhiên sóng biển còn có nhiều hứa hẹn hơn. Vấn đề là tính toán kết cấu và vật liệu sao cho phù hợp”.

Nguyên lý hoạt động của thiết bị lấy điện từ sóng biển bao gồm một chiếc phao nổi trên mặt nước, khi sóng biển tác động vào phao, phao sẽ di chuyển lên xuống theo phương thẳng đứng. Chiếc phao này được nối với một tua-bin, phao chuyển động sẽ kéo tua-bin chuyển động theo và phát điện.

Ý tưởng đến từ cuộc sống quanh ta

“Sự nghiệp” khoa học của anh Dũng thật lắm chông gai. Nhưng có lẽ vì cái “máu” tìm tòi nghiên cứu, ham làm khoa học đã ngấm vào anh khiến Dũng không bỏ được.

Không chỉ sáng chế thành công máy phát điện bằng năng lượng sóng, anh Dũng còn có ý tưởng làm máy bơm nước bằng tay. Theo anh, hệ thống bơm tiết kiệm điện này cực kỳ đơn giản, dễ sử dụng nên rất phù hợp với vùng nông thôn. Sau đó là máy phát điện bằng năng lượng sóng kết hợp gió. Chiếc máy này dựa trên nguyên lý rất bình thường: biến cơ năng thành điện năng. Cơ năng ở đây là gió, gió vào các cánh quạt làm trục quay, hệ thống truyền chuyển động sẽ chuyển sang một tua-bin phát điện. Điều đặc biệt là hệ thống trục của chiếc máy phát điện này không thiết kế theo chiều ngang (mất nhiều công sức đưa quạt lên cao và khó bảo dưỡng, bảo quản) mà cấu tạo bởi hệ thống trục dọc, giúp người sử dụng dễ bảo dưỡng, vận hành, tiện lợi cả trong việc đối phó với thời tiết thất thường ở vùng biển đảo.

Làm khoa học bằng niềm đam mê nên anh không có ý định bán những sáng chế của mình. Mong muốn lớn nhất của Dũng là mô hình máy phát điện bằng năng lượng sóng được áp dụng và đem dòng điện đến cho các chiến sĩ ở quần đảo Trường Sa.

Sống với niềm say mê tìm tòi, khám phá cuộc sống quanh mình, nhưng những sản phẩm do anh Dũng sáng chế, người được ví là “Edison Việt Nam” vẫn không được công nhận. Anh bùi ngùi thổ lộ: “Tôi chỉ mong được cơ quan quản lý Nhà nước kiểm chứng và đưa ra kết luận rằng sản phẩm của tôi có đạt yêu cầu hay không. Nhưng gặp họ khó quá”.

Xem Thêm

An Giang: Anh nông dân truyền cảm hứng giáo dục STEM
Anh Nguyễn Ngọc Đệ - một nông dân chỉ học hết lớp 6, hiện sinh sống tại xã Vĩnh Hanh, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang - đã xuất sắc đoạt giải Nhất tại Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh An Giang lần thứ XIV (2024-2025) với giải pháp mang tên “Mô hình Hạm đội Trường Sa phục vụ giáo dục STEM”.
GS. Nguyễn Hữu Tăng trọn đời vì khoa học, nặng lòng vì đất nước
Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học Nguyễn Hữu Tăng, nguyên Phó Trưởng ban Khoa giáo Trung ương, nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, một nhà vật lý lý thuyết hàng đầu, một nhà quản lý khoa học tâm huyết đã từ trần vào rạng sáng ngày 22/6/2025, hưởng thọ 89 tuổi. Sự ra đi của ông để lại niềm tiếc thương vô hạn cho giới khoa học và các thế hệ học trò, đồng nghiệp.
Huỳnh Thúc Kháng: Ngòi bút sắc hơn trăm vạn quân
Được biết đến là một chí sĩ yêu nước, một nhà cách mạng và một chính khách đức độ, di sản rực rỡ và truyền cảm hứng bậc nhất của cụ Huỳnh Thúc Kháng còn ở sự nghiệp báo chí nơi ngòi bút được mài sắc thành vũ khí đấu tranh cho quyền lợi của dân tộc. Tên Huỳnh Thúc Kháng cũng được đặt cho trường dạy viết báo đầu tiên ở nước ta.

Tin mới

Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh
Đại hội Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam (VUSTA) nhiệm kỳ 2025–2030 được tổ chức thành công vào sáng ngày 21/7. Tại Đại hội, đại diện Đoàn Thanh niên VUSTA đã có bài phát biểu chúc mừng đại hội. Bí thư Đoàn Thanh niên Lê Thị Thủy khẳng định: “Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh và luôn xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong công cuộc đổi mới đất nước”.
Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương
Hướng tới chào mừng Đại hội Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030, Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương và biểu trưng (logo) Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 – 2030 được chính thức khởi động từ ngày 18/7/2025.
Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, tập hợp, đoàn kết trí thức KH&CN phục vụ phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới
Kể từ khi Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) được thành lập ngày 26/03/1983, Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam đã trải qua 9 kỳ Đại hội, mỗi kỳ Đại hội đã thực sự trở thành những mốc son quan trọng, đánh dấu bước phát triển cả về tư duy chính trị lẫn phương thức hoạt động của toàn hệ thống.