Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 02/11/2005 14:39 (GMT+7)

Đồ gốm Vân Nam (Trung Quốc) ở Bắc Việt Nam: Những ngộ nhận đáng tiếc

Phát hiện về gốm Vân Nam lò Ngọc Khê ở Bắc Việt Nam có ý nghĩa quan trọng, góp phần bóc tách sự nhận thức nhầm lẫn đó, mở ra hướng nghiên cứu mới về sự giao lưu văn hoá giữa Vân Nam và Bắc Việt Nam.

Trong triển lãm “Gốm Thăng Long – Hà Nội” trong khu Thành cổ Hà Nội tháng 9/2005 có trưng bày một chiếc bình hoa tìm thấy ở Hoàng thành với lời giới thiệu: Gốm hoa lam Việt Nam lò Thăng Long,thế kỷ 15. Chiếc bình này thuộc một sưu tập tư nhân ở Hà Nội. Tôi đã xem rất kỹ và so sánh cẩn thận với những tiêu bản bình gốm của lò Ngọc Khê qua tư liệu gốm Trung Quốc và nhận thấy rằng, bình gốm đang trưng bày trong Thành cổ Hà Nội nêu ra ở đây chính là sản phẩm gốm lò Ngọc Khê(Vân Nam – Trung Quốc) chứ không phải là gốm Việt Nam lò Thăng Long!

Sự nhầm lẫn tuy đáng tiếc, nhưng cũng là dễ hiểu, bởi dù đã có một số công trình nghiên cứu về sự du nhập của đồ gốm Trung Quốc vào Việt Nam, nhưng dường như chưa có một công trình nào nói đến đồ gốm Vân Nam.

Từ năm 1998, tôi may mắn được tiếp xúc với tư liệu gốm hoa lam lò Ngọc Khê ở Vân Nam (Trung Quốc) do một người bạn từ Anh quốc cung cấp. Ông tặng tôi một chồng bát gốm hoa lam bị dính men gồm hai chiếc còn khá nguyên vẹn do ông trực tiếp sưu tầm được tại lò Ngọc Khê. Khi mới tiếp xúc, tôi rất ngạc nhiên vì đồ gốm này có hình dáng và phong cách vẽ hoa văn dây lá rất giống với gốm hoa lam Việt Nam thế kỷ 15. Sự khác nhau căn bản và dễ nhận thấy nhất đó là màu men và xương gốm. GS.J.Aoyagi - một chuyên gia khá nổi tiếng về gốm thương mại ở Nhật Bản – khi đến thăm Viện Khảo cổ cũng không tin rằng bát gốm tôi được tặng đó là gốm Trung Quốc; ông cho rằng đó là gốm Việt Nam.

Tôi đã phát hiện và nhận diện ra khá nhiều đồ gốm Vân Nam trong sưu tập gốm tư nhân ở Hà Nội. Phần nhiều là sưu tập bát, liễn có nắp đậy và bình tỳ bà vẽ hoa lam màu xanh lam sẫm hay lan đen mà theo các nhà sưu tập thì đó là gốm Việt Nam . Cũng theo các nhà sưu tập thì những đồ gốm này tìm được chủ yếu trong các khu mộ cổ của đồng bào dân tộc thiểu số cư trú ở vùng thượng lưu sông Hồng, thuộc các tỉnh Lào Cai, Yên Bái và Tuyên Quang. Nghiên cứu so sánh về phong cách trang trí hoa văn và hình dáng thì những đồ gốm này rất giống sản phẩm gốm lò Ngọc Khê (Vân Nam) và niên đại của nó được xác định vào khoảng đầu thời Minh, cuối thế kỷ 14 - đầu thế kỷ 15.

Tôi coi sự phát hiện này như là bằng chứng đầu tiên về sự du nhập của đồ gốm Vân Namvào Bắc Việt Nam qua con đường sông Hồng từ vùng núi phía Bắc xuống.

Năm 1999, khi đến tham quan cuộc khai quật tại di tích Hậu Lâu trong khu thành cổ Hà Nội, tôi đã phát hiện thấy một tiêu bản gốm hoa lam lò Ngọc Khê. Chiếc bát này khá đẹp, trong và ngoài vẽ văn hoa lá khá sinh động và có phong cách thể hiện rất gần gũi với gốm Việt Nam .

Năm 2002 – 2003, một số lượng đáng kể đồ gốm lò Ngọc Khê cũng được phát hiện tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long 18 Hoàng Diệu. Những đồ gốm này chủ yếu là bát mà hình dáng và hoa văn trang trí của nó tương tự như tiêu bản bát đã tìm thấy ở Hậu Lâu và các địa điểm ở vùng núi phía Bắc Việt Nam như đã nêu trên.

Sự ngộ nhận đáng tiếc tại cuộc triển lãm “Gốm Thăng Long – Hà Nội” đã góp thêm tiếng nói về sự hiện diện rất đáng lưu ý của đồ gốm lò Ngọc Khê ở Bắc Việt Nam . Đặc biệt, sự hiện hữu của những đồ gốm Ngọc Khê trong khu vực Hoàng thành Thăng Long đang gợi mở chiều hướng nghiên cứu thú vị. Nếu xem xét về niên đại, thì những sản phẩm gốm lò Ngọc Khê chủ yếu có niên đại khoảng cuối thế kỷ 14 đầu thế kỷ 15. Đây cũng là thời kỳ Kinh đô Thăng Long có nhiều biến cố, đặc biệt là sự kiện dời đô vào Thanh Hoá của Hồ Quý Ly (1400-1407) và sự xâm lược của nhà Minh năm 1407. Như thế phải chăng những đồ gốm Ngọc Khê được du nhập vào Việt Nam theo con đường xâm lược hay là theo con đường giao thương khi nhà Minh đã đặt bộ máy cai trị ở Thăng Long?

Đây là vấn đề rất lý thú. Hy vọng trong quá trình nghiên cứu đồ gốm Trung Quốc khai quật được tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long, chúng tôi sẽ có đủ điều kiện để lý giải về vấn đề này.

Nguồn: Khoa học và Đời sống, số 82 (1800)

Xem Thêm

Tiếp tục đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ
Hiện nay Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) có trên 500 tổ chức khoa học và công nghệ (KH &CN). Các tổ chức KH&CN trực thuộc này được thành lập và hoạt động trên cơ sở các quy định của Luật Khoa học và Công nghệ và nghị định của Chính phủ, điều lệ của Liên hiệp Hội Việt Nam.
Tìm giải pháp chuyển đổi số toàn diện tại Liên hiệp Hội Việt Nam
Hơn 40 năm thành lập, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) đang nỗ lực hiện đại hóa hoạt động trong bối cảnh chuyển đổi số trở thành yêu cầu cấp thiết. Tuy nhiên, Liên hiệp Hội Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều hạn chế về hạ tầng công nghệ và nhận thức, đòi hỏi những bước đi chiến lược hơn trong tương lai.

Tin mới

CHỦ TỊCH VUSTA PHAN XUÂN DŨNG CHÚC MỪNG NĂM MỚI XUÂN ẤT TỴ 2025
Nhân dip Xuân Ất Tỵ 2025, TSKH Phan Xuân Dũng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) đã viết thu tay chúc mừng năm mới gửi tới các Hội thành viên, các tổ chức KH&CN trực thuộc; các nhà khoa học, hội viên, cán bộ, viên chức, người lao động thuộc hệ thống VUSTA. Ban biên tập Vusta.vn xin trân trọng đăng toàn bộ nội dung bức thư.
Hà Giang: Tổng kết hoạt động năm 2024 triển khai nhiệm vụ năm 2025
Ngày 16/01, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) tỉnh Hà Giang đã tổ chức hội nghị Ban chấp hành (BCH) Liên hiệp hội nhằm tổng kết hoạt động năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025; tham dự hội nghị có đại diện Ban Dân vận Tỉnh uỷ, một số sở, ngành, hội thành viên Liên hiệp hội tỉnh.