Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 25/07/2005 14:01 (GMT+7)

Dược thảo chữa bệnh mùa nóng

Mùa viêm nhiệt ở nước ta thường kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9 dương lịch. Những ngày nhiệt độ cao là từ tháng 6 đến tháng 8, thường 33-40 độ C, có khi trên 40 độ C. Khi nhiệt độ không khí gần bằng nhiệt độ cơ thể (35-36 độ C) sẽ sinh ra bức bối khó chịu vì cơ thể khó thải nhiệt, tuyến mồ hôi phải hoạt động hết công suất để thải nhiệt và độc ra ngoài, mồ hôi nhiều thì lượng nước tiểu giảm.


Nhiệt độ cao, độ ẩm cao cũng là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virut, nấm mốc phát triển. Vì vậy từ trẻ em đến người lớn dễ mắc các chứng bệnh như cảm (cảm nóng, cảm nắng, nhưng cũng có khi cảm lạnh), mụn, nhọt, ngứa lở và một số bệnh do virus (như viêm họng, viêm não, sốt xuất huyết). Do đó, các loại dược thảo thanh nhiệt, lợi tiểu được sử dụng làm chủ vị trong các bài thuốc sau:


Thanh nhiệt giải thử
: Ruột dưa hấu (tây qua), vỏ dưa hấu (tây qua bì), lá tre tươi (trúc diệp), lá sen tươi (hà diệp), rễ lau (lô căn)... để chữa các bệnh chứng do nắng, nóng trực tiếp gây ra.


Thanh nhiệt tư hỏa
: Huyền sâm, quả dành dành (chi tử), hoàng cầm, hoàng liên, rễ lau, lá tre tươi, cỏ nhọ nồi (hạn niên thảo), cối xay, để chữa các chứng sốt cao do thời khí, do vi khuẩn, virus, nấm... gây ra.


Thanh nhiệt lương huyết
: Sinh địa, hoa hòe (nụ hòe), cỏ nhọ nồi, huyền sâm, quả dành dành, hoàng cầm, rễ cỏ tranh (bạch mao căn)... để chữa các chứng bệnh do huyết nhiệt gây ra như nước tiểu đỏ, chảy máu cam.


Thanh nhiệt giải độc
: Kim ngân, bồ công anh, sài đất, liên kiều, thổ phục linh, huyền sâm, củ sắn dây (cát căn), xuyên tâm liên, rễ chàm nhuộm (bản lam căn)... để chữa các chứng viêm nhiễm do vi khuẩn, virut, nấm hoặc dị ứng.


Chữa cảm nắng - cảm nóng

Vỏ dưa hấu tươi gọt bỏ vỏ xanh 20 g; lá sen tươi 20 g; hoa bạch biển đậu tươi 15 g; hoa kim ngân tươi 15 g (hoặc 5 g khô); búp tre cuộn như cái tăm (trúc diệp tâm) 10 g. Sắc lấy 500 ml thuốc chia làm 3 lần uống. Chữa người cảm nóng sốt cao ra mồ hôi, tim hồi hộp, đái ít, miệng khát, lưỡi rộp.


Chữa mụn nhọt, lở ngứa, dị ứng

Thuốc uống: Kim ngân hoa 10 g (hoặc kim ngân dây lá 20 g); liên kiều 10 g, thổ phục linh 15 g; huyền sâm 10 g. Sắc uống mỗi ngày một thang trong 10 ngày. Nếu đi lỏng thì bỏ huyền sâm.

Thuốc đắp: Nếu đinh nhọt độc mới phát (đau nhức không chịu được), lấy lá hy thiêm tươi hoặc lá vòi voi tươi một nắm (khoảng 100 g), rửa sạch giã nát với vài hạt muối, chia làm 3 lần đắp trong ngày (24 giờ), dùng liên tục 2-3 ngày là tiêu nhọt độc. Kết hợp với uống bài thuốc tiêu độc nói trên.


Nếu đinh nhọt đã nung mủ, lấy lá táo bánh tẻ một nắm (100 g), rửa sạch giã nát với vài hạt muối, chia làm 3 lần đắp trong ngày (24 giờ). Thuốc sẽ làm cho đinh nhọt mau vỡ mủ, khi vỡ mủ rồi phải rửa sạch bằng nước muối loãng (2%) hoặc nước vối đặc rồi đắp tiếp thuốc mới để hút mủ. Kết hợp với uống bài thuốc tiêu độc nói trên.


Thuốc rửa: dùng khi ngứa, lở hoặc mụn nhọt đã vỡ mủ: Lá vối tươi một nắm (100 g) cắt nhỏ hoặc vò nát nấu với một lít nước. Đun sôi 15 phút, để nguội cho vào chai sạch để tiệt trùng.


Chữa viêm họng, viêm amidan do vi khuẩn

Thuốc uống: Kim ngân hoa 10 g, lá dâu 10 g, mạch môn 10 g, cát cánh 10 g, huyền sâm 15 g. Nếu ho có đờm khó ra thì thêm trần bì 10 g. Sắc nước uống ngày một thang. Chia làm 4 lần uống trong ngày, dùng 10 ngày, khi uống ngụm thuốc trong miệng rồi nuốt dần.

Thuốc súc họng: Muối ăn 15 - 20 g. Nước uống được 1.000 ml. Đun sôi nước muối trong 15 phút, để nguội, cho vào chai sạch có nút để tiện dùng. Mỗi ngày súc họng 3 lần, sau khi ăn đánh răng súc miệng rồi súc họng (sáng, trưa, tối).
                                             Nguồn: vnexpress.net   16/7/2005

Xem Thêm

Yên Bái: Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà
Ngày 29/10, tại huyện Lục Yên, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lục Yên và Hội Khoa học Lịch sử tỉnh đã tổ chức hội thảo Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà phục vụ nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị và phát triển khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà.
Hướng tới một ngành chăn nuôi an toàn, hiệu quả và bền vững
Ngày 18/10 tại thành phố Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Chăn nuôi Việt Nam và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: Áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học và tuần hoàn nâng cao hiệu quả sản suất trong chăn nuôi trang trại nhỏ và hộ gia đình.

Tin mới

Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.
Phú Yên: Giải thể 03 tổ chức Hội thành viên
UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành các Quyết định số 1471, 1472, 1473/ QĐ-UBND về việc giải thể 03 tổ chức Hội là thành viên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú gồm: Hội Kế hoạch hoá gia đình, Hội Phụ sản và Hội Y tế thôn bản. Đây là các Hội không còn hoạt động liên tục mười hai tháng theo quy định.
Cụm thi đua số 3 tổng kết công tác năm 2024
Ngày 22/11, tại thị xã Sa Pa, Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai phương hướng nghiệm vụ năm 2025 của Cụm thi đua số 3 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lào Cai làm cụm trưởng đã được tổ chức.
Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.