Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 28/02/2005 23:55 (GMT+7)

Để có một xã hội học tập

Trong lĩnh vực giáo dục, gần đây có mấy tin vui: một là các trung tâm học tập cộng đồng (viết tắt là TT) phát triển mạnh, người nông dân đến đó học được những điều thiết thực; hai là xã Đông Phong(huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình) đã nối mạng lnternet giúp cho người nông dân, khi gặp khó khăn trong sản xuất, chỉ cần "nhấn chuột" là tìm ra lời giải đáp trên trang "nông thôn đổi mới"; ba là BộGiáo dục - Đào tạo và Bộ Bưu chính - Viễn thông đã ký hợp tác để nối mạng cho các trường học. Nhìn gần thì vui thật, nhưng nhìn xa thì cái vui lẫn với cái lo.

Phương châm học ở các TT là "thiết thực, cần gì học nấy, học để làm ngay". Phương châm như vậy là đúng nhưng điều lo là: sự thiết thực, ngày nay là phải làm sao người học sẽ sản xuất ra hàng hóa cósức cạnh tranh trên trường quốc tế; lấy thí dụ như ta có thành tích lớn trong sản xuất gạo nhưng giá gạo trên trường quốc tế của ta vẫn kém giá gạo Thái-lan. Mà đâu có phải chỉ giỏi trồng lúa là cạnhtranh được. Nào còn thu hoạch, chế biến, bảo quản, chuyên chở, maketing... cứ ở mỗi khâu nhân lực của ta kém nhân lực của họ một tí thì còn mệt mới đuổi kịp họ được. Thiết thực còn có nghĩa là cố họccho được "công nghệ", tạm thời gác lại cơ sở khoa học của công nghệ. Như vậy tưởng dễ cho dạy và học, cứ cầm tay chỉ việc chả cần bận tâm đến câu hỏi: "Tại sao lại làm như thế?", nhưng lại chuốc Iấycái khó: ngày nay công nghệ phát triển như vũ bão, cập nhật được công nghệ rất khó, nhất là các công nghệ mới nhất bao giờ cũng được giữ bí mật, mà muốn cạnh tranh được thì phải cố mà vươn đến cáimới nhất, hiện đại nhất. Điều lo là các TT của ta hiện nay chỉ mới có khả năng khai thác trí tuệ (các giảng viên) ở trong huyện, rộng ra nữa là trong tỉnh.

Cần gì học nấy nhưng cái ta tưởng là "cần" lúc tìm học, lại có thể nhanh chóng lão hóa, có khi vừa mới học xong đã trở nên cũ rồi, ngay "nghề" có khi còn phải đổi nữa là những công nghệ cụ thể. VậyIo sao đây cho luôn luôn không bị lạc hậu trong cạnh tranh?

Học để làm ngay, nhưng làm có đồng bộ mới ra hiệu quả. Bài học về "mía", "dứa", "vải thiều" là những bài học nhỡn tiền về sự không đồng bộ giữa sản xuất và chế biến mà người chịu thiệu thòi là nôngdân. Thực tế này nhắc ta phải chú ý đến đối tượng là cán bộ quản Iý trong việc xây dựng xã hội học tập (XHHT), tránh tình trạng dân lo học nhưng cán bộ quản lý thì không học hoặc ít học rồi để khổcho dân.

Dù sao thì những việc TT đã làm được là phù hợp với khả năng hiện có; sự phát triển mạnh mẽ của các TT đã mở toang cửa sổ buộc ta phải nhìn xa về tương lai xây dựng XHHT đặt ra những vấn đề phảinghiêm túc suy nghĩ ngay từ bây giờ thì ta mới có được một xã hội trong đó ai cũng học, học suốt đời, học rất có hiệu quả, bảo đảm khả năng đuổi kịp các nước phát triển hơn ta, hòa nhập một cáchthuận lợi vào cạnh tranh quốc tế. Qua thực tế của các TT đã có, bên cạnh những mặt được đã cảm thấy khá rõ những mặt sẽ khó qua được thử thách của thời gian nếu không sớm có đối sách thích hợp.

Ngay trong sơ kết của tỉnh Thái Bình (tỉnh đã có đến 88% số xã có TT), ta đã thấy có câu sau đây (xem cuối trang 92 của sách: "Phát triển rộng khắp TT, công cụ thiết yếu để xây dựng XHHT từ cơ sở"của hội khuyến học Việt Nam): - TT không có người chuyên trách, chủ yếu người kiêm nhiệm, người tình nguyện không hưởng chế độ cho nên việc đầu tư thời gian, trí tuệ để phát triển TT còn hạn chế. Cácdự án về TT cũng còn rất lúng túng trong việc lo giáo viên và cán bộ quản lý cho các TT. Cái kiểu "làm việc không có chế độ", hoặc "một hội đồng hai nhiệm vụ" đã từng có tác dụng trong kháng chiếnthì nay khó phù hợp lâu dài. Trong kháng chiến, ra ngõ gặp anh hùng, ra ngõ gặp hy sinh, thì khác hiện nay "ra ngõ gặp làm giàu, kể cả chính đáng và không chính đáng". Trong tình hình hiện nay, cábiệt vẫn có những người có thể hy sinh lâu dài nhưng đại đa số người lương thiện muốn một xã hội công bằng, trừ khi có tình thế đặc biệt, ngoài ra họ khó chấp nhận việc có những người chỉ hy sinhtrong lúc những người khác chỉ hưởng thụ. Mặt khác, giá có kéo dài tình hình cán bộ quản lý và giảng viên cho các TT như hiện nay thì chất lượng cũng khó tốt. Khi người ta không toàn tâm toàn ý phụcvụ, thì lấy đâu ra chất lượng để đuổi kịp, để cạnh tranh. Còn chế độ cho họ thì lấy đâu ra quỹ vì họ sẽ rất đông, trong lúc mà chỉ với số giáo viên trong biên chế, nhiều huyện đã chi hết 80% ngânsách giáo dục để trả lương giáo viên.

Ngoài ra, các TT hiện nay chỉ mới lo "phi chính quy" nhưng trong tương lai gần "chính quy" và "phi chính quy" không thể tách rời nhau mà bổ sung cho nhau, hỗ trợ lẫn nhau. Chẳng hạn, 9 năm học THCSchính quy phải là 9 năm luyện cho học sinh quen dần với tự học; các học liệu cho "phi chính quy" lại quan tâm hướng dẫn tự học tốt nên cũng rất bổ ích cho "chính quy"; người lao động cũng có thể vàđôi khi cần đi học "chính quy".

Cho nên, xét một cách chiến lược thì, để cho có một XHHT đủ khả năng đưa nước ta sớm đuổi kịp các nước phát triển hơn ta, tạo thuận lợi cho sự cạnh tranh trên trường quốc tế thì, từ các TT hiện nayphải có một lộ trình tầm cỡ quốc gia để tiến đến thực hiện khẩu hiệu sau đây:

Học từ xa, có nối mạng + tự học + học thông minh. Chỉ có học từ xa với công nghệ thông tin hiện đại mới giúp cho chúng ta tiếp cận đến những thành tựu mới nhất về công nghệ của thế giới và tiếp cậnkịp thời để có những ứng phó thích hợp.

Giảng viên sẽ tổ chức giáo dục từ xa (GDTX) giải quyết và giải quyết tốt nhất, tiết kiệm nhất (về mỗi nội dung học sẽ chọn thầy giỏi nhất nước cả về chuyên môn và cả về sư phạm để viết tài liệu học, viết kịch bản đối thoại để hướng dẫn tự học); cách chọn giảng viên cho TT như hiện nay làm sao mà đạt được hai chữ "nhất" đó. Lấy thí dụ như 140 đĩa VCD (xem sách: "Hỏi đáp về TT" của Hội khuyến học Việt Nam, trang 30) mà Hội khuyến học Việt Nam đã sưu tập, biên tập được cho các TT hiện nay là cả một sự cố gắng lớn, nhưng chắc gì tác giả các đĩa đó đã là người giỏi nhất trong nước về nội dung trong đĩa; và sản xuất đĩa VCD một cách phân tán như vậy thì giá thành sẽ đắt, khó tránh được những chồng chéo gây lãng phí, cũng như khó tránh được những "điểm trắng" chẳng ai lo.

Để phát huy hiệu quả lớn nhất của việc hướng dẫn tự học nói trên, thì người học phải có thói quen và kỹ năng tự học, điều mà hiện nay các TT chưa đề cập đến. Các trường, lớp tập trung chính quy sẽ có nhiệm vụ tận dụng thời gian học tập trung (trong tình hình phổ cập THCS thì mỗi công dân ít ra cũng có được 9 năm học tập trung) để hướng dẫn học sinh làm quen dần và có kỹ năng tự học. Như vậy khi bước vào đời họ sẽ tận dụng được GDTX nhiều nhất.

Tự học là điều kiện cần để có tư duy độc lập rồi tư duy phê phán, tư duy sáng tạo. Trước đây, tư duy sáng tạo được gắn liền với năng khiếu bẩm sinh. Ngày nay, do tìm ra được các quy luật của tư duy sáng tạo nên đã có một khoa học mới có tên quốc tế là creatology, tạm dịch là khoa học về tư duy sáng tạo hay sáng tạo học (STH) và nhờ vậy, có thể dùng khoa học đó để dạy "sáng tạo" đến một mức nào đó cho những người không có năng khiếu bẩm sinh (dĩ nhiên có năng khiếu thì thuận lợi hơn). STH là một món quà quý mà thời đại đem đến cho dân tộc ta vì nó rất phù hợp với các sở trường và sở đoản của ta: ta có sở đoản là nghèo thì STH không đòi hỏi cơ sở vật chất gì; ta có sở trường là hiếu học thì rất thuận lợi; chế độ ta có triết học duy vật biện chứng làm phương pháp luận thì cơ sở triết học của STH cũng là triết học đó. Hiện nay, các nước phát triển đang đua nhau ứng dụng và phát triển STH. ở nước ta, cũng đã có người đi vào xây dựng STH trong lĩnh vực chuyên môn của mình, có người đã học được STH ở nước ngoài nhưng tiếc rằng xã hội ta đang thờ ơ với khoa học mới mẻ này.

Tóm lại, để cho niềm vui được trọn vẹn, ta chờ đợi thêm ba tin vui nữa:

- Một là sự ra đời của một trung tâm quốc gia GDTX. Có ý kiến đề nghị nên có hai trung tâm nhưng theo tôi, chỉ nên có một trung tâm vì hai lẽ: một là cần có sự thống nhất chỉ đạo để tránh những chồng chéo gây lãng phí, hai là trung tâm ra đời phải sớm trở nên vững chắc nên phải tập trung đầu tư vào đây sự chỉ đạo, những cán bộ tốt và cả kinh phí, hai trung tâm thì sẽ phân tán. Ta xây dựng trung tâm quốc gia GDTX quá muộn, bây giờ phải lo đi nhanh nhưng phải vững chắc.

Trung tâm quốc gia GDTX sẽ lo cả học chính quy (học từ xa theo chương trình chính quy và thi chung với hệ chính quy) và phi chính quy vì, xét lâu dài như đã nói ở trên không thể tách rời chính quy và phi chính quy. Vả chăng mở ra "từ xa chính quy" là tạo thêm một cái van an toàn cho tuyển sinh Đại học, có tác dụng làm giảm nhẹ "luyện thi", tiến tới xóa bỏ. Các TT trong tương lai sẽ là chân rết của trạm GDTX ở huyện (nay là trung tâm giáo dục thường xuyên); TT ở xã, phường nào thì do BCH hội khuyến học ở đó phụ trách. Nó hỗ trợ cho trạm GDTX huyện bằng những việc làm như gây quỹ, động viên khen thưởng người học tốt, tổ chức các câu Iạc bộ những người trong xã, phường, cùng học một nội dung, tổ chức thêm những buổi nói chuyện, tham quan để củng cố thêm kết quả học tập do trạm GDTX tổ chức, vận động chống bằng giả, bằng rởm đối với những học viên từ xa chính quy. Đó là những việc thông thường của một hội quần chúng, BCH hội khuyến học cơ sở phân công nhau phụ trách, không cần có ban giám đốc.

- Hai là các trường tập trung tích cực đổi mới cách dạy, cách học, nâng cao rõ rệt khả năng tự học của học sinh, sinh viên.

- Ba là STH chính thức được đưa vào nhà trường, ở vị trí quan trọng.

Thêm ba tin vui này thì niềm vui sẽ trọn vẹn.

Xem Thêm

Góp ý Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 76/2018/NĐ-CP về chuyển giao công nghệ
Ngày 9/10 tại Hà Nội, Liên hiệp Hội Việt Nam đã tổ chức hội thảo nhằm lấy ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học góp ý cho Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 76/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chuyển giao công nghệ.
Sơn La: Phát triển nghề cây cảnh gắn với du lịch trên địa bàn
Ngày 30/9, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp với Hội Ngành nghề nông nghiệp nông thôn tỉnh tổ chức hội thảo tư vấn phát triển nghề trồng hoa, cây cảnh gắn với du lịch trên địa bàn tỉnh Sơn La. Chủ tịch Liên hiệp hội Phạm Thị Hà và Phó Chủ tịch Hội Ngành nghề nông nghiệp nông thôn Nguyễn Thế Luận chủ trì hội thảo.
Hà Giang: Góp ý dự án Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn
Ngày 26/9, Liên hiệp hội tỉnh Hà Giang đã tổ chức hội thảo tư vấn, phản biện (TVPB), góp ý đối với dự án Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn. Tham dự hội thảo có lãnh đạo đại diện các Sở, ban ngành của tỉnh, các Hội thành viên Liên hiệp hội tỉnh và các chuyên gia TVPB ở trung ương, ở tỉnh.
Thanh Hoá: Phản biện quy hoạch khu công nghiệp Hà Trung
Sáng ngày 24/9/2024, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa (Liên hiệp hội) đã tổ chức Hội thảo phản biện “Đồ án quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000 khu công nghiệp Hà Long, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa” .

Tin mới

Trường THPT Giao Thủy chung tay bảo vệ môi trường
Sáng ngày 21/10, Trường THPT Giao Thủy, Liên hiệp Hội Việt Nam Việt Nam (LHHVN) đã phối hợp với Liên hiệp hội tỉnh Nam Định, Huyện Đoàn Giao Thủy tỉnh Nam Định tổ chức lễ mít tinh hưởng ứng Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2024.
Đã mở ra môi trường cởi mở, minh bạch trong hoạt động hội
Ngày 08/10/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 126/2024/NĐ-CP, Quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội tại Việt Nam với nhiều điểm mới. Nghị định này sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 26/11/2024, thay thế cho các quy định cũ (Nghị định 45/2010/NĐ-CP và Nghị định 33/2012/NĐ-CP) nhằm cải tiến và đảm bảo tính minh bạch, hợp pháp trong việc thành lập, vận hành và quản lý các tổ chức hội.
An Giang: Tăng cường hợp tác với các cơ sở giáo dục, đào tạo
Nhận thấy tiềm năng và thế mạnh vượt trội của Trường Cao đẳng Nghề An Giang và Trung tâm Công nghệ thông tin thuộc trường Đại học An Giang (Đại học Quốc gia TP.HCM), Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh An Giang (Liên hiệp Hội) đã chủ động thúc đẩy hợp tác và mời hai đơn vị này là thành viên chính thức.
Bắc Giang: Ngày hội Sáng tạo năm 2024
Liên hiệp hội tỉnh vừa phối hợp với Trường TH, THCS, THPT FPT Bắc Giang, Công ty TNHH Phát triển công nghệ giáo dục BG STEAM vừa tổ chức Ngày hội Sáng tạo năm 2024, với 02 hoạt động chủ đạo gồm: Hội thảo: “Vì một Cuộc thi thực chất và hiệu quả” và Trải nghiệm, tham gia trò chơi vận hành robot.
Phụ nữ Liên hiệp Hội Việt Nam trong thời kỳ hiện đại
“Phía sau thành công của một người đàn ông luôn có bóng dáng của người phụ nữ”. Anh em nam giới có được sự thành công trong sự nghiệp, hạnh phúc trong cuộc sống gia đình là nhờ đức tính hy sinh, lòng vị tha của người phụ nữ luôn ở phía sau của họ - người đã làm cho cả thế giới thay đổi và phát triển thế giới tươi đẹp này…”
Phú Yên: Những nữ trí thức góp phần cải thiện đời sống người dân
Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) nữ trí thức không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo, nghiên cứu mà còn góp phần tạo ra những ứng dụng thực tiễn giúp cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế.