Dược thảo điều trị sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm do virus, vật chủ truyền bệnh là muỗi, hay gặp vào các tháng từ 6 đến 9, thường bùng phát thành dịch. Bên cạnh các phương pháp phòng và chữa bệnh của y học hiện đại, việc kết hợp với kinh nghiệm chữa bệnh phong phú của y học cổ truyền sẽ mang lại nhiều lợi ích.
Các dược thảo thường được dùng trị sốt xuất huyết gồm:
Dược thảo điều trị sốt xuất huyết Cỏ nhọ nồi giúp cầm máu do làm tăng lượng prothrombin, ức chế nhiều vi khuẩn gây bệnh. Nó được dùng làm thuốc bổ máu, cầm máu bên trong và bên ngoài. Bệnh nhân sốt xuất huyết có thể dùng mỗi ngày 20 g cây khô sắc uống, hoặc 30-50 g tươi giã vắt lấy nước uống. Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm do virus, vật chủ truyền bệnh là muỗi, hay gặp vào các tháng từ 6 đến 9, thường bùng phát thành dịch. Bên cạnh các phương pháp phòng và chữa bệnh của y học hiện đại, việc kết hợp với kinh nghiệm chữa bệnh phong phú của y học cổ truyền sẽ mang lại nhiều lợi ích. Các dược thảo thường được dùng trị sốt xuất huyết gồm:
Dành dành : Có tác dụng kháng khuẩn, được dùng trong y học cổ truyền để chữa sốt. Quả dành dành sao đen có tác dụng cầm máu, làm mát máu. Ngày dùng 6-12 g dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán. Nụ hòe : Các hoạt chất rutin và quercetin trong nụ hòe làm tăng sức bền và giảm tính thấm của mao mạch, hồi phục tính đàn hồi của mao mạch đã bị tổn thương. Rutin còn làm co mao mạch và cầm máu. Ngày dùng 6-20 g nụ hòe sao vàng sắc nước uống hoặc hãm uống như chè. Hoàng cầm : Có hoạt tính kháng khuẩn, hạ sốt, trị sốt cao kéo dài và các trường hợp chảy máu. Ngày uống 6-15 g dạng thuốc sắc hoặc bột. Kim ngân : Có tác dụng kháng khuẩn khá mạnh đối với nhiều loài vi khuẩn và được dùng làm thuốc hạ sốt. Ngày dùng 4-6 g hoa hay 10-16 g cành lá dưới dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán. Lá tre : Được dùng chữa cảm sốt, ra nhiều mồ hôi. Liên kiều : Liên kiều và các hoạt chất forsythosid A, C và D có tác dụng kháng khuẩn đối với nhiều loài vi khuẩn gây bệnh. Liên kiều còn có tác dụng hạ sốt rõ rệt và được dùng chữa phong nhiệt cảm sốt. Ngày dùng 10-20 g dưới dạng thuốc sắc. Cỏ tranh : Rễ cỏ tranh có tác dụng thanh nhiệt, cầm máu, kháng khuẩn. Ngày dùng 20 g, sắc nước uống. Mạch môn : Có tác dụng kháng khuẩn, cầm máu. Được dùng điều trị sốt cao và các trường hợp chảy máu. Trắc bá : Có tác dụng ức chế một số loài vi khuẩn và virus gây bệnh, cầm máu, gây co mạch. Trắc bá được dùng làm thuốc trị sốt và cầm máu trong một số trường hợp chảy máu. Ngày dùng 6-12 g lá trắc bá (trắc bá diệp) hoặc nhân hạt (bá tử nhân). Bạch truật : Có tác dụng ức chế một số loại vi khuẩn và virus gây bệnh, được dùng chữa sốt trong các trường hợp sốt ra mồ hôi. Ngày dùng 6-12 g dưới dạng thuốc sắc hoặc bột. Kim ngân hoa, rễ cỏ tranh mỗi vị 20 g; cỏ nhọ nồi, hoa hòe mỗi vị 16 g; liên kiều, hoàng cầm mỗi vị 12 g, chi tử 8 g. Sắc uống ngày một thang. Nếu khát nước, thêm huyền sâm, sinh địa mỗi vị 12 g. Nếu sốt cao, thêm tri mẫu 8 g. Cỏ nhọ nồi, rau sam, sài đất, huyền sâm, mạch môn, ngưu tất mỗi vị 10-15 g. Sắc uống ngày một thang. Cỏ nhọ nồi tươi 30 g, rau má tươi (hoặc cát căn, cỏ mần trầu) 30 g, bông mã đề tươi (hoặc cối xay, rễ cỏ tranh) 20 g. Vắt lấy nước uống hoặc sắc uống. Bài thuốc này cũng có thể dùng để phòng bệnh. Cỏ nhọ nồi tươi, rau má tươi (hoặc cát căn), rau sam tươi, mã đề tươi mỗi thứ 40 g, kim ngân tươi 30 g, nụ hòe 10 g, thảo quyết minh 10 g. Sắc với 300 ml nước lấy 100 ml uống nước đầu. Sau đó sắc nước thứ hai và thứ ba uống tiếp trong ngày. Rau má, cỏ nhọ nồi mỗi vị 30 g; trắc bá diệp (sao đen), bông mã đề mỗi vị 20 g. Sắc uống ngày một thang. |