Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 03/07/2014 21:11 (GMT+7)

DANH NHÂN NGUYỄN SIÊU - NGỌN BÚT VÀ ĐẠO HỌC

  Từ điển Hán - Việt giải nghĩa như vậy. "Lạc thiên" là yên vui với đạo trời. Cậu học trò ấy là Nguyễn Siêu (1799-1872), từ thuở ấu thơ đến lúc nhắm mắt xuôi tay, 74 tuổi đời sống trọn vẹn với đạo lý "Lạc thiên" ấy, để lại cho hậu thế cả một sự nghiệp đồ sộ về giáo dục con người và nghiên cứu học thuật, nhưng trước hết là nhân cách sáng chói về tài năng và đức độ.

Con người ấy, danh nhân văn hoá ấy đã được người đời sau chung đúc lại bao lời ngợi ca trong hai câu mười chữ: "Nhất đại Phương Đình bút. Thiên thu kiểm thủy biên", tạm dịch là: "Một trời ngọn bút Phương Đình, nghìn năm bên hồ Hoàn Kiếm". Phương Đình là tên hiệu, là bút danh của Nguyễn Siêu, cũng là tên một ngôi trường do ông lập ra để dạy học; ngôi trường ấy định vị ngày nay ở vào khoảng các số nhà 12, 14 ngõ Trại Găng, phố Bạch Mai, tiếc rằng chẳng còn dấu tích gì còn lại. Ngọn bút của Phương Đình, cái ngọn bút lông mà ông đã dùng để chữa bài, sửa văn cho bao lớp học trò và cho cả Tự Đức - nhà vua, nhà thơ uyên bác sử sách văn chương. Ngọn bút ấy ông đã dùng để viết nên hàng ngàn trang thơ, văn, ký, khảo cứu về địa lý, lịch sử, xã hội. Ngọn bút ấy đã viết nên bao bản tấu trình gửi về triều đình giải bày những nỗi thống khổ của dân chúng, cùng những kế sách nhằm thực hiện "Quốc thái, Dân an"; để rồi sau đó ông đã bị giáng chức, treo ấn từ quan, lui về dạy học và viết sách. Ngòi bút ấy đã hoá thành "Tháp bút" cùng "Đài nghiên" do ông tạo dựng như một công trình kiến trúc góp vào quần thể kiến trúc khu vực đền Ngọc Sơn cùng cầu Thê Húc, trấn Ba Đình, nay trở thành di tích lịch sử văn hoá quốc gia của Thăng Long - Hà Nội, của cả nước với bao nhiêu tự hào về đạo lý, truyền thống văn hiến của dân tộc và của người trí thức, hiện lên trong ba chữ "Tả thanh thiên", tức là "Viết lên trời xanh" do chính tay ông viết và được tạo trên thân Tháp bút, như để nói với người đương thời và lớp hậu sinh một điều cốt tử: phải biết trọng sự học, sự hiểu biết - một sự học, sự hiểu biết thật ngay thẳng, thật trong trẻo đến vô cùng. Đó chính là sự minh triết của đạo học.

Về đạo học, Nguyễn Siêu đã có một câu nổi tiếng: "Xưa nay đạo học không có con đường tắt và nhà tranh vẫn hay có những người hiền tài". Lấy cái bất biến của đạo lý mà xem xét cái vạn biến của thực tại cũng thấy ý nghĩa thời sự, thâm sâu của những điều mà Nguyễn Siêu đã chắt lọc ra từ cả cuộc đời theo đuổi sự học, và trong đó có hơn ba mươi năm làm nghề dạy học của ông. Vào đêm giao thừa cũng như trong ngày đầu năm mới, người Thăng Long - Hà Nội, người Việt từ nhiều miền của đất nước tản bộ quanh hồ Hoàn Kiếm, vãn cảnh đền Ngọc Sơn, dừng chân thắp nén hương thành kính tưởng nhớ, ghi ơn tiền nhân, càng khắc sâu đạo lý sống của dân tộc mà nguyện một lòng giữ gìn, bồi đắp.

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Thắp nến tri ân nhân Kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh Liệt sĩ
Ngày 24/7, nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947–27/7/2025), Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp cùng Đoàn Thanh niên Hội Nhà báo Việt Nam và Liên minh Hợp tác xã Việt Nam trang trọng tổ chức Chương trình “Thắp nến tri ân” tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang Mai Dịch (Cầu Giấy, Hà Nội).
Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh
Đại hội Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam (VUSTA) nhiệm kỳ 2025–2030 được tổ chức thành công vào sáng ngày 21/7. Tại Đại hội, đại diện Đoàn Thanh niên VUSTA đã có bài phát biểu chúc mừng đại hội. Bí thư Đoàn Thanh niên Lê Thị Thủy khẳng định: “Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh và luôn xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong công cuộc đổi mới đất nước”.
Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương
Hướng tới chào mừng Đại hội Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030, Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương và biểu trưng (logo) Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 – 2030 được chính thức khởi động từ ngày 18/7/2025.