Đặt tít ngắn
Dưới đây là một số ví dụ về các tít trong tin tiếng Việt, thường thấy trên website của TTXVN (không kể những cái tít dài... gấp rưỡi):
- Nga sẵn sàng tham gia các chương trình nghiên cứu Sao Hỏa của Mỹ
- Hội thảo Đổi mới giáo dục đại học Việt Nam - Hội nhập và thách thức
- Thông tin đối ngoại phải làm nổi bật hình ảnh và vị thế Việt Nam
- Malaixia phản đối cáo buộc của Thái Lan về chứa chấp bọn khủng bố
Tuy nhiên, “xấu” chưa phải là nhược điểm lớn nhất của tít dài mà điều nguy hại đáng nói là người đọc rất khó chịu và “tức mắt”. Hãy tưởng tượng khi những đôi mắt đẹp của các cô nương phải dán vào màn hình để đọc liên tiếp các dòng lê thê. Đau mắt quá, dụi một cái, thế là lông mi giả rơi xuống bàn phím, mascara thì nhòe nhoẹt. Tức... cánh cổng nhà mình!
Vậy báo điện tử của nước ngoài đặt tít như thế nào? Xin lấy ví dụ bằng các tít trên BBC:
- Nato seals off Karadzic home town
- Washingtoncuts off aid to Serbia
- Donors pledge $8.2bn Afghan aid
- Taiwanin line for new US radars
- Uzbek siege ends in explosion
Nếu so sánh thì thấy tít dài nhất trong các ví dụ trên đây thì tin của chúng ta có 66 ký tự (kể cả khoảng cách giữa các chữ), còn của BBC là 35 ký tự. Đương nhiên tiếng Anh có nhiều lợi thế hơn ở chỗ từ ngắn, có thể dùng tính từ thay thế, không cần đầy đủ ngữ pháp, có thể viết tắt, và có thể nói hơi “hỗn” (Bush, Putin, Karadzic) nhưng điều đó không có nghĩa là tiếng Việt không viết ngắn được.
Đây là sản phẩm sau khi cắt:
- Nga sẵn sàng nghiên cứu Sao Hỏa cùng Mỹ (41/66)
- Hội thảo đổi mới giáo dục đại học (35/69)
- Thông tin đối ngoại phải làm nổi vị thế Việt Nam (50/66)
- Malaixia phản đối Thái Lan cáo buộc chứa chấp khủng bố (56/67)
Tỷ lệ giảm cũng được đấy chứ! Khó có thể có 1 cái tít tiếng Việt cực ngắn mà lại diễn tả đủ nội dung bài, nhưng xem ra độ dài chừng 50 ký tự là mức hoàn toàn có thể đạt được. Thủ thuật cũng đơn giản chứ không có gì phức tạp. Bạn hãy thử theo từng bước tuần tự như sau:
- Bỏ những từ thừa (tất nhiên rồi!);
- Bỏ những từ “có cũng như không” như “của”, “về”, “được”,...
- Bỏ “các”, “những” nếu có thể;
- “Chặt” chữ trong từ nếu được: “ thànhlập”, “ sangthăm”, “ phòngchống”, “ thamdự”,...
- Tránh câu bị động;
- Không nhất thiết lúc nào cũng phải nói là Việt Nam.
Đương nhiên, phải nói luôn là cũng có những cái tít gần như “bất khả kháng”, đa phần là do chức danh quá dài, nhưng số này không nhiều.
Hãy mạnh dạn cầm kéo và tự ép mình vào cái chuẩn “50 ký tự” xem sao./.
Nguồn: vietnamjournalism.com 13/1/2005