Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 21/04/2008 14:53 (GMT+7)

Đạo đức là cái gốc của con người

Đạo đức, với Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng như mỗi con người trong xã hội, là một yếu tố gốc, có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống con người và xã hội, trong xây dựng và phát triển con người mới, nền văn hoá mới. Đó cũng là một trong những nội dung mà Chủ tịch Hồ Chí Minh thường nhấn mạnh trong các tác phẩm và thường thực hành trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng mẫu mực của mình. Đọc các tác phẩm của Người, dõi theo những hoạt động của Người trên nhiều lĩnh vực, chúng ta có thể nhận thấy rất rõ một sợi dây quán xuyến đầy ý nghĩa: Đạo đức cách mạng là cái văn hoá, là cái gốc, là nền tảng của mọi hoạt động, mọi quan hệ, mọi hành vi của con người đối với tự nhiên, xã hội, gia đình, công việc và bản thân con người. Thiếu cái gốc, cái nền tảng quan trọng này, mọi hoạt động của cộng đồng, của con người khó phát triển một cách chuẩn mực, đúng quy luật của đời sống tự nhiên và xã hội...

Chủ tịch Hồ Chí Minh khởi đầu sự nghiệp hoạt động cách mạng của mình bằng cách thực hiện, đồng thời giáo dục cho mọi người lòng yêu nước, lý tưởng và đạo đức cách mạng. Đó là một nền đạo đức mới trong sáng, chuẩn mực, tận trung với nước, tận hiếu với dân; cần kiệm kiêm chính, chí công vô tư..., biết đặt lợi ích của Đảng, của dân tộc, của nhân dân lên trên lợi ích của riêng mình. Tuy nhiên, cần chú ý tới một đặc điểm quan trọng trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh: Sự tổng hợp nhuần nhuyễn tinh hoa đạo đức cổ, kim, Đông, Tây. Đó là sự kết hợp nhuần nhuyễn chuẩn mực đạo đức truyền thống của dân tộc với tinh hoa đạo đức của nhân loại, cả phương Đông và phương Tây. Đó là sự thống nhất, hoà quyện giữa đạo đức với chính trị, văn hoá, lối sống... Đó là việc xem xét và thực hành vấn đề đạo đức một cách toàn diện trên cơ sở chú trọng đến những phẩm chất đạo đức cơ bản nhất của con người với những nguyên tắc phù hợp với việc xây dựng đạo đức mới, con người mới. Vận dụng, khai thác những thành tựu đạo đức truyền thống của dân tộc, của Khổng giáo, Đạo giáo, Phật giáo..., của chủ nghĩa Mác-Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nâng tầm những vấn đề đạo đức thành triết lý, thành tư tưởng, phù hợp với con người mới, thời đại mới, một đạo đức cách mạng với những chuẩn mực vừ khái quat, vừa cụ thể, hết sức rõ ràng.

Những chuẩn mực đạo đức cơ bản ấy là gì, và có thể hiểu như thế nào.

Đạo đức là tấm lòng tận trung với nước, tận hiếu với dân. Đối với người Việt Nam nhiều thế hệ, trung, hiếukhông phải là một khái niệm xa lạ, mà nó gắn bó, sâu rễ bền gốc trong tâm hồn và đời sống mới người, giáo dục con người ý thức trách nhiệm, làm tròn bổn phận với quốc gia, cộng đồng, xã hội, gia đình..., mà trung quân, ái quốc, hiếu đễ là những đức tính được nhấn mạnh. Tiếp thu nội hàm ngữ nghĩa của trung, hiếucũ, Chủ tịch Hồ Chí Minh chuyển tải vào cái vỏ khái niệm ấy những nội dung mới, hiện đại, mang tính cách mạng, không còn là trung với vua, hiếu với cha mẹ ở phạm vi hẹp mà đổi mới rộng hơntới trung với nước, hiếu với dân. Có thể nói đó thực sự là một cuộc cách mạng, một sự đảo lộn lớn trong quan niệm đạo đức cũ, trong đó, trung quân, ái quốc(đồng nghĩa trung thành với nước của vua) đã được chuyển hoá thành trung với nước(của dân), hiếu với dân. Do đó, nhân dân, từ chỗ là tầng lớp nghèo hèn, bị sai khiến, bị áp bức trở thành lực lượng làm chủ, lực lượng sáng tạo nên lịch sử, lực lượng quyết định sự phát triển của xã hội. Trung với nước, hiếu với dân, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, nghĩa là phải suốt cuộc đời đấu tranh cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, của nhân dân; làm “nô bộc của dân”, “người đầy tớ trung thành của nhân dân”.

Đạo đức thể hiện ở việc mỗi người trong chúng ta quán triệt và thực hiện các phạm trù đạo đức của người cộng sản, được Chủ tịch Hồ Chí Minh rút gọn trong 8 chữ: cần kiệm liêm chính chí công vô tư. Có thể nhận thấy đây là những phẩm chất, mang tính đạo lý cơ bản, của dân tộc và nhân dân Việt Nam: Cần cù chịu khó; căn cơ tiết kiệm; trong sạch không tham lam; ngay thẳng, không tà gian; vì cái chung, ít nghĩ đến việc riêng, lợi ích riêng, đúng hơn là làm cho hài hoà cái chung và cái riêng... Có thể thấy đây là những phẩm chất nền tảng của con người và xã hội mới; là thước đo văn minh, phát triển của một dân tộc, một cá nhân. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã không ít lần nhấn mạnh phẩm chất cần, kiệm, liêm, chính của một dân tộc, một con người. Nêu cao đạo đức chí công vô tư, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định quan niệm, phẩm chất của Đảng, của người cán bộ biết “lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ”, đồng thời biết bài trừ, quét sạch chủ nghĩa cá nhân. Tuy nhiên, Người cũng phân biệt rất rõ chủ nghĩa cá nhân và lợi ích cá nhân, coi lợi ích cá nhân không trái với lợi ích chung là vấn đề chính đáng , rất cần được coi trọng. Bên cạnh đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn chỉ ra nhiều phẩm chất quan trọng khác của cộng đồng người, của cá nhân, đó là nhân, nghĩa, trí, tín, dũng, liêm..., những khái niệm quen thuộc trong truyền thống đạo đức Việt, với những nội dung mới phù hợp bối cảnh mới của đất nước.

Đạo đức chính là tình yêu quê hương, lòng yêu thương con người. Chủ tịch Hồ Chí Minh bắt đầu sự nghiệp giải phóng dân tộc bằng chính tình yêu quê hương, đất nước, con người nồng đậm và suốt cuộc đời mình, Người luôn dành muôn vàn tình yêu thương cho quê hương, đất nước, nhân dân. Vì thế, với Chủ tịch Hồ Chí Minh, và cũng vậy đối với mỗi chúng ta, tình yêu quê hương, con người là một phẩm chất đạo đức cao đẹp. Đó là một tình cảm rộng lớn, bao la dành cho những người cùng khổbị áp bức bóc lột; những người nghèo đói, thất học, những người cùng cộng đồng, cũng xã hội, cùng gia đình... Một người không có tình yêu thương quê hương nồng đượm, tình yêu con người rộng lớn, nhân ái như vậy thì khó có thể được coi là có đạo đức cộng sản. Tình yêu ấy không chung chung, trừu tượng mà toàn diện, cụ thể, độc đáo, thể hiện trong mối quan hệ với nhiều đối tượng khác nhau. Đó là đất nước, quê hương nơi mỗi người sinh ra, lớn lên; đó là những người lao động cùng khổ; đó là bạn bè, đồng chí; đó còn là những người có sai lầm khuyết điểm, lầm đường lạc lối nhưng biết sửa chữa để vươn lên... Người luôn cho rằng tình yêu thương con người sẽ làm cho phần tốt trong mỗi con người nảy nở và phần xấu bị mất dần đi, sẽ đánh thức trong lương tâm con người, giúp họ đứng dậy, biết sống tốt vì đồng loại .

Có thể nói, với Chủ tịch Hồ Chí Minh, văn hoá là đạo đức và đạo đức chính là cái gốc, là cốt lõi của con người. Vì thế, khi thể hiện sự coi trọng đặc biệt chiến lược con người, chiến lược trồng người cũng chính là khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt đề cao việc giáo dục đạo đức trong toàn xã hội với những chuẩn mực cơ bản. Những chuẩn mực ấy trong từng lĩnh vực, từng con người lại được thể hiện qua nhiều yếu tố hết sức đa dạng, linh hoạt, tạo nên sắc màu phong phú của một văn hoá đạo đức mới.

Như vậy, xét đến cùng, đạo đức không phải là cái gì đó xa xôi, chung chung, trừu tượng mà chính là những qui tắc, những hành vi, những chuẩn mực văn hoá phù hợp với cuộc sống, được con người và cộng đồng thừa nhận nhằm điều hoà quan hệ giữa người và người trong quá trình phát triển xã hội. Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh được thể hiện một cách toàn diện, trên mọi phạm vi, đối với mọi đối tượng, trong tất cả các mối quan hệ (mà cơ bản là quan hệ đối với mình, đối với người, đối với công việc)... dưới hình thức hết sức giản dị, trong sáng, dễ hiểu, dễ học và dễ làm theo. Có thể nói đó là phong cách tiêu biểu cho việc gắn kết giữa lý luận và thực tiễn, giữa truyền thống và hiện đại, giữa chung và riêng,giữa khái quát và cụ thể... trong giáo dục và thực hành đạo đức mới. Với nguyên tắc nói đi đôi với làm, xây đi đôi với chống, phải tu dưỡng đạo đức, lối sống suốt đời để nêu gương sáng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gương mẫu thực hiện những gì mà Người giáo dục quần chúng nhân dân. Chính vì thế, có thể nói, tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh vừa mang ý nghĩa chiến lược sâu sắc, vừa tác động cụ thể tới phong trào hoạt động thực tiễn của con người, gia đình, cộng đồng, xã hội...

Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức đã và đang mở ra những hướng đích trong việc xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống và đời sống văn hoá ở nước ta. Trong bối cảnh mới, việc xây dựng nền văn hoá mới, nền đạo đức mới đòi hỏi mỗi người, mỗi gia đình, mỗi cộng đồng ý thức học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, vận dụng sáng tạo, phù hợp vào thực tiễn đa dạng, phong phú.

Nguồn: Tạp chí Văn hoá - Nghệ thuật, số 4/2007

Xem Thêm

Kỷ niệm 5 năm thành lập báo điện tử Tầm nhìn
Tại Lễ kỷ niệm thay mặt Đoàn Chủ tịch Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, ông Phan Tùng Mậu đã chúc mừng tập thể cán bộ, phóng viên báo điện tử Tầm Nhìn nhân dịp 5 năm thành lập, ghi nhận những thành quả mà...
Chiến thắng vĩ đại mùa Xuân 1975
Chiến dịch lịch sử  Lúc này, tập đoàn phòng ngự lớn của địch ở Sài Gòn - Gia Định tuy số lượng còn đông nhưng đã bị chia cắt, cô lập cao độ và sức chiến đấu đã giảm sút hẳn. 
Vẻ đẹp đặc hiệu của nhà trí thức
Vàng là đẹp, là quý giá. Nhưng không phải vàng nào cũng giá trị như nhau? Có vàng thật, có vàng giả, có cả mạ vàng như thật. Học thức và bằng cấp cũng vậy. Có học thật, có học giả, có bằng thật, có bằng giả như thật. Đại...
Mùa Xuân là Tết trồng cây
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đã đề xướng, tổ chức, xây dựng Tết trồng cây trở thành một phong trào quần chúng rộng rãi, sôi nổi và bền vững. Tháng 11-1959, nhân đợt thi đua lấy thành tích mừng Đảng ta 30 tuổi, Chủ tịch Hồ Chí Minh...
Bác Hồ vui Tết đón Xuân trong lòng Tổ quốc
Tết Mậu Tý (1948) Tết mừng chiến thắng Thu Đông năm Đinh Hợi phá tan cuộc tấn công của giặc Pháp lên Việt Bắc và phấn khởi mừng thọ Bác Hồ 58 tuổi: Chính phủ họp nghe Bộ Quốc phòng báo cáo chiến thắng giặc Pháp tại An toàn khu.
Đại tướng Lê Trọng Tấn - Những ngày đầu cách mạng
Giữa năm 1942, tôi đến một cơ sở cách mạng ở làng Lương Yên. Đang nói chuyện thì một quân nhân trong bộ đồ nhà binh Pháp ở phía cổng đi vào. Tôi lánh sang buồng bên cạnh nói chuyện với các em đang học. Khi người ấy về, chủ...

Tin mới

Đoàn đại biểu VUSTA viếng đồng chí Trần Đức Lương, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Chiều ngày 24/5/2025, đoàn đại biểu Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam do TSKH. Phan Xuân Dũng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam làm trưởng đoàn đã tới kính viếng đồng chí Trần Đức Lương, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Thanh Hoá: Tập huấn Bình dân học vụ số cho cán bộ, hội viên
Ngày 22/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa tổ chức Hội nghị tập huấn về Công nghệ số ứng dụng trong sản xuất và đời sống (Bình dân học vụ số) cho gần 200 cán bộ, hội viên của các hội thành viên, trung tâm trực thuộc, đơn vị liên kết trong hệ thống Liên hiệp hội.
Phú Thọ: Lấy ý kiến về Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013
Sáng ngày 20/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú Thọ (Liên hiệp hội) tổ chức hội thảo lấy ý kiến của đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà khoa học về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.
Tiền Giang: Họp mặt và vinh danh trí thức KH&CN
Ngày 20/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Tiền Giang phối hợp Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức họp mặt trí thức KH&CN và vinh danh 2 trí thức được phong hàm Phó Giáo sư, 8 trí thức được công nhận học vị Tiến sĩ.
ĐẨY MẠNH HỢP TÁC VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI NHÂN DÂN TRONG HỆ THỐNG LIÊN HIỆP HỘI VIỆT NAM
Sáng ngày 13/5/2025 tại tỉnh Sóc Trăng, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) đã phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội thảo “Xúc tiến hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm hoạt động đối ngoại nhân dân trong hệ thống Liên hiệp hội Việt Nam”.
VUSTA đóng góp cho Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013 và Dự thảo Luật KHCN & ĐMST
Dù chỉ sửa đổi một số điều của Hiến pháp năm 2013, đội ngũ trí thức Liên hiệp Hội Việt Nam nhấn mạnh tính cấp thiết và chiều sâu cải cách, từ mô hình chính quyền hai cấp đến quy định cụ thể cấp hành chính, làm rõ vị trí tổ chức chính trị - xã hội...