Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ bảy, 11/09/2010 21:54 (GMT+7)

Dùng thuốc chữa xương khớp ở người có thai

Thai kỳ có 3 giai đoạn: ba tháng đầu: hình thành các cơ quan (tim, thần kinh, tay, chân). Nếu thuốc cảm trở, làm sai lệch quá trình này thì gây dị tật, quái thai. Ba tháng giữa: thai trưởng thành, hoàn thiện nhưng vẫn có bộ phận tiếp tục biệt hóa (thần kinh, sinh dục bên ngoài). Tác hại của thuốc nếu có thì tập trung vào các bộ phận này. Ba tháng cuối: các bộ phận đã hình thành đủ, song chức năng hoạt động (chuyển hóa, thải trừ) chưa hoàn thiện. Trong khi đó nhau thai đã mỏng đi, nhiều thuốc có thể thấm ồ ạt vào thai, gây hại cho thai trẻ sơ sinh, gây tai biến khi sinh. Thuốc có thể gây hại suốt thai kỳ, nhưng nguy hiểm nhất là tháng đầu, ba tháng cuối.

Thuốc giảm đau

Có thể chọn dùng paracetamol vì không ảnh hưởng xấu đến phát triển thai, không gây quái thai. Tuy nhiên, tính an toàn này chỉ có khả năng đúng liều (mỗi ngày không quá 60 mg/kg cân nặng) nhất là ở 3 tháng đầu thai kỳ. Không dùng thuốc phiện, morphin và các dẫn chất như codein vì chúng giảm đau mạnh hơn nhưng lại làm thai phụ bị táo bón, đẻ non, mất sữa sau sinh; không gây quái thai nhưng tồn tại trong nguyên bào thần kinh của thai, ảnh hưởng xấu đến phát triển khai.

Thuốc chống viêm

Corticoid: với thai nhi, không gây quái thai, nhưng một số thấm qua nhau thai, ảnh hưởng xấu đến phát triển thai. Với thai phụ, gây đái tháo đường, tăng huyết áp, nhiễm độc thai nghén. Khi thai phụ viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ dùng kháng viêm không steroid không hiệu quả thì có thể dùng corticoid, song cần chọn prednisolon vì thuốc khó thấm qua nhau, ít gây hại thai; không nên dùng dexamethason, betamethason vì thấm nhanh qua nhau, gây hại thai.

Kháng viêm không steroid:như aspirin, dicolofenac, ibuprofen meloxicam… với thai phụ: chúng làm xuất huyết, băng huyết, với thai nhi: không gây quái thai. Vì thế, khi cần thiết có thể dùng trong 6 tháng đầu thai kỳ với liều thấp và trong thời gian ngắn, tuyệt đối không dùng trong 3 tháng cuối thai kỳ nhất là lúc sắp sinh nhằm tránh tai biến sản khoa (băng huyết). Tránh nguy hiểm cho trẻ (xuất huyết sơ sinh). Riêng với aspirin, gần đây có nghiên cứu cho biết thuốc tập trung ở nhau thai, có nồng độ gấp 4 lần ở máu mẹ, dùng với liều cao (mỗi ngày 1,5 – 4g) có nguy cơ gây chảy máu cho trẻ sơ sinh, dùng lúc gần sinh có nguy cơ gây tai biến hậu sảu (băng huyết), đặc biệt với liều cao làm tăng tỷ lệ trẻ sinh ra bị dị tật, dùng kết hợp với ibuprofen tỉ lệ dị tật càng cao hơn, nhưng cũng có nghiên cứu chưa tìm được đủ bằng chứng gây dị tật do thông tin chưa đầy đủ, tốt nhất là không nên dùng.

Thuốc ức chế miễn dịch

Nhóm thuốc này ức chế, điều hòa, làm mất miễn dịch nên làm nhẹ các đợt tiến triển, ngưng sự hủy hoại, bảo tồn chức năng vận động khớp, giảm triệu chứng viêm trong bệnh viêm khớp dạng thấp (bệnh tự miễn). Nhưng một số thuốc hay dùng trong nhóm này như methotrexat, cyclophosphamid, leflunomid, thuốc kháng TNT lại gây quái thai làm ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai. Bởi lẽ đó, cấm dùng cho người có thai trong suốt thai kỳ. Người trong độ tuổi sinh đẻ trước khi dùng phải thử chắc chắn là không có thai, trong khi dùng và một thời gian nhất định sau khi dùng phải có các biện pháp ngừa thai hữu hiệu. Chỉ sau khi ngừng trong thời gian nhất định mới được có thai. Chẳng hạn với methotrexat, cyclophosphamid là 3 tháng, leflunomid là 2 năm, thuốc kháng TNT 5 – 6 tháng (tùy theo loại). Trong nhóm này cũng có một ít loại không gây quái thai nhưng có thể làm cho thai chậm phát triển và trẻ sinh ra tuy bình thường nhưng vẫn tiềm ẩn khả năng bị bệnh về sau (như cyclosporin) khi thật cần thiết thầy thuốc có thể cho dùng nhưng chỉ với liều thấp, theo dõi thai cẩn thận.

Trong quá trình mang thai, thai phụ nên giữ cho thể trạng tăng đều ở 3 tháng đầu và 3 tháng giữa. Ba tháng cuối thường tăng trọng nhanh nhưng nên giữ tăng trọng từ đầu cuối thai kỳ khoảng 11 – 12 kg, tối đa 15kg là vừa. Nếu để 3 tháng cuối thai kỳ tăng trọng quá mức thì dễ bị đau chân vì sức ép trọng lượng. Đừng để tăng cân quá mức chứ không nên dùng thuốc giảm đau.

Thuốc chữa xương khớp có sẵn trên thị trường, việc mua bán không mấy khó khăn. Nhưng người có thai không nên tự ý dùng hay thay đổi cách dùng, cần thực hiện đúng các chỉ dẫn của thầy thuốc.

Xem Thêm

Tiếp tục đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ
Hiện nay Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) có trên 500 tổ chức khoa học và công nghệ (KH &CN). Các tổ chức KH&CN trực thuộc này được thành lập và hoạt động trên cơ sở các quy định của Luật Khoa học và Công nghệ và nghị định của Chính phủ, điều lệ của Liên hiệp Hội Việt Nam.
Tìm giải pháp chuyển đổi số toàn diện tại Liên hiệp Hội Việt Nam
Hơn 40 năm thành lập, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) đang nỗ lực hiện đại hóa hoạt động trong bối cảnh chuyển đổi số trở thành yêu cầu cấp thiết. Tuy nhiên, Liên hiệp Hội Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều hạn chế về hạ tầng công nghệ và nhận thức, đòi hỏi những bước đi chiến lược hơn trong tương lai.

Tin mới

CHỦ TỊCH VUSTA PHAN XUÂN DŨNG CHÚC MỪNG NĂM MỚI XUÂN ẤT TỴ 2025
Nhân dip Xuân Ất Tỵ 2025, TSKH Phan Xuân Dũng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) đã viết thu tay chúc mừng năm mới gửi tới các Hội thành viên, các tổ chức KH&CN trực thuộc; các nhà khoa học, hội viên, cán bộ, viên chức, người lao động thuộc hệ thống VUSTA. Ban biên tập Vusta.vn xin trân trọng đăng toàn bộ nội dung bức thư.
Hà Giang: Tổng kết hoạt động năm 2024 triển khai nhiệm vụ năm 2025
Ngày 16/01, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) tỉnh Hà Giang đã tổ chức hội nghị Ban chấp hành (BCH) Liên hiệp hội nhằm tổng kết hoạt động năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025; tham dự hội nghị có đại diện Ban Dân vận Tỉnh uỷ, một số sở, ngành, hội thành viên Liên hiệp hội tỉnh.