Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 01/07/2011 21:09 (GMT+7)

Đường đi của đội tàu vận tải ở thương cảng Vân Đồn xưa

Sự trù phú của thương cảng Vân Đồn từ thế kỷ thứ VIII đã làm chính quyền phong kiến phương Bắc lo âu, họ đã ra quyết định hành chính để cạnh tranh với Vân Đồn (2). Mặc dù bị chính quyền phương Bắc tìm cách hạn chế, tàu thuyền các nước Đông Nam Á vẫn ra vào cảng Vân Đồn buôn bán với Đại Việt.

Trong lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam từ nhà Lý đến nhà Lê, nhất là từ Lê Thánh Tông trở đi, triều đình đã quy định rất rõ hoat động ở thương cảng Vân Đồn trong bộ Quốc triều hình luật(thường gọi là luật Hồng Đức).

Theo quy định, tàu nước ngoài dù là nước nào, xa hay gần đã vào cảng đều phải neo đậu ở Vân Đồn. Hàng hóa nước ngoài nhập vào Đại Việt chủ yếu là gấm vóc và những hàng hóa mà Đại Việt có nhu cầu được chuyển sang thuyền (tàu) của các trang (3) để đưa về kinh và lấy hàng của Đại Việt ra bán hoặc trao đổi cho nước ngoài. Triều đình quyết định như vậy bởi hai lẽ:

Thứ nhất, sông Đại Việt nhỏ, nông, tàu thuyền nước ngoài to không đi lại được. Nhưng quan trọng hơn là yêu cầu bảo vệ an ninh quốc gia. Theo sách Đại di chí lượccủa Uông Đại Uyên, thuyền buôn “không được đi tới nơi quan trường vì sợ người Trung Quốc dò thấy tình hình thực hư của nước họ vậy” (4). Vì tình hình đó, từ năm 1149 trở đi Vân Đồn mới có nơi ở cho thủy thủ tàu nước ngoài cư trú, chờ đợi.

Hàng do thuyền (tàu) của các trang Vân Đồn mang vào có loại dâng cống trực tiếp cho vua, có loại nhập vào kho của triều đình và nhận hàng của Nhà nước ra giao bán. Thời Lý - Trần, buôn bán ngoại thương chỉ có Nhà nước thực hiện, tư nhân không được buôn bán với nước ngoài (trừ buôn lậu, ngay ở cảng Vân Đồn vẫn có khu vực tàu nước ngoài lén vào mua và bán hàng lậu).

Hành trình của thuyền (tàu) từ Vân Đồn ra đi và trở lại Vân Đồn ra sao, chưa có một tài liệu nghiên cứu toàn diện, sâu sắc, hệ thống. Chúng ta chưa vẽ được một bản đồ về hành trình của đội thuyền (tàu) của Vân Đồn vào kinh và từ kinh về cảng qua các thời đại.

Gần đây, trong một chuyến công tác tại Hưng Yên, chúng tôi đã đến thăm một số di tích của Phố Hiến. Ở Phố Hiến đến nay vẫn giữ nguyên một số đền, chùa và một ngôi nhà vẫn giữ nguyên kiến trúc thời xưa, còn lại là nhà mới xây dựng của những năm 90 thế kỷ thứ XX. Qua câu chuyện của cán bộ địa phương, chúng tôi còn được biết trước đây nhân dân Hưng Yên làm thủy lợi đã đào được một số tàu thuyền cổ, trong đó có tàu rất nhiều hàng hóa. Dư luận nhân dân Hưng Yên thời đó cho rằng thuyền của triều đình đi cứu trợ bị nạn (?).

Rất tiếc cho thương cảng Vân Đồn đã gần 1.000 năm tuổi đến nay chưa có điều kiện để nghiên cứu đầy đủ về mọi mặt của một cảng biển quan trọng vùng Đông Nam Á và Đông Bắc Á.

Năm 1971, GS Đỗ Văn Ninh nghiên cứu thương cảng Vân Đồn trong cuốn Tìm lại dấu vết Vân Đồn lịch sử,đến năm 1973 sách được tái bản. Tác phẩm này xuất hiện đồng thời với cuộc tranh luận của một số người ở các xã thuộc huyện Vân Đồn ngày nay, đến năm 2005 cuộc tranh luận mới tạm ổn. Chủ đề tranh luận là cảng Vân Đồn ở đâu là chính (Quan Lạn hay Thắng Lợi), chúng tôi cho rằng dù ở Quan Lại hay Thắng Lợi đều là phạm vi của cảng. Điều cốt yếu là 10 trang 1 phường của Vân Đồn xưa, nay thuộc xã nào, hiện còn dấu tích gì về các trang đang tồn tại trong dân giang.

Trang ở Vân Đồn thời Lý Trần là một đơn vị hành chính kiêm việc quản lý hoạt động của thương cảng (theo Quốc triều hình luật). Tuy vậy, lực lượng vận tải của thương cảng được tổ chức ra sao? Có bao nhiêu thuyền (tàu) đến nay vẫn chưa có lời giải. Ngay cuốn Tìm lại dấu vết Vân Đồn lịch sửcũng chưa đề cập đến hoạt động có tính chất quyết định sống còn của thương cảng.

Tác giả Tìm lại dấu vết Vân Đồn lịch sửcũng tái khẳng định năm 1149 là năm lập thương cảng Vân Đồn, theo chúng tôi là chưa thỏa đáng. Tại một bài nghiên cứu trên Quảng Ninh xưa naysố 1, chúng tôi đã bàn về chủ đề này.

Đi xem Phố Hiến, được nghe kể về phố cảng cách đây 400 năm, chúng tôi cứ mường tượng cái nhộn nhịp, tấp nập của Phố Hiến có thể có sự góp mặt của các đội thuyền (tàu) của thương cảng Vân Đồn. Đây là phỏng đoán, vì nghiên cứu đường đi của đội thuyền (tàu) của thương cảng Vân Đồn là phải tìm từ điểm xuất phát. Làm rõ được vấn đề này là góp phần vào quá trình nghiên cứu toàn diện thương cảng đầu tiên của Đại Việt xưa, nhưng quả thật để nghiên cứu được vấn đề này cũng còn quá nhiều nan giải:

Thứ nhất, thư tịch cổ còn cất giữ nhiều tư liệu nhưng Quảng Ninh chưa khai thác hết. Chúng tôi kiểm đếm còn khoảng 13 đầu sách Hán - Nôm viết về An Bang, An Quảng - Quảng Yên nhưng phần lớn đề cập đến các vấn đề khác, thi thoảng có sách nhắc đến Vân Đồn nhưng còn sơ lược (sách địa chí). Tuy thế, kho sách Hán - Nôm còn rất nhiều sách về các đề tài khác nhau ở thời Lý - Trần cũng cần khai thác nhằm tìm hiểu thêm về hoạt động ngoại thương và hoạt động giao thông vận tải thời đó. Đây là nguồn tài liệu quý có thể giúp ta giải đpas nhiều vấn đề về thương cảng Vân Đồn hiện chưa có lời giải. Quảng Ninh đã biên soạn và in sách địa chí, có điều phần giao thông nói chung, thương cảng Vân Đồn nói riêng còn sơ sài.

Thứ hai, những năm qua hoạt động khảo cổ đã mang lại nhiều kết quả khả quan, phát hiện thêm một số chủ nhân của vùng đất người Việt cổ sinh sống. Việc khai quật một số di chỉ trong phạm vi thương cảng Vân Đồn đã thu được nhiều hiện vật, trong đó có nhiều loại tiền của các triều đại phong kiến phương Bắc, nhiều loại gốm sứ quý của Đại Việt. Đặc biệt, qua khai quật di chỉ khảo cổ ở Minh Châu đã phát hiện khá nhiều tiền thời Tây sơn, chứng tỏ cảng Vân Đồn vẫn phát huy tác dụng quan trọng của một cảng biển lớn cho thế kỷ XVIII.

Từ những diễn biến đó, chúng tôi cho rằng những con thuyền cổ ở Hưng Yên là thuyền (tàu) chở hàng của thương cảng Vân Đồn. Chỉ tiếc số thuyền đã phát hiện thì bị phá hủy, số còn lại đang bị vùi sâu dưới mặt đất. Rõ ràng chúng ta đã có cố gắng nhưng trong thực tế hoạt động khảo cổ chưa có một chương trình phối hợp giải đáp yêu cầu về thương cảng Vân Đồn xưa.

Thứ ba, sách báo thư tịch của các nước Đông Nam Á, Đông Bắc Á có giao dịch buôn bán với Đại Việt xưa có thể không phải là ít. Nêu vấn đề này vì trong sách Lý Thường Kiệt, GS Hoàng Xuân Hãn đã sử dụng khá nhiều tư liệu từ các sách thời Tống như sách An Nam mậu dịch cảng Vân Đồn, Lĩnh ngoại đại đáp…Trên tạp chí NCLS thi thoảng công bố một vài tài liệu liên quan đến thương cảng Vân Đồn, hoặc có lần chúng tôi đi nghiên cứu ở Canada, đến thăm gia đình luật sư Jean Francois Lespaine ở Quebec, ông giới thiệu cho chúng tôi toàn bộ công báo của chính phủ Pháp có liên quan đến Việt Nam từ 1884 - 1945. Nghe ông Lespaine giới thiệu mà không đủ thời gian để nghiên cứu, sao chụp những vấn đề liên quan tới vùng đất thuộc Quảng Ninh những năm đó.

Nêu vấn đề này để khẳng định tư liệu lịch sử về thương cảng Vân Đồn ở nước ngoài còn khá nhiều, chỉ có phương cách tổ chức để thu thập tư liệu giúp cho công tác nghiên cứu trước mắt và lâu dài được phong phú, thuận lợi. Chúng tôi nghĩ, huyện Vân Đồn, ngành VH - TT - DL, hội Khoa học lịch sử tỉnh Quảng Ninh cần phối hợp tổ chức nghiên cứu một đề tài khoa học cấp tỉnh. Tuy có khó khăn nhưng làm từng bước, giải quyết dần từng vấn đề chúng tôi tin chắc sẽ khắc phục được những khiếm khuyết hiện tại.

Trước những vấn đề học búa đó, chúng tôi nghĩ huyện Vân Đồn cùng Hội Sử học, Sở VH - TT - DL nên phối hợp tổ chức những cuộc hội thảo nhằm tranh thủ thêm ý kiến của các nhà sử học, người nghiên cứu lịch sử kinh tế đối ngoại, chuyên gia nghiên cứu lịch sử quản lý Nhà nước thời Lý - Trần - Lê để từng bước làm rõ những vấn đề của thương cảng Vân Đồn mà lịch sử còn giữ kín.

Chú thích:

1/ Tìm hiểu xã hội Việt Nam thời Lý - Trần,tr 185.

2/ Tạp chí NCLS số 130, tr 19.

3/ Nguyễn Trãi toàn tập,Nxb KHXH, H.1976, tr 225.

4/ Đỗ Văn Ninh, Tìm lại dấu vết Vân Đồn lịch sử, Ty VHTT Quảng Ninh, tr 79, 80.

Xem Thêm

Yên Bái: Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà
Ngày 29/10, tại huyện Lục Yên, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lục Yên và Hội Khoa học Lịch sử tỉnh đã tổ chức hội thảo Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà phục vụ nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị và phát triển khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà.
Hướng tới một ngành chăn nuôi an toàn, hiệu quả và bền vững
Ngày 18/10 tại thành phố Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Chăn nuôi Việt Nam và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: Áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học và tuần hoàn nâng cao hiệu quả sản suất trong chăn nuôi trang trại nhỏ và hộ gia đình.

Tin mới

Nâng tầm chất lượng, sức cạnh tranh của thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam
Sáng 13/12, tại Hà Nội, VUSTA phối hợp với Hội chăn nuôi Việt Nam cùng các hiệp hội ngành hàng tổ chức Hội thảo “Một số tồn tại, bất cập trong triển khai thực hiện Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Luật Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh nông sản, thực phẩm”.
Hà Tĩnh: Ông Phạm Văn Thắng tái đắc cử Chủ tịch Liên hiệp hội Cẩm Xuyên
Sáng ngày 10/12, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật huyện Cẩm Xuyên (Liên hiệp hội huyện) đã tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ V (nhiệm kỳ 2024 – 2029). Nhiệm kỳ 2024 - 2029, Liên hiệp hội huyện tiếp tục phát huy sức sáng tạo để đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Phú Thọ: Tìm giải pháp sử dụng phân bón hữu cơ trong sản xuất nông,lâm nghiệp
Sáng ngày 12/12, Liên hiệp Hội tỉnh Phú Thọ phối hợp với Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức hội thảo tư vấn phản biện và giám định xã hội về “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp chính sách nhằm tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ trong sản xuất nông, lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ”.
Vusta tổ chức phổ biến kiến thức về phòng, chống dịch bệnh động vật
Ngày 12/12, tại Hải Phòng, Liên hiệp Hội Việt Nam đã phối hợp với Liên hiệp hội thành phố Hải Phòng tổ chức hội nghị tập huấn, phổ biến kiến thức về phòng, chống dịch động vật và hướng dẫn xây dựng cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật trên địa bàn thành phố.
Nâng cao chất lượng hoạt động hội trong giai đoạn mới
Việc Chính phủ ban hành quy định mới về tổ chức, hoạt động và quản lý hội thay thế cho Nghị định được ban hành từ năm 2010 đã kịp thời thể chế các quy định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về hội, cũng như giải quyết được những vấn đề không thống nhất giữa quy định của Đảng và quy định của pháp luật về quản lý hội.
Tôn vinh trí thức khoa học và công nghệ Việt Nam
Đội ngũ trí thức KHCN trong và ngoài nước góp phần thúc đẩy phát triển tiềm lực KHCN quốc gia, đóng góp phát triển KTXH. Những năm qua, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã có nhiều chương trình thiết thực động viên các trí thức. 
Vusta tham dự Diễn đàn Kỹ sư Lan Thương – Mê Kông
Từ ngày 4 – 7/12 tại thành phố Côn Minh, Vân Nam, Trung Quốc đã diễn ra Diễn đàn Kỹ sư Lan Thương – Mê Kông 2024 với chủ đề “Sáng tạo kỹ thuật và hợp tác các bên cùng có lợi” do Hiệp hội Kỹ sư Trung Quốc (CSE) đăng cai dưới sự bảo trợ của Hiệp hội Khoa học và Kỹ thuật Trung Quốc (CAST) tổ chức.
Cần chế tạo, khai thác, sử dụng sản phẩm cơ khí theo tiêu chuẩn
Phương pháp tổ chức chế tạo và khai thác sử dụng sản phẩm cơ khí theo tiêu chuẩn giúp đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì vậy, rất cần cách thức tổ chức và triển khai thiết kế chế tạo sản phẩm cơ khí được coi là điển hình và tiêu chuẩn hóa để áp dụng chung cho các ngành công nghiệp.
Bình Định: Tuyên truyền Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh lần thứ XIV
Trong tháng 11/2024, Liên hiệp hội tỉnh đã đến làm việc tại một số cơ quan, đơn vị, địa phương trong tỉnh nhằm tuyên truyền sâu rộng về Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Bình Định lần thứ XIV(2024-2025), Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên nhi đồng tỉnh lần thứ XII, năm 2025 và một số hoạt động KHCN.