Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 11/12/2012 19:49 (GMT+7)

Di sản ký ức nhà khoa học qua những câu chuyện

Cuốn sách dày 335 trang, khổ 16x24cm, được nhà xuất bản Tri thức in ấn và phát hành rộng rãi trên cả nước.

Ngay từ cuối năm 2011, Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam đã triển khai thực hiện ba chuyên đề nghiên cứu, sưu tầm tư liệu về Đoàn cán bộ khoa học đầu tiên được Trung ương Đảng cử đi Liên Xô học tập năm 1951; Các nhà khoa học là cựu sinh viên khóa I của trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Y Hà Nội sau hòa bình lập lại. Kết quả bước đầu của các nghiên cứu này được thể hiện qua những bài viết trong cuốn Di sản ký ức nhà khoa học tập 2.

Cuốn sách được kết cấu theo 3 chủ đề: 1-Từ hạt giống đến những cây đại thụ; 2-Để làm giàu cho đất nước; 3-Hết lòng vì người bệnh.

Chủ đề thứ nhất có một nội dung khá độc đáo mà còn ít được biết đến. Đó là ký ức về đoàn 21 cán bộ khoa học kỹ thuật đầu tiên được Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh cử đi học tập tại Liên Xô vào tháng 7-1951 sau chiến dịch Biên giới Thu đông 1950 để sau này về xây dựng đất nước hoà bình. Có lẽ họ là những người đầu tiên dưới chế độ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được cử đi đào tạo chuyên môn hệ trung cấp và đại học ở Liên Xô.

Tất cả họ đã thực hiện đúng lời dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trước khi lên đường đi học: “Sang Liên Xô học phải biết định hướng, vận dụng hiểu biết mới để đảm bảo những yêu cầu thiết yếu của nhân dân, giúp nhau giữ được tư cách; đi nước ngoài sung sướng đừng quên người nước nhà cực khổ; anh em trong đoàn phải đoàn kết, thành thật, phê bình và tự phê bình. Đối với nước bạn: cái gì biết thì nói biết, phải thành thật ân cần. Chuyến đi này là chuyến đi đầu tiên, Liên Xô đào tạo chúng ta, nếu bằng lòng thì chuyến sau sẽ dễ, đầu xuôi đuôi lọt”.

Đó là ký ức của PGS. Thiếu tướng Lê Văn Chiểu - một trong hai nhân chứng sống còn lại của Đoàn - là minh chứng sống động nhất, cùng với những câu chuyện kể của người thân, đồng nghiệp các thành viên còn lại. Đoàn 21 người năm đó chính là những hạt giống đầu tiên để sau này người tiếp người, lớp tiếp lớp, và trong số họ nhiều người đã trở thành  những cây đại thụ trong các lĩnh vực khác nhau xây dựng và phát triển nền khoa học nước nhà.

Chủ đề thứ hai bao gồm 19 bài viết về các nhà khoa học trong các lĩnh vực: địa chất, xây dựng, kiến trúc, điện tử viễn thông, quân sự,… Nhiều nhà khoa học trong số này là lứa quả đầu tiên của trường Đại học Bách khoa Hà Nội, trở thành nòng cốt xây dựng các ngành khoa học, các trường đại học khác sau này. Trong hoàn cảnh chiến tranh cũng như trong hoà bình xây dựng phát triển kinh tế đất nước, những đóng góp của các nhà khoa học trong các lĩnh vực khoa học kỹ thuật này đã làm giàu cho đất nước, cả về tri thức cũng như các giá trị kinh tế, văn hóa, xã hội khác.

Chủ đề thứ ba là một chủ đề không thể thiếu trong các nghiên cứu của Trung tâm, đó là về lịch sử cuộc đời các nhà khoa học trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ con người. Họ là xuất phát điểm cho ý tưởng sáng lập Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam , đồng thời cũng là những người đầu tiên được Trung tâm nghiên cứu ngay từ những ngày đầu đi vào hoạt động.

Điều đáng nói là, trong chuyên đề này, có những cây đại thụ của nền Y học nước nhà như GS Tôn Thất Tùng, GS Đặng Văn Chung…, đến thời điểm này mới tiếp cận được các nguồn hiện vật, tư liệu mới để nghiên cứu và giới thiệu. Tương tự như chủ đề thứ hai, nhiều nhà Y học được giới thiệu trong Tập 2 này là sinh viên khoá 1 của trường Đại học Y Hà Nội năm 1954-1960. Ký ức và những hiện vật gắn liền với các nhà khoa học này cũng đồng thời là nguồn tư liệu quý của lịch sử Y học Việt Nam .

Lấy tiêu chí Trung thực, Khách quan làm nguyên tắc hàng đầu, các ký ức được kể trong cuốn sách này thông qua các tài liệu, hiện vật hoặc câu chuyện của nhà khoa học và gia đình họ sẽ phản ánh một phần lịch sử cuộc đời nhà khoa học, và cũng là lịch sử của nền khoa học Việt Nam , của đất nước.

Hi vọng rằng, cuốn sách sẽ là một món quà đặc biệt hưởng ứng Ngày Di sản văn hóa Việt Nam và thay lời tri ân của Trung tâm đến các nhà khoa học đã ủng hộ chúng tôi trong suốt thời gian qua.

Xem Thêm

Kỷ niệm 5 năm thành lập báo điện tử Tầm nhìn
Tại Lễ kỷ niệm thay mặt Đoàn Chủ tịch Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, ông Phan Tùng Mậu đã chúc mừng tập thể cán bộ, phóng viên báo điện tử Tầm Nhìn nhân dịp 5 năm thành lập, ghi nhận những thành quả mà...
Chiến thắng vĩ đại mùa Xuân 1975
Chiến dịch lịch sử  Lúc này, tập đoàn phòng ngự lớn của địch ở Sài Gòn - Gia Định tuy số lượng còn đông nhưng đã bị chia cắt, cô lập cao độ và sức chiến đấu đã giảm sút hẳn. 
Vẻ đẹp đặc hiệu của nhà trí thức
Vàng là đẹp, là quý giá. Nhưng không phải vàng nào cũng giá trị như nhau? Có vàng thật, có vàng giả, có cả mạ vàng như thật. Học thức và bằng cấp cũng vậy. Có học thật, có học giả, có bằng thật, có bằng giả như thật. Đại...
Mùa Xuân là Tết trồng cây
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đã đề xướng, tổ chức, xây dựng Tết trồng cây trở thành một phong trào quần chúng rộng rãi, sôi nổi và bền vững. Tháng 11-1959, nhân đợt thi đua lấy thành tích mừng Đảng ta 30 tuổi, Chủ tịch Hồ Chí Minh...
Bác Hồ vui Tết đón Xuân trong lòng Tổ quốc
Tết Mậu Tý (1948) Tết mừng chiến thắng Thu Đông năm Đinh Hợi phá tan cuộc tấn công của giặc Pháp lên Việt Bắc và phấn khởi mừng thọ Bác Hồ 58 tuổi: Chính phủ họp nghe Bộ Quốc phòng báo cáo chiến thắng giặc Pháp tại An toàn khu.
Đại tướng Lê Trọng Tấn - Những ngày đầu cách mạng
Giữa năm 1942, tôi đến một cơ sở cách mạng ở làng Lương Yên. Đang nói chuyện thì một quân nhân trong bộ đồ nhà binh Pháp ở phía cổng đi vào. Tôi lánh sang buồng bên cạnh nói chuyện với các em đang học. Khi người ấy về, chủ...

Tin mới

Trà Vinh: 07 giải pháp nâng cao chất lượng Cuộc thi
Trải qua 15 năm, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với các sở, ngành tỉnh liên quan đã tổ chức 12 lần Cuộc thi sáng tạo dành cho thanh thiếu niên nhi đồng cấp tỉnh. Đây là một trong những hoạt động sáng tạo và là sân chơi bổ ích dành cho các em thanh thiếu niên, nhi đồng trong toàn tỉnh.
Nhiều ý kiến tâm huyết của các nhà khoa học gửi tới kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV
Tại hội thảo “Một số ý kiến của trí thức khoa học công nghệ gửi tới Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV” diễn ra sáng 9/4, các chuyên gia, nhà khoa học đã đóng góp nhiều ý kiến vào các nội dung quan trọng về kinh tế-xã hội, tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW...
Phú Yên: Tăng cường tuyên truyền Cuộc thi, Hội thi về cơ sở
Liên hiệp Hội tỉnh vừa phối hợp với UBND TX Đông Hòa, UBND các huyện Tây Hòa, Sông Hinh tổ chức tuyên truyền, phổ biến thông tin về cuộc thi Sáng tạo TTN - NĐ Phú Yên lần thứ 10 (2024-2025) và hội thi STKT tỉnh Phú Yên lần thứ 11 (2024-2025) đến đội ngũ lãnh đạo, giáo viên các trường TH, THCS, THPT tại các địa phương trong tỉnh nhằm góp phần lan tỏa cuộc thi, hội thi STKT trên địa bàn tỉnh.
Chủ tịch VUSTA gửi thư thăm hỏi Liên đoàn Kỹ sư Myanmar và Viện Kỹ sư Thái Lan sau thảm họa động đất
Ngày 2/4/2025, trước những thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản do trận động đất xảy ra tại Myanmar và Thái Lan vào ngày 28/3/2025, TSKH. Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) đã gửi thư thăm hỏi tới Chủ tịch Liên đoàn các Tổ chức Kỹ sư Myanmar và Chủ tịch Viện Kỹ sư Thái Lan.
Sơn La: Tìm giải pháp quản lý, bảo vệ và sử dụng nguồn nước
Ngày 2/4, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp cùng Sở Nông nghiệp và Môi trường tổ chức hội thảo "Thực trạng và giải pháp quản lý, bảo vệ và sử dụng nguồn nước". Sự kiện thu hút sự tham gia của hơn 40 đại biểu đến từ các sở, ban, ngành, doanh nghiệp, trường đại học, cao đẳng và cơ quan truyền thông địa phương.