Dấu cũ-người xưa: Thăng Long thời Lý
Mùa thu tháng bảy năm Canh Tuất (1010), nhà vua quyết định dời đô. Mùa nước, thuyền ngự với chiến thuyền và văn võ bá quan hộ tống từ Hoa Lư ngược dòng cập bến Đại La. Tại vùng đất mới, nhà vua đổi tên là thành Thăng Long.
Bản đồ Thăng Long thời Hồng Đức (1490). Hình để tham khảo |
Tất cả các công trình kiến trúc trong Hoàng thành đều xây dựng quy mô tráng lệ, từ lầu son gác tía đến các công trình văn hoá, tôn giáo hoà quyện với thiên nhiên tạo nên dáng vẻ riêng của chốn Cửu trùng. Khu thứ hai, Kinh thành, là khu dân sự, quan lại và binh lính ở bao bọc lấy Hoàng thành. Khu này chia thành các phường nông nghiệp và thủ công nghiệp. Cả Hoàng thành và Kinh thành được bao bọc bằng đê của ba con sông nói trên.
Đời sống kinh tế tại Thăng Long thời gian này đã có nhiều thay đổi. Từ vị trí là một miền dân khang vật thịnh, nên khi trở thành Kinh Sư dân số Thăng Long ngày càng đông, hoạt động kinh tế của Kinh thành ngày càng sầm uất, phồn thịnh hơn trước. Nhà Lý trải qua 9 đời ở Kinh thành Thăng Long, đổi quốc hiệu là Đại Việt, tồn tại 215 năm.
Nguồn: quandoinhandan.org.vn 3/10/2005