Đại biểu quốc hội và nhà báo
Các ĐBQH có rất nhiều thông tin. Riêng tôi cứ sắp đến mỗi kỳ họp thường phải tiếp nhận vô số Thư kêu cứu, Thư kêu oan, Thư tố cáo, Thư khiếu nại ...Nhiều người rất thuộc luật pháp. Họ trích dẫn chotôi rất chính xác Điều 52 của Luật Tổ chức Quốc hội: "...Khi nhận được kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân, ĐBQH có trách nhiệm nghiên cứu, kịp thời chuyển đến người có thẩm quyền giải quyết vàthông báo cho người kiến nghị, khiếu nại, tố cáo biết; đôn đốc và theo dõi việc giải quyết. Người có thẩm quyền giải quyết phải thông báo cho ĐBQH về kết quả giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáođó trong thời hạn theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo. Trong trường hợp xét thấy việc giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo không thỏa đáng, ĐBQH có quyền gặp người đứng đầu cơ quanhữu quan để tìm hiểu yêu cầu xem xét lại. Khi cần thiết, ĐBQH có quyền yêu cầu người đứng đầu cơ quan hữu quan cấp trên của cơ quan đó giải quyết".Thật đúng là quyền hạn rất cụ thể của thành viên mộtcơ quan quyền lực cao nhất nước. Nhưng trong thực tế, tôi đã chuyển rất nhiều thư và cũng đã nhận được rất nhiều công văn trả lời. Đáng buồn là mặc dầu trước những tập hồ sơ kêu oan thảm thiết, kèmtheo bản chụp của biết bao bài báo đính kèm, và cả những bài tranh tụng đầy tính thuyết phục của các vị luật sư đáng kính, hầu như tôi chưa hề nhận được một kết quả dương tính nào. Không ai động lòngtrắc ẩn trước những nỗi oan khiên, họ có những bản án hình như bất di bất dịch trước và sau phiên tòa và coi việc tranh tụng trước tòa là chuyện không cần thiết.Đã đến lúc cần có sự hợp tác mật thiết giữa các nhà báo và các ĐBQH để làm sáng tỏ các vụ việc oan trái kéo dài, các đơn tố cáo bị" chìm xuồng" ngay từ gốc. ở nhiều nước ĐBQH (nghị sĩ) có cả vănphòng riêng với những điều tra viên độc lập. Ta không có được thì cần lấy lực lượng các nhà báo làm cộng sự để mang lại sự công bằng cho xã hội.
Từ lâu Bác Hồ đã xác định "Những người (bất kỳ ở địa vị nào) và những cơ quan được phê bình phải có thái độ thật thà, khiêm tốn. Phê bình đúng thì phải đăng báo nhận khuyết điểm và quyết tâm sửachữa. Nếu phê bình sai thì đăng báo giải thích. Quyết không được "phớt" lời phê bình và "trù" người phê bình."
Đảng ta đã công khai tuyên bố không có vùng cấm trong đấu tranh chống tiêu cực. Nhân dân gửi gắm lòng tin vào các ĐBQH và các nhà báo chân chính. Chúng ta phải đứng về phía lẽ phải, phải nghiêm túcvà dũng cảm vượt qua mọi trở ngại để bảo vệ chân lý. Đó chính là bảo vệ Đảng, bảo vệ sự bền vững và phát triển của một chính quyền nhân dân - đã phải tốn bao xương máu mới có được quyền làm chủ vậnmệnh của cả dân tộc.
Cũng như đối với các ĐBQH, các nhà báo đã dược Luật báo chí cho phép" Thông tin trung thực về tình hình trong nước và thế giới phù hợp với lợi ích của đất nước và của nhân dân; phản ánh ý kiến,nguyện vọng chính đáng của nhân dân, góp phần thực hiện quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân."..."Báo chí, nhà báo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và được Nhà nướcbảo hộ, không một tổ chức, cá nhân nào được hạn chế, cản trở báo chí, nhà báo hoạt động..."
Muốn có được sự tín nhiệm của đông đảo quần chúng không có gì khác ngoài việc từng ĐBQH, từng nhà báo phải tự rèn luyện, tự phấn đấu để vừa có bản lĩnh trong cuộc sống, vừa có đủ ý chí và năng lực đểchiến đấu chống lại mọi thế lực đang cản trở bước lột mình của cả dân tộc trên lộ trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Cuộc đấu tranh không khoan nhượng với mọi tiêu cực trong xã hội làtrách nhiệm và vinh dự của từng ĐBQH, của từng nhà báo. Rất cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa ĐBQH với các nhà báo. ĐBQH mang đến cho các nhà báo nguyện vọng chính đáng của cử tri và sát cánh cùng cácnhà báo đấu tranh cho sự công bằng của xã hội, cho sự tiến bộ của mọi hoạt động chính trị, ngoại giao, quân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, khoa học.
Phải biết đau cái đau của sự nghèo nàn, lạc hậu, phải biết nhục khi để cho ma túy, HIV và biết bao tệ nạn xã hội khác đang len lỏi đến từng khu phố, từng xóm làng vốn bao đời nay vẫn bình yên, và ấmáp tình người. Phải biết khẩn trương đào tạo, trọng dụng nhân tài và biết tìm trong quần chúng mọi sáng kiến, giúp cho đất nước có thể "đi tắt, đón đầu". Không có những nỗ lực vượt bậc và bằng trítuệ của cả dân tộc thì làm sao chúng ta trong vòng 18 năm nữa có thể cơ bản trở thành một nước công nghiệp?
Các ĐBQH phải có năng lực như những nhà báo nghiệp dư và ngược lại các nhà báo phải có tư duy như những chính khách thực thụ. Chúng ta đều được đông đảo quần chúng giao phó cho những trọng tráchkhông thể thoái thác. Hãy cộng tác mật thiết với nhau và giúp đỡ nhau để có thể xứng đáng với lòng tin cậy của nhân dân.