Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 11/06/2024 10:35 (GMT+7)

Đắk Lắk: Điều chế viên nén bao phim chứa cao chiết toàn cây đinh lăng

Giải pháp “Điều chế viên nén bao phim chứa cao chiết toàn cây Đinh lăng (Polyscias fruticosa (L.) Harms) trồng tại Đắk Lắk” của ThS. Lê Trung Khoảng và cộng sự đã được Hội đồng khoa học Quỹ Hỗ trợ Sáng tạo Kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) đánh giá cao và trao giải Khuyến khích Giải thưởng Sáng tạo Khoa học và Công nghệ Việt Nam năm 2023.

Đinh lăng là một dược liệu được sử dụng lâu đời trong y học cổ truyền. Rễ đinh lăng được đánh giá có công dụng tương tự nhân sâm nên được coi là một dược liệu quý, được gọi là sâm của người nghèo. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về đinh lăng, cho thấy tiềm năng giá trị rất lớn của loài cây này.

tm-img-alt

Các nghiên cứu đã cung cấp, bổ sung thêm nhiều tri thức mới về loài cây này về: thành phần hóa học, tác dụng dược lý, cách nhân giống, nuôi cấy mô rễ/lá Đinh lăng để lấy hoạt chất. Các bằng chứng khoa học đã khẳng định các tác dụng của đinh lăng như bồi bổ cơ thể, nâng cao sức khỏe, tiêu sưng, lợi tiểu, giảm ho, và đồng thời khám phá thêm nhiều tác dụng khác của đinh lăng, như: Giảm lipid máu, hạ đường huyết, chống oxy hóa… Với giá trị và tiềm năng như vậy, cây đinh lăng đã được đưa vào danh mục cây thuốc và vị thuốc thiết yếu. Hiện nay, các vùng trồng đinh lăng được quy hoạch phát triển theo hướng đạt chuẩn GACP để đảm bảo nguồn dược liệu sạch, an toàn, có chất lượng cao. Việc xây dựng các vùng trồng dược liệu đạt chuẩn cũng mang lại hiệu quả kinh tế và góp phần bảo vệ tài nguyên cây thuốc ở Việt Nam.

Ngày nay, dược liệu ít được sử dụng trực tiếp mà phổ biến ở dưới dạng các sản phẩm chứa chiết xuất từ dược liệu, như: Dung dịch, viên nén, viên nang, cao/kem, miếng dán… Cao chiết dược liệu là sản phẩm trung gian giữa dược liệu và các dạng bào chế này. Chất lượng của sản phẩm chịu ảnh hưởng rất lớn bởi chất lượng của cao chiết. Do đó, quá trình điều chế cao chiết từ dược liệu cần được nghiên cứu, xây dựng để thu được cao chiết đạt chất lượng tốt. Các dạng bào chế từ cao dược liệu dùng theo đường uống thường được bào chế ở dạng dung dịch, bột/cốm và dạng viên.

Xuất phát từ những suy nghĩ đó, ThS. Lê Trung Khoảng và các cộng sự tại trường Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột đã nghiên cứu giải pháp “Điều chế viên nén bao phim chứa cao chiết toàn cây đinh lăng (Polyscias fruticosa (L.) Harms) trồng tại Đắk Lắk”, với mục đích: tận dụng toàn bộ cây đinh lăng (rễ, thân, lá) để làm nguyên liệu sản xuất, tránh lãng phí dược liệu và tăng thu nhập cho người nông dân; tối ưu hóa qui trình chiết xuất với mục tiêu đạt được hiệu quả cao và tiết kiệm chi phí, gia tăng tính khả thi khi áp dụng vào thực tế; xây dựng công thức và qui trình sản xuất viên nén bao phim chứa cao toàn cây đinh lăng.

          ThS. Lê Trung Khoảng chia sẻ: Đinh lăng còn có tên gọi khác là nam dương lâm,cây gỏi cá (vì nhân dân thường lấy lá để ăn gỏi cá), thuộc Họ Nhân Sâm (Araliaceae), Ngành ngọc Lan (Magnoliophyta), Lớp ngọc Lan (Magnoliopsida), Bộ ngũ gia bì (Araliales), Họ ngũ gia bì (Araliaceae) Loài polyscias fruticosa (L.) Harms. Đinh lăng là một loại cây nhỏ dạng bụi, xanh tốt quanh năm, chiều cao khoảng 0,8 - 1,5 m. Thân nhẵn, không gai, ít phân nhánh, các nhánh non có nhiều sẹo to màu xám. Thành phần hóa học của rễ, thân và lá Đinh lăng có các glycosid, alkaloid, tannin, vitamin B1, B2, B6, vitamin C, phytosterin và khoảng 20 loại acid amin như arginin, alanin, asparagin, acid glutamic, leucin, lysin, phenylalanine, prolin, threonine, tyrosin, cysteine, tryptophan, methionine, … Ngoài ra trong rễ và lá còn có các acid hữu cơ, tinh dầu, nhiều nguyên tố vi lượng và 21,10% đường. Cao chiết toàn phần hoặc chiết phân đoạn từ lá, rễ đinh lăng có tác dụng tăng cường thể lực, miễn dịch, giảm đau hạ sốt, kháng viêm. Ngoài ra còn có tác dụng trên các rối loạn chuyển hóa như làm hạ cholesterol, hạ đường huyết. Cao chiết toàn phần từ dung môi cồn có tác dụng hỗ trợ điều trị hen phế quản. Ngoài ra, một số nghiên cứu trong nước gần đây cũng cho thấy cao chiết đinh lăng có một số tác dụng tiềm năng giúp cải thiện sức khỏe như tăng cường trí nhớ, chống oxy hóa, bảo vệ gan, chống trầm cảm, lợi tiểu…

Quy trình tạo sản phẩm, như sau: Lựa chọn các cây đinh lăng từ 5 năm tuổi trở lên, thu hái vào tháng khoảng tháng 11. Thu toàn bộ rễ, thân và lá đinh lăng. Loại bỏ đất dính trên cây đinh lăng, đặc biệt là tại rễ. Sau khi thu hái, rửa sạch rễ, thân và lá đinh lăng bằng nước sạch và loại tạp hoặc các bộ phận của cây bị hỏng, để ráo nước. Tách lá đinh lăng ra khỏi thân, cành bằng tay. Sau đó tách rễ và thân bằng cách dùng cưa/dao cắt tại cổ rễ. Rễ, thân và lá đinh lăng được để riêng. Sau đó, rễ, thân, lá đinh lăng được cắt thái thành các miếng mỏng/khúc ngắn để dễ phơi khô và nghiền nhỏ. Tiếp theo, phơi riêng rễ, thân, lá đạt độ ẩm độ ẩm ≤ 10 %. Nghiền riêng rễ, thân, lá thành dạng bột có kích thước < 1 mm, sau đó tiến hành rây bột dược liệu đã nghiền qua rây 1 mm để đảm bảo đồng đều về kích thước dược liệu. Bột dược liệu rễ, thân, lá được chiết xuất, phối trộn với tá dược, làm khô tới khi độ ẩm nhỏ hơn 13% thì dập thành viên nén chứa cao đinh lăng. Tiến hành bao phim viên nén chứa cao Đinh lăng để có sản phẩm hoàn chỉnh.

Trao đổi về tính mới và tính sáng tạo của giải pháp, TS. Vương Hữu Nhi, Chủ tịch Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh, Chủ tịch Hội đồng giám khảo Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh lần thứ 9, cho biết: Hiện tại trong nước chưa có dạng bào chế viên nén bao phim chứa cao đinh lăng trên thị trường. Chưa có nghiên cứu nào tận dụng cả rễ, thân và lá đinh lăng để làm nguyên liệu sản xuất cho tới thành phẩm cuối cùng. Giải pháp ứng dụng theo xu hướng nghiên cứu và sản xuất các chế phẩm hỗ trợ sức khỏe từ dược liệu, đặc biệt là các dược liệu ở vùng Tây Nguyên, mang tính kết hợp kỹ thuật của các ngành: Sản phẩm đi từ nguồn nguyên liệu cây Đinh lăng, sử dụng phần mềm trí thông minh nhân tạo để tối ưu hóa điều kiện chiết xuất, và áp dụng các thiết bị máy móc công nghiệp để bào chế ra thành phẩm là viên nén bao phim chứa cao toàn cây Đinh lăng.

Xem Thêm

Tiền Giang: Hiệu quả ứng dụng của giải pháp “Phần mềm hỗ trợ người khiếm thị”
Với mong muốn giúp người khiếm thị có phương tiện hỗ trợ trong sinh hoạt, học tập, thuận lợi trong giao tiếp và tiếp cận thông tin được nhanh chóng, kịp thời, ThS Lê Trung Kính(GV Trường THPT Chuyên Tiền Giang) đã nghiên cứu tạo ra giải pháp “Phần mềm hỗ trợ người khiếm thị(Smart eye)” rất tiện dụng. Giải pháp này đạt giải Ba, Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Tiền Giang lần thứ XV(2022 – 2023).
Cần Thơ: Giải pháp và cơ hội giảm phát thải khí nhà kính
Ngày 7/6, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Cần Thơ phối hợp với Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hiệp hội Trang trại và Doanh nghiệp Nông nghiệp - Văn phòng đại điện vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã tổ chức hội thảo khoa học “Giải pháp và cơ hội giảm phát thải khí nhà kính từ đề án 1 triệu hécta lúa chất lượng cao vùng đồng bằng sông Cửu Long”.
Tiết kiệm năng lượng, thích ứng biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường
Thời gian qua Liên hiệp cá Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Vĩnh Long và các tổ chức thành viên đã luôn chủ động tập hợp lực lượng, nguồn lực để triển khai các hoạt động truyền thông và phổ biến kiến thức có nhiều bước tiến, đạt kết quả đáng ghi nhận, ông Hà Văn Sơn – Chủ tịch Liên hiệp Hội Vĩnh Long cho biết.
Điểm sáng về phát triển cộng đồng, bảo bệ môi trường
Với đội ngũ cán bộ có chuyên môn cao, nhiệt tình, năng động, Trung tâm Nghiên cứu Quản trị tài nguyên vùng cao (CEGORN) đã kêu gọi các nguồn lực và hỗ trợ thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi và quản trị tài nguyên, bảo tồn thiên nhiên tại khu vực miền Trung,
Vĩnh Long: Nâng cao nhận thức cộng đồng góp phần giảm khí nhà kính
Ngày 28-29/5/2024, về “Giải pháp nâng cao nhận thức cộng đồng góp phần giảm khí nhà kính tại Vĩnh Long” do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công Thương, Sở Giáo dục & Đào tạo tỉnh Vĩnh Long, cùng sự đồng hành hỗ trợ của Cty Cổ phần Sáng tạo Xanh Việt Nam (GREEN IN) đã được tổ chức 03 buổi Hội thảo,
Phát động Chương trình Rừng xanh lên 2024
Hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới(05/6), sáng ngày 02/6/2024, tại Vân Hồ(Sơn La) và Hang Kia - Pà Cò(Hòa Bình), Vusta và Trung tâm Con người và Thiên nhiên(PanNature) đã phối hợp với chính quyền và người dân địa phương tổ chức lễ phát động Chương trình Rừng xanh lên năm 2024 nhằm phục hồi khoảng 10 ha rừng ở Vân Hồ (Sơn La) và 15 ha rừng ở Khu BTTN Hang Kia - Pà Cò.
Vĩnh Long: Tìm giải pháp phát triển nguồn nhân lực xanh
Sáng ngày 28/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) đã phối hợp Công ty Cổ phần Sáng tạo xanh Việt Nam, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long tổ chức hội thảo “Nguồn nhân lực xanh hướng tới phát triển bền vững- cơ hội và thách thức cho địa phương”.

Tin mới

Thông báo triệu tập thí sinh tham dự vòng 2 kỳ thi tuyển biên chế Cơ quan Trung ương Liên hiệp Hội Việt Nam năm 2024
Ngày 26/6/2024, Hội đồng tuyển dụng nhân sự vào biên chế Cơ quan Trung ương Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) ban hành Thông báo số 10/TB-HĐTD về danh sách và triệu tập thí sinh đủ điều kiện, tiêu chuẩn tham dự kỳ thi tuyển nhân sự vào biên chế Cơ quan Trung ương Liên hiệp Hội Việt Nam năm 2024 Vòng 2.
Khai mạc kỳ thi tuyển biên chế Cơ quan Trung ương Liên hiệp Hội Việt Nam năm 2024
Chiều 25/6 tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) đã tổ chức khai mạc Kỳ thi tuyển biên chế Cơ quan Trung ương Liên hiệp Hội Việt Nam năm 2024. Tổng Thư ký Liên hiệp Hội Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng tuyển dụng nhân sự vào biên chế Cơ quan Trung ương Liên hiệp Hội Việt Nam 2024 Nguyễn Quyết Chiến dự và có phát biểu chỉ đạo.
Phú Yên: Nâng cao chất lượng Bản tin Trí thức
Bước qua năm thứ 5 hoạt động, với quyết tâm đổi mới, Bản tin Trí thức Phú Yên (Bản tin) đã thực hiện tốt chức năng thông tin, tuyên truyền kịp thời, đúng định hướng tôn chỉ, mục đích hoạt động báo chí, phát huy tiềm năng, trí tuệ của đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ, góp phần phát triển kinh tế-xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh tại địa phương.
Trung tâm CSD triển khai dự án “Phát triển mô hình trường học hữu nghị - thân thiện” tại Bắc Giang và Tuyên Quang
Dự án “Phát triển mô hình trường học hữu nghị - thân thiện” do Trung tâm Nghiên cứu và truyền thông vì sự phát triển bền vững (Trung tâm CSD) tiếp nhận nguồn vốn viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức từ tổ chức Giáo dục và Hữu nghị châu Á (AEFA) của Nhật Bản
PCT Phạm Ngọc Linh tham dự Lễ ra mắt sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Chiều 21/6, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Phó Chủ tịch VUSTA - Phạm Ngọc Linh đã tham dự và đón nhận sách tặng tại buổi lễ.