Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 05/01/2022 22:15 (GMT+7)

Đẩy mạnh, thúc đẩy hoạt động tư vấn phản biện và giám định xã hội

Trong thời gian qua, công tác  tư vấn phản biện và giám định xã hội (TVPB&GĐXH)  được Liên hiệp Hội Việt Nam và các hội thành viên luôn được chú trọng, đẩy mạnh, tạo điều kiện để trí thức tham gia góp ý kiến khách quan, thẳng thắn và có chất lượng cao về những vấn đề hệ trọng liên quan đến đường lối, chủ trương, chính sách phát triển đất nước, nhất là về KH&CN, giáo dục và đào tạo, chính sách đối với trí thức.

Kết quả TVPB&GĐXH của Liên hiệp Hội Việt Nam và các hội thành viên đã góp phần không nhỏ vào phát triển kinh tế-xã hội, được Đảng, Nhà nước và nhân dân đánh giá cao.

Thông qua hoạt động này, Liên hiệp Hội Việt Nam và các hội thành viên đã phản ánh ý kiến trung thực, khách quan, khoa học của trí thức khoa học và công nghệ đóng góp vào việc xây dựng chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật và thực hiện có hiệu quả các dự án quan trọng về KT-XH của đất nước.

Và trong năm 2021, Liên hiệp Hội địa phương đã có nhiều kết quả hoạt động về TVPB&GĐXH, điển hình như:

Liên hiệp Hội TP. Đà Nẵng đóng góp ý kiến cho 10 đề án, dự án, chính sách của các sở, ban, ngành thành phố như các đề án: Chuyển đổi số tại thành phố Đà Nẵng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Quản lý và phát triển Du lịch tại Bán đảo Sơn Trà; Phương án đấu nối tuyến đường Nguyễn Tất Thành nối dài; các dự án ven sông Hàn; Phát triển tài sản trí tuệ trên địa thành phố Đà Nẵng đến năm 2030; …; cử đại diện lãnh đạo LHH tham gia Ban Chỉ đạo triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách về Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tại thành phố Đà Nẵng, Ban Chỉ đạo “Xây dựng Đà Nẵng – Thành phố môi trường” giai đoạn 2021 – 2030, Ban Chỉ đạo chuyển đổi số thành phố Đà Nẵng.

Liên hiệp Hội Đồng Tháp tổ chức hội thảo tư vấn giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của các hội thành viên Liên hiệp Hội

Liên hiệp Hội Đồng Tháp tư vấn 03 đề án quy hoạch của UBND huyện Lấp Vò, tổ chức hội thảo tư vấn “Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động các Hội thành viên Liên hiệp Hội”. Hiệp hội Thuỷ sản đã góp ý kiến 02 Phiếu khảo sát của VCCI “Dự thảo Thông tư hướng dẫn Luật quản lý thuế và Nghị định 126/2020/NĐ-CP”; góp ý với Hội nghề cá Việt Nam Một số kiến nghị đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhằm phát triển khai thác thủy sản bền vững. Hội Luật gia đóng góp 01 văn bản Luật, 81 văn bản dự thảo văn bản luật, văn bản quy phạm pháp luật và 02 văn bản các cấp Hội huyện và Chi hội Luật gia trực thuộc đóng góp 79 văn bản;tư vấn và trợ giúp pháp lý được 668 vụ việc, trong đó miễn phí 120 vụ việc; tư vấn giải quyết khiếu nại 347 vụ việc; hòa giải thành 274 vụ việc.Hội Y học tham gia đóng góp ý kiến cho 12 đề án, quy chế, thông tư về lĩnh vực y tế tại bệnh viện Đa khoa Sa Đéc và bệnh viện Phục hồi chức năng. Hội Khoa học Lịch sử cho ý kiến về việc thực hiện 01 đề tài khoa học cấp cơ sở và 01 đề tài cấp tỉnh; đồng thời, góp ý Đề án của tỉnh về phát huy giá trị đình làng trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 – 2025.

Liên hiệp Hội Hà Tĩnh và các tổ chức thành viên phối hợp với các sở ngành, địa phương liên quan triển khai các hoạt động tư vấn, cho ý kiến về dự án, đề tà như dự án “Tìm kiếm Gà lôi lam mào trắng trong tự nhiên tại Khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh”;“Đề án xét chọn, tôn vinh trí thức tiêu biểu Hà Tĩnh”;  Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021-2030” trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh; Góp ý dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ; Tư vấn đề án: “Tập trung, tích tụ đất đai phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021 – 2025 và những năm tiếp theo”…;  Tham gia góp ý bằng văn bản cho quy hoạch và hiệu chỉnh điện quốc gia lần lần III và Luật bảo vệ môi trường sửa đổi, đồng thời gửi đề xuất kiến nghị tới các cơ quan liên quan.

Liên hiệp Hội TP. Hải Phòng tham gia, đóng góp ý kiến vào nội dung kỳ họp lần thứ hai HĐND TP khóa XVI do Thường trực HĐND TP tổ chức; đề xuất với Ban Thường vụ Thành uỷ, Thường trực HĐND thành phố và UBND thành phố một số giải pháp cụ thể nhằm phát triển bền vững du lịch thành phố sau đại dịch Covid -19, trong đó đề nghị thành phố chỉ đạo rà soát các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển các sản phẩm, các dự án đầu tư phát triển du lịch Hải Phòng; góp ý tư vấn, phản biện Dự thảo đề án Quy hoạch thành phố, dự thảo Kế hoạch của UBND TP về Quản lý chất thải nhựa đến năm 2025 trên địa bàn thành phố Hải Phòng, Đề án đặt tên phố và công trình công cộng trên địa bàn thành phố và bổ sung một số tên đặt vào Ngân hàng tên đường, phố, công trình công cộng, dự thảo Tờ trình về việc ban hành Nghị quyết về Chuyển đổi số thành phố đến năm 2025, định hướng đến năm 2030...

Liên hiệp Hội Kiên Giang đã làm việc với các sở ngành chức năng có lập đề án dự án, để chọn lọc đề xuất đề án dự án TVPBGĐXH năm 2021: Đề án Phát triển Nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020-2030; Dự án phát triển các sản phẩm ngành nghề truyến thống gắn với du lịch. Ngoài ra, thành viên Liên hiệp hội còn được mời tham gia phản biện một số báo cáo đánh giá tác động môi trường các dự án đầu tư vào địa bàn tỉnh.

Liên hiệp Hội Kon Tum tư vấn,  phản biện Đề án phát triển kinh tế ban đêm tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Liên hiệp Hội Kon Tum tham gia tích cực các hoạt động thẩm định, đánh giá các đề tài khoa học và sáng kiến kinh nghiệm của tỉnh và các nhiệm vụ khác; góp ý hoàn chỉnh dự thảo Kế hoạch triển khai Đề án phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp đến năm 2030, tham gia ý kiến dự thảo các đề án, nghị quyết, chương trình hành động về “Phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, nhất là hạ tầng vùng động lực của tỉnh Gia Lai đến năm 2025” và “Đẩy mạnh thu hút các nguồn lực đầu tư cho phát triển nông nghiệp, công nghiệp chế biến, công nghiệp năng lượng tái tạo và du lịch”, góp ý các dự thảo: Đề án phát triển sản xuất rau, hoa và cây ăn quả trên địa bàn tỉnh đến năm 2030, định hướng đến năm 2040; Quyết định ban hành Quy chế xét tặng Giải thưởng Khoa học và Công nghệ tỉnh; tổ chức Hội nghị góp ý về: Đề án phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững, tăng cường sinh kế và nâng cao độ che phủ rừng, thích ứng với biến đổi khí hậu tỉnh Gia Lai, giai đoạn 2021-2030... Bên cạnh đó, một số thành viên Ban Chấp hành Liên hiệp hội cũng đã tham gia làm thành viên của các Hội đồng phản biện nhiều đề tài, dự án, dự thảo Luật, quy hoạch, đánh giá tác động môi trường,… trong và ngoài tỉnh, các ý kiến tư vấn được các cấp, các ngành ghi nhận và đánh giá cao.

Liên hiệp Hội Lạng Sơn và một số Ủy viên Ban Chấp hành đã tham gia phản biện: Đề án Phát triển du lịch huyện Văn Lãng đến năm 2030và định hướng đến năm 2045; Đề án Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thông tin và truyền thông cơ sở giai đoạn 2021 - 2030;Ban hành Quy định về tiêu chí công nhận tuyến phố đạt chuẩn  văn minh đô thị trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn; Đề án Đổi mới hình thức tổ chức sản xuất, liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm nông lâm nghiệp tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến năm 2030; Quy định mức thu, các khoản thu dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí của các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn; Đề án Đổi mới và nâng cao chất lượng công tác thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2021 - 2025; Dự thảo Quy định Chi tiết việc rà soát, công bố công khai danh mục các thửa đất nhỏ hẹp do Nhà nước trực tiếp quản lý, việc lấy ý kiến người dân và công khai việc giao đất, cho thuê đất đối với các thửa đất nhỏ hẹp trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn để sử dụng vào mục đích công cộng hoặc giao, cho thuê cho người sử dụng đất liền kề.

Liên hiệp Hội Lào Cai góp ý Báo cáo sơ kết 05 năm thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TU ngày 28/9/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai “về nâng cao nhận thức chính trị, phát huy trí tuệ, khuyến khích sáng tạo, cống hiến của đội ngũ trí thức và doanh nhân trên địa bàn tỉnh Lào Cai”;đề xuất, kiến nghị một số giải pháp với Tỉnh ủy nhằm thực hiện hiệu quả Kết luận số 93-KL/TW ngày 20/11/2020 của Ban Bí thư; tổ chức xin ý kiến các sở, ban, ngành, địa phương, các cơ quan liên quan và tổng hợp trình UBND tỉnh dự thảo Chỉ thị về phát huy vai trò, trí tuệ của đội ngũ trí thức tham gia tư vấn phản biện và giám định xã hội các chủ trương, chính sách trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Ngày 23/4/2021, UBND tỉnh đã ban hành Chỉ thị 09/CT-UBND về việc phát huy vai trò, trí tuệ của đội ngũ trí thức tham gia tư vấn, phản biện và giám định xã hội các chủ trương, chính sách trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Liên hiệp Hội Nghệ An tham gia phản biện các dự thảo, Nghị quyết, Chính sách do UBMT Tổ quốc Việt Nam, tỉnh Nghệ An đề nghị; được UBND tỉnh giao nhiệm vụ Tư vấn, phản biện 02 Đề án/chương trình: Chương trình Ứng dụng và phát triển khoa học và công nghệ, đẩy mạnh đổi mới sáng tạo; Đề án: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực các ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh.Hội Khoa học Lịch sử tổ chức phản biện, góp ý các công trình lịch sử, địa chỉ trước khi xuất bản. Hội KHKT Lâm nghiệp tham gia đề án và giải pháp chống chặt phá, sắn bắt, buôn bán động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh Nghệ An; Các giải pháp quản lý nhà nước về bảo vệ tốt rừng đầu nguồn, rừng đặc dụng, rừng sản xuất, ngăn chặn tệ nán chiếm dụng rừng, đất rừng, chuyển đổi sai mục đích sử dụng đất rừng... Hội KHKT Nông nghiệp tham gia tư vấn phản biện cho đề án “Đề án phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021–2025, tầm nhìn 2030”; Chính sách ưu tiên phát triển nông nghiệp Nghệ An giai đoạn 2022–2025; Đề án phát triển cây ăn quả Nghệ An giai đoạn 2021–2030; Đề án sản xuất vụ hè thu 2021. Liên hiệp Hội Tân Kỳ tham gia phản biện và giám đinh xã hội trong các chương trình, dự án phát triển khoa học và công nghệ của UBND huyện...

Mặc dù ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, nhưng các Liên hiệp hội địa phương đã triển khai rất nhiều hoạt động TVPB&GĐXH. Nhiều địa phương, cấp ủy và chính quyền đã giao Liên hiệp Hội địa phương nhiệm vụ TVPB&GĐXH trên trên cơ sở đề nghị của Liên hiệp Hội. Cũng vì vậy các tổ chức cũng như các cán bộ thực hiện đã có thêm nhiều kinh nghiệm để thực hiện tốt hơn hoạt động này.

HT

Xem Thêm

Đề xuất giải pháp quản lý, vận hành, khai thác công trình cấp nước sạch trong xây dựng nông thôn mới
Nước là nguồn tài nguyên quý giá quyết định sự tồn tại của con người cũng như sự sống của sinh vật trên trái đất. Nước không chỉ có vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người mà còn có ảnh hưởng vô cùng lớn đến đời sống người dân, sản xuất kinh doanh và phát triển kinh tế - xã hội. Trong xây dựng nông thôn mới, việc bảo đảm cung cấp nước sạch là một trong những tiêu chí quan trọng.
Hà Giang: Góp ý dự thảo Luật Hoá chất (sửa đổi)
Ngày 23/10, Liên hiệp Hội tỉnh đã tổ chức hội thảo tư vấn, phản biện (TVPB), góp ý đối với dự thảo Luật Hoá chất (sửa đổi). Tham dự hội thảo có lãnh đạo đại diện các Sở, ban ngành của tỉnh, các Hội thành viên Liên hiệp Hội tỉnh và các chuyên gia TVPB ở tỉnh.

Tin mới

Hà Nội xuất sắc đoạt giải Đặc biệt Cuộc thi lần thứ 20
“Mô hình Địa đạo Củ Chi” của nhóm học sinh trường THCS Cầu Giấy, Hà Nội sử dụng Pin năng lượng mặt trời, đây là sản phẩm STEM điển hình trong việc tích hợp kiến thức lịch sử, địa lý trên nền tảng toán học, vật lý, công nghệ, kỹ thuật, tự động hóa dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại tạo ra trải nghiệm tốt nhất giúp học sinh trải nghiệm hoàn toàn mới khi học lịch sử… đã xuất sắc đoạt giải Đặc biệt.
Đề xuất giải pháp quản lý, vận hành, khai thác công trình cấp nước sạch trong xây dựng nông thôn mới
Nước là nguồn tài nguyên quý giá quyết định sự tồn tại của con người cũng như sự sống của sinh vật trên trái đất. Nước không chỉ có vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người mà còn có ảnh hưởng vô cùng lớn đến đời sống người dân, sản xuất kinh doanh và phát triển kinh tế - xã hội. Trong xây dựng nông thôn mới, việc bảo đảm cung cấp nước sạch là một trong những tiêu chí quan trọng.
Yên Bái: Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà
Ngày 29/10, tại huyện Lục Yên, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lục Yên và Hội Khoa học Lịch sử tỉnh đã tổ chức hội thảo Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà phục vụ nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị và phát triển khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà.
Nâng cao nhận thức cho người lao động về an toàn vệ sinh lao động
An toàn vệ sinh lao động là công việc không của riêng ai, giải pháp cải thiện điều kiện lao động là yếu tố then chốt giảm dần độc hại của môi trường làm việc cho người lao động. Việc đánh giá, phân loại nghề, công việc nặng nhọc, độc hại nguy hiểm được thực hiện một cách chính xác, công bằng, hợp lý, hài hòa, sẽ giúp cải thiện điều kiện lao động…