Điều cần thiết là tạo nguồn thu cho Hội
Từ trước đến nay, cơ chế quản lý của Nhà nước với nguồn viện trợ này dường như có gì đó còn nặng nề, chính vì thế mà nội dung Thông tư 32 của Bộ Tài chính lần này mới phải có sự điều chỉnh. Quan điểm của tôi, Nhà nước không nên đặt ra vấn đề quản lý các nguồn viện trợ của Hội, mà chỉ nên đặt vấn đề kiểm soát sự quản lý và hiệu quả hoạt động của nó thông qua các tổ chức Hội. Mà các Hội của ta hiện nay hoàn toàn có thể làm tốt được điều này. Viện trợ không hoàn lại của nước ngoài xuất phát từ những sự đồng cảm riêng của các bên đối tác, chính vì thế mà phải để cho các Hội tự quản lý mới thực sự có kết quả. Đây cũng là yếu tổ để khuyến khích các Hội khai thác tối đa hơn nữa nguồn viện trợ này để phục vụ cho các hoạt động của mình. Tốt cho Hội nói riêng mà cũng là tốt cho đất nước nói chung.
Một trong những vai trò hết sức quan trọng của Nhà nước với tài chính của Hội lúc này là phải làm sao tạo mọi điều kiện để các hội tự tìm ra các đề tài, có thể là tầm Nhà nước, tầm quốc gia để hoạt động. Có đề tài cũng có nghĩa là có nguồn thu. Đầu mối có thể là Liên hiệp hội, rồi từ đó lại đưa về các hội thực hiện.
Việc tạo ra đề tài có nhiều ý kiến cho là rất khó. Nhưng trong khi các Hội hiện nay đều tập hợp được những người có tâm huyết, có trình độ chuyên môn sâu, nếu không tạo ra cơ hội tốt cho họ thì thật lãng phí. Vậy thì quan điểm trên đây có lẽ phần nào chưa thoả đáng, chưa đánh giá đúng để tìm cách khai thác hết những khả năng này. Nếu khai thác được đề tài và giao cho các Hội thực hiện, thì không những các Hội có nguồn thu chính đáng, mà còn có đóng góp cho Nhà nước, cho Liên hiệp Hội nữa. Đó thực sự là điều rất tốt, rất nên làm…
Nguồn:Văn nghệ trẻ, số 47 (469),