Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Làm khoa học phải biết nếm trải cái vất vả, nhọc nhằn, đắng cay của nghề
Thành công, vinh quang của nghề nghiên cứu là có thật nhưng một người thầy tốt cũng cần phải chỉ cho học trò thấy cái vất vả, nhọc nhằn, đắng cay của nghề. Tốt nghiệp tiến sĩ tại Đài Loan và trước đó cũng đã từng làm việc tại Australia, TS. Phạm Hiệp quyết định trở về nước vào năm 2017.
Huỳnh Đức Thế - Nghiệp viết như một mối Nhân duyên
Huỳnh Đức Thế - một họa sỹ được đào tạo bài bản, hiện đang công tác ở Văn phòng Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú Yên. Tôi gặp và tiếp xúc với anh nhiều dịp khác nhau ở Hà Nội và ở các tỉnh,thành phố… trong những Hội nghị giao ban Liên hiệpHội toàn quốc hay tập huấn do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Hình như ở anh toát lên niềm đam mê viết báo hơn là vẽ…
Tất cả vì mục tiêu “Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc”
“Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã nhận định ‘đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay’ và xác định mục tiêu: ‘Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc’. Đây là khát vọng chính đáng, vì lợi ích của dân tộc, của toàn Nhân dân ta” TSKH Phan Xuân Dũng nói.
Phát huy sức sáng tạo của trí thức khoa học và công nghệ
Trong những năm qua, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Gia Lai luôn chú trọng công tác tập hợp, đoàn kết, phát huy sức sáng tạo của trí thức khoa học và công nghệ trong tỉnh. Đến nay, Liên hiệp Hội có 11 Hội thành viên chính thức có hoạt động hiệu quả và 2 đơn vị trực thuộc, ông Nguyễn Danh – Chủ tịch Liên hiệp Hội Gia Lai cho biết.
Tiền Giang: TS Thái Quốc Hiếu một đời đam mê nghiên cứu khoa học
Hơn 30 năm gắn bó với nghề chăn nuôi, thú y, TS Thái Quốc Hiếu – Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Tiền Giang luôn nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công. Với niềm đam mê nghiên cứu khoa học, những đề tài nghiên cứu của ông đều nhằm giải quyết một số vấn đề đặt ra từ thực tiễn thuộc lĩnh vực chăn nuôi và thú y.
Người thổi hồn vào đất!
Tận dụng đất cứng làm nguyên liệu trong vật liệu xây dựng, TS. AHLĐ Nguyễn Quang Mâu và cộng sự đã nghiên cứu và ứng dụng thành công cho ra thị trường các dòng sản phẩm Gạch ngói Đất Việt – tạo nên một thương hiệu tin dùng hiện nay.
GS TSKH Trần Vĩnh Diệu: Khoa học là tình yêu và đam mê lớn nhất của đời tôi
Người ta hay gọi GS TSKH Trần Vĩnh Diệu, Anh hùng Lao động, Nhà giáo nhân dân với cái tên trìu mến: “Ông Compozite”, người từng đạt rất nhiều giải thưởng về khoa học công nghệ, là chuyên gia hàng đầu trên lĩnh vực Hóa hữu cơ của Việt Nam với những công trình nghiên cứu tiêu biểu về các sản phẩm liên quan đến vật liệu Polyme và Compozit.
Người chung sức làm lên “linh hồn” của khoa học môi trường ở Việt Nam
Sinh năm 1949 xuất thân trong một gia đình trí thức yêu nước ở làng Hành Thiện - Xuân Trường - Nam Định. Cả cuộc đời của bà gắn liền với ngành Hóa học môi trường; Độc học môi trường; Kỹ thuật kiểm soát ô nhiễm không khí; Hóa chất sử dụng vệ sinh môi trường nước; Đánh giá tác động môi trường...để lại trong bà những kỷ niệm sâu đậm cũng như những trăn trở không nguôi.
Nhà khoa học tâm huyết với công tác bảo vệ môi trường
Tham gia công tác tại Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) từ năm 1998, Pgs. Ts Phùng Chí Sỹ hiện là Phó chủ tịch của Hội, ông luôn làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và phổ biến kiến thức về bảo vệ thiên nhiên và môi trường (BVTNMT) trong nhân dân, góp phần đưa nội dung BVTNMT vào chương trình giảng dạy trong các trường học.
Phụ nữ Việt Nam tham gia vào công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ
Để phát triển bền vững, các quốc gia đều quan tâm đầu tư phát triển khoa học - công nghệ cũng như xây dựng đội ngũ trí thức, trong đó có đội ngũ nữ trí thức, cả về số lượng và chất lượng, có thể tiếp cận nhanh chóng với tri thức, công nghệ mới nhất của thời đại, nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển trong giai đoạn mới. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó.
Phú Yên:Thầy giáo sáng tạo mô hình Máy lau bảng không bụi
Tại Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Phú Yên lần thứ 9 (2020-2021), mô hình giải pháp “Máy lau bảng không bụi LVT.01” của thầy giáo Lê Văn Trung (40 tuổi ở trường Tiểu học và THCS xã Xuân Thọ 2, TX Sông Cầu, tỉnh Phú Yên được vào Chung khảo và Ban giám khảo chấm điểm đạt giải Nhì (không có giải Nhất).
TSKH Nghiêm Vũ Khải: Quốc hội Việt Nam luôn là Quốc hội của dân, do dân, vì dân
Theo Tiến sĩ khoa học Nghiêm Vũ Khải- nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam, đại biểu Quốc hội khóa XI, XII, XIV (TSKH Nghiêm Vũ Khải), trải qua 76 năm hình thành và phát triển, việc Quốc hội tổ chức Kỳ họp bất thường lần thứ Nhất cho thấy sự thích ứng một cách kịp thời, giải quyết được những yêu cầu cấp bách của đất nước trong những tình thế cam go