Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 15/12/2016 21:43 (GMT+7)

Đặc trưng báo chí Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Sơn La

Bản tin đã có 5 năm hoạt động, xuất bản hàng quý, mỗi số 500 cuốn. Diễn đàn Susta.vn có 4 năm hoạt động, đến nay đã có gần 2,5 triệu lượt truy cập. Bình quân mỗi ngày có 2000 lượt truy cập, gần đây đã tăng lên 5000 lượt/ngày và đang tiếp tục tăng.

Đặc trưng của báo chí LHHSL là báo chí có tính chất lĩnh vực, nhưng không chuyên sâu như Tạp chí chuyên ngành( Y học, Toán học, Vật lý, Sinh học...). Nhưng cũng không hẳn hoàn toàn đại chúng như báo Sơn La hay truyền hình…Nội dung, ngôn ngữ, văn phong các tác phẩm tin bài  của các ấn  phẩm Liên hiệp hội vừa đại chúng vừa chuyên môn, mức độ tuỳ từng thể loại.

Dư luận trong tỉnh, trong nước đáng giá tốt về báo chí LHHSL. Có nhiều bài đạt tầm và trình độ của báo chí TW, được một số báo chí TW và tỉnh bạn đăng lại. Đ/ c Trương Quang Nghĩa khi còn làm Bí thư TU Sơn La cũng hay đọc; trong thông báo của Bí thư về buổi làm việc với LHH, có nhắc đến Báo chí của LHHSL.

Về cộng tác viên, mấy năm nay, vẫn ở mức trên dưới  30 người trong và ngoài hệ thống của LHH và các hội thành viên, trong tỉnh và ngoài tỉnh. Một số chủ động gửi tin bài, một số thì phải đặt bài, nhưng lúc được, lúc không. Duy trì tương đối đều là cộng tác viên ở Hội KHKT, Hội KH Lịch sử. Còn lại cộng tác không đều. Gần đây có một số cộng tác viên mới ở Trường đại học Tây Bắc, Hội sinh học Hà Nội, Hội bảo vệ tài nguyên và Môi trường, Chi cục trồng trọt và BVTV tỉnh, Sở Nôi vụ...

1. Đối tượng phục vụ của báo chí LHH

- Đối tượng phục vụ chủ yếu của Bản tin là đội ngũ trí thức, các hội thành viên, các tổ chức hội, cán bộ cấp phòng huyện trở lên, doanh nghiệp, giáo viên trường học và các cơ sở đào tạo( trường đại học, cao đẳng, Trung tâm giáo dục thường xuyên…).

- Đối tượng phục vụ  của  Susta.vn  rộng rãi hơn, bao gồm trí thức, học sinh, sinh viên và tất cả các đối tượng có nhu cầu.

2. Nội dung của báo chí LHH

- Nội dung Bản tin được chia thành các chuyên mục: Văn bản quan trọng, Chính sách & Phát triển, Nghiên cứu & Trao đổi, Tin tức & Sự kiện, Khoa học – Công nghệ & Ứng dụng, Hội thành viên, Nhân vật – Gương mặt, Thông tin Khoa học, Văn hóa – Xã hội & Lịch sử, Môi trường

- Nội dung  Diễn đàn trí thức điện tử gồm các chuyên trang: Giới thiệuLiên hiệp hội và các hội thành viên;Nghiên cứutrao đổi đa lĩnh vực;Tin tức- sự kiện trong tỉnh, trong  nuớc, quốc tế( chọn lọc nội dung liên quan đến KHCN, đổi mới sáng tạo, trí thức, tổ chức hội…);Văn bản,Tư liệu cấp trung ương, cấp tỉnh, cấp Liên hiệp hội;TT KH&CNtheo từng chuyên ngành;Album ảnh, Nhân vật;Hội thi, Tư vấn-phản biện; Liên hệ, quảng bá; Liên kết...và một số chuyên mục tuỳ theo thời điểm. Chuyên mục và thông tin được chia thành các lớp cơ sở dữ liệu thuận lợi cho việc tra cứu, khai thác.

            3. Các dạng tin bài.

            3.1. Giới thiệu văn bản.

3.1.1. Đối tượng văn bản lựa chọn giới thiệu.

Chủ yếu là giới thiệu văn bản mới của Trung ương và của tỉnh, của Liên hiệp hội.

- Văn bản Trung ương:

+Những văn bản mới về KH&CN và đội ngũ trí thức, tổ chức hội, liên hiệp hội, Giáo dục đào tạo, môi trường hoặc liên quan nhiều đến các lĩnh vực, đối tượng trên.

+ Những lĩnh vực khác: Nghị quyết đại hội Đảng, Nghị quyết chuyên đề có tính đột phá, hệ thống các các chỉ tiêu kinh tế xã hội.

- Văn bản của tỉnh Sơn La: Lựa chọn giới thiệu tương tự như văn bản của Trung ương.

- Văn bản của Liên hiệp hội Việt Nam và Liên hiệp hội địa phương. Nghị quyết đại hội hoặc văn bản chuyên đề quan trọng.

-Văn bản của các địa phương khác: Cơ chế chính sách đối với KHCN và đội ngũ trí thức, đối với các hội và Liên hiệp hội. ( Trường hợp cần giới thiệu để tham khảo).

Chỉ giới thiệu những văn bản đã phát hành công khai, phạm vi phổ biến rộng rãi, không yêu cầu bảo mật.

3. 1.2. Biên tập giới thiệu

- Văn bản ngắn thì giới thiệu nguyên văn. Văn bản dài thì biên tập ngắn gọn.

Giới thiệu trên Bản tin thường thì phải biên tập lại.( Tối đa 3 trang, cá biệt mới để 4-5 trang). Giới thiệu trên trang Website phổ biến giới thiệu nguyên văn. Nhưng cũng có những văn bản được biên tập giới thiệu nội dung chính.

- Không biên tập theo cách rút gọn bình quân từng phần, từng mục, từng tiểu mục, mà biên tập xuyên suốt, tập trung giới thiệu những nội dung chủ yếu, quan trọng nhất (không bình luận). Có thể nhóm các vấn đề, các tiểu mục lại. Nhưng không được sai lệch nội dung, thông điệp của văn bản, không được sai lệch thẩm quyền của các đối tượng trong văn bản.

Muốn vậy phải đọc và hiểu chuẩn xác văn bản. Tuy là biên tập lại, nhưng văn phong phải phù hợp với thể loại văn bản hành chính công vụ.

3.2. Tin.

3.2.1. Tin Bản tin.

- Chủ yếu là tin hoạt động KH&CN, tin hoạt động của Liên hiệp hội và các hội thành viên.

Thường ít đăng tin thời sự chính trị, kinh tế, xã hội. Chỉ đăng những tin hoạt động của lãnh đạo tỉnh liên quan đến KH&CN, đến đội ngũ trí thức, đến Liên hiệp hội và các hội thành viên.

Hoạt động của lãnh đạo tỉnh liên quan đến KH&CN, đến đội ngũ trí thức, đến Liên hiệp hội và các hội thành viên thì khuyến khích viết tin sâu mang tính chất tường thuật, ghi nhanh.

- Chủ yếu đăng tin của lực lượng nội bộ và cộng tác viên sản xuất ra. Ít khi đăng lại tin của các ấn phẩm khác.

- Tin ngắn gọn, chính xác, phản ánh được cái  mới, có so sánh, liên hệ...Khuyến khích  người viết tin chụp ảnh kèm theo tin

2.2. Tin Diễn đàn susta.vn

-Ngoài tin hoạt động KHCN, tin hoạt động của Liên hiệp hội và các hội thành viên, Susta.vn đăng cả tin thời sự về chính trị, kinh tế, xã hội, nhưng có chọn lọc những vấn đề liên quan đến chủ trương mới của Đảng và Nhà nước và những vấn đề xã hội quan tâm. Chủ yếu là tin địa phương. Khuyến khích tin gửi không quá 24 giờ sau khi xảy ra sự kiện.

Khi sản xuất tin mới thì cần chú ý nắm bắt và phản ánh được hết khía cạnh của vấn đề mà xã hội quan tâm. Có thể khai thác thêm tư liệu để so sánh.

Cùng một sự kiện, yêu cầu viết và đăng tin bài của ấn phẩm của Liên hiệp hội khác với các báo ở địa phương. Các báo địa phương  chủ yếu đưa tin thời sự. Còn  ấn phẩm của Liên hiệp hội lại khuyến khích viết tin sâu, phát hiện, phản ảnh các khía cạnh "gai góc" của vấn đề.

-Ngoài tin lực lượng nội bộ và cộng tác viên sản xuất ra, Susta.vn cũng đăng lại tin của báo khác, nhưng có chọn lọc. Khuyến khích kế thừa và phát triển tin, tổng hợp các nguồn tin viết dưới các góc độ khác nhau. Khuyến kích kèm theo ảnh, videoclip.

3. 3. Bài

3.3.1. Bài thông thường( bài phản ánh).

            Ngày nay, báo chí không  phân định rạch ròi bài chính luận, phóng sự, điều tra, ký..., mà goị chung là bài phản ánh.

            Cũng như tin, bài phản ánh là thể loại bài phản ánh các sự kiện, vấn đề mang tính chất thời sự, có ý nghĩa với đời sống xã hội. Nhưng là sự kiện đã tương đối định hình. Thông qua đó, tác  giả có thể khái quát được tiến trình vận động và các mối quan hệ nội tại của sự kiện, vấn đề. Đồng thời có thể đưa ra chính kiến và quan điểm về những giải pháp , khả năng tác động ( thúc đẩy hay kìm hãm) hay những gợi ý, kiến nghị liên quan.

            * Các dạng bài được khuyến khích

- Bài  đánh giá, phân tích, giải thích, bàn luận về những sự thật của đời sống liên quan đến khoa học công nghệ, giáo dục đào tào, sử dụng đãi ngộ trí thức…và các vấn đề khác có liên quan đến luận cứ khoa học và thực tế( như điều tra xã hội học...).

- Bài giới thiệu chân dung hoạt động khoa học công nghệ, các nhà khoa học “chân đất”, chân dung hoạt động hội, giới thiệu mô hình ứng dụng tiến bộ KHCN.…Có ảnh kèm theo.

- Bài tổng hợp từ các bài khác nhau cùng chủ đề

- Bài phổ biến kiến thức KHCN( kiến thức mới về giáo dục, đào tạo, chăm sóc sức khoẻ, công nghệ mới trong sản xuất…). Có ảnh kèm theo

Bản tin của Liên hiệp hội chỉ đăng các bài do tác giả gửi đến, không đăng lại bài của báo khác. Nếu bài tác giả gửi đến mà đăng ở báo khác rồi thì hạn chế để nguyên văn, mà cần thay đổi tít, cơ cấu lại mục, tiểu mục, điều chỉnh liều lượng thông tin

Trang Web Susta.vn đăng lại bài của báo khác, nhưng cũng hạn chế. Bài tổng hợp mới được khuyến khích.

Viết bài hay sưu tầm đăng lại bài của người khác đều phải có ý đồ. Ý đồ xuất phát từ 02 phía. Phía địa phương khác có việc làm mới, làm hay. Phía địa phương mình có vấn đề tương tự, có thể vận dụng.

* Khuyến khích đổi mới cách viết.

Đổi mới cách viết truyền thống thiên về ý kiến tác giả sang phản ánh ý kiến của các nhân vật có trình độ, thẩm quyền, trực tiếp có quan hệ trách nhiệm và lợi ích. Ý kiến tác giả chỉ chiếm một phần nhất định và thường để ở cuối bài.

Phản ảnh ý kiến của những người có liên quan theo hai cách: Phản ảnh thông qua làm việc, phỏng vấn, trao đổi trực tiếp. Hoặc thông qua khai thác thông tin tư liệu.

Thiết lập hộp chỉ dẫn thông tin về các đối tượng trong bài báo mà bạn đọc có thể quan tâm tìm hiểu.

3. 3.2. Bài nghiên cứu trao đổi, TVPB

- Không giới hạn chủ đề( trừ lĩnh vực an ninh quốc phòng)

- Bài mang tính chất phát hiện, có luận đề, luận cứ và luận chứng, có số liệu khảo sát điều tra hoặc khai thác số liệu khảo sát điều tra, số liệu thống kê…

- Dung lượng  3-4 trang. Yêu cầu tác giả tóm tắt bài viết tối đa  10 dòng.

- Bài không rõ luận đề, hoặc rõ luận đề nhưng thiếu luận cứ hoặc chứng minh không tới đều không đạt yêu cầu. Bài cảm tính, chủ quan, nguỵ biện, áp đặt đều không đăng được.

- Bài trái với quan điểm, chủ trương đường lối của đảng thì không đăng được.

Báo chí LHHSL đặc biệt quan tâm phát huy tốt chức năng tham gia tư vấn, phản biện.

Trong 6 năm( 2010-2016), LHH đăng hơn 50 bài nghiên cứu trao đổi, khoảng 30% là bài nghiên cứu trao đổi thông thường, 70% bài TVPB. Có gần 15 bài TVPB đăng ở trang web của LHHVN và Tạp chí  Tia sáng  Bộ KH&CN.  Có một số bài trực tiếp gửi cho Thường trực tỉnh ủy, Thường trực HĐND, Thường trực UBND tỉnh. Có một số bài được lãnh đạo tỉnh phản hồi, hoan nghênh.

Riêng số lượt người đọc trên susta.vn bài ít cũng trên dưới 2000 lượt, trung bình 5 ngàn lượt( tùy theo thời gian đăng). Có bài trên 8-10 ngàn  lượt, cá biệt có bài trên 15.000 lượt truy cập. Còn bài đăng trên báo chí trung ương số lượt người đọc còn nhiều hơn.

Điểm qua một số bài TVPB:

- KHCN& GDĐT.Cần đột phá vào quan hệ sản xuất trong nghiên cứu KHCN; Đổi mới đầu tư nhiệm vụ KHCN; Quản lý nhiệm vụ KHCN ở địa phương còn bất cập; Đôi điều chia sẻ về thực hiện quy định mới đối với nhiệm vụ KHCN ở địa phương; Giáo dục độ tuổi vàng trẻ em, vấn đề chưa ngã ngũ; Cơ chế, chính sách khuyến tài  của các địa phương; Đổi mới cách nhìn nhận vấn đề được mất chất xám…

- Kinh tế:Cần thông tin minh bạch về cây Mác ca; Vấn đề quan hệ đất đai ở Sơn La; Tăng trưởng kinh tế Sơn La dưới góc nhìn khoa học; Mộc Châu đột phá trong phát triển kinh tế xã hội; Vấn đề nuôi cá tầm lòng hồ sông Đà. Thăm trang trại bò sữa TH, suy nghĩ về Sơn La...

- Chính trị xã hội:Các chỉ số giám sát xã hội của Sơn La; Chỉ số CCHC năm 2014 của Sơn La; Thứ hạng Sơn La trong khu vực miền núi phía Bắc; Một câu chuyện khác về hậu thủy điện;  Sáng kiến, đề tài với danh hiệu thi đua, khen thưởng; Hội quần chúng trong Dự thảo báo cáo chính trị đại hội đảng các cấp; Giải tỏa lực cản đối với tố cáo tham nhũng Đi tìm và chứng minh lỗi văn bản; Chế độ phụ cấp công vụ-Thiếu thống nhất, thừa tâm tư...

3.3.3. Bài báo khoa học.

Bài báo khoa học là sự công bố kết quả nghiên cứu của chính tác giả. Hình thức bài báo thường phải theo khuôn mẫu. Gồm các phần:

Dung lượng 3-4  trang. Giới thiệu tóm tắt ( Tối đa 10 dòng).

Phần mục tiêu nội dung nghiên cứu;

Phần phương pháp nghiên cứu;

Phần kết quả nghiên cứu;

Phần bàn luận và những vấn đề tiếp tục đặt ra.

Vấn đề là dung lượng bài báo chỉ 3-4 trang,  phải viết xuyên suốt, liền mạch, lo gic, chặt chẽ, hấp dẫn, thuyết phục.  Đây là công việc khó khăn, phức tạp, đòi hỏi phải có kỹ năng. Đây là dạng bài được khuyến khích đang ở Bản tin và Trang Web Susta.vn của Liên hiệp hội.

4. Văn phong.

- Tác phẩm báo chí càng ngày càng có xu hướng pha trộn mà không thuần nhất một loại ngôn ngữ, văn phong, nhưng không được làm dụng, đặc trưng nổi bật vẫn là ngôn ngữ, văn phong báo chí. Đó là phát hiện, phản ánh, bình luận, phân tích đánh giá, dự báo, chia sẻ, trao đổi, TVPB, …với đặc trưng nghị luận, lo gic.

Các tác phẩm báo chí  mà chưa chuyển hóa triệt để, còn mang tính  văn bản hành chính công vụ(Báo cáo, Nghị quyết...) đều được biên tập, chuyển hóa. Lạm dụng ngôn ngữ văn học( hình tượng, ẩn dụ..) quá nhiều cũng không được. Lạm dụng chuyên môn thuần tuý, đi quá sâu về học thuật, nghiệp vụ  chuyên ngành hẹp cũng không phù hợp, trừ một số ít trường hợp cần thiết.

Viết và biên tập tin bài của ấn phẩm Liên hiệp hội là công việc khó và nghiêm túc. Đòi hỏi phải có sự đam mê, ít nhiều có năng khiếu, vừa có kiến thức, sự trải nghiệm, đồng thời  vừa có cảm xúc.

---------------------

Xem Thêm

Phổ biến kiến thức lập báo cáo kiểm kê phát thải khí nhà kính
Ngày 22/3 tại An Giang, Trung tâm Chứng nhận chất lượng và phát triển doanh nghiệp (thuộc Vusta) đã phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ An Giang, Liên hiệp hội An Giang đã tổ chức hội thảo “Tuyên truyền, phổ biến kiến thức lập báo cáo kiểm kê phát thải khí nhà kính cho doanh nghiệp tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long - năm 2024”.
Lạm bàn về Tạp chí khoa học hiện nay!
Theo công bố của Bộ Thông tin & Truyền thông, hiện nay cả nước có 6 cơ quan báo chí chủ lực đa phương tiện, 127 báo, 673 tạp chí (trong đó có hơn 300 tạp chí khoa học); 72 cơ quan phát thanh, truyền hình.
Lãnh đạo Liên hiệp Hội Việt Nam, Cục Xuất bản và Vụ Báo chí - XB (Ban Tuyên giáo Trung ương) làm việc với NXB Tri thức
Ngày 26/2/2024, tại trụ sở Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, TSKH Phan Xuân Dũng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch LHHVN đã chủ trì buổi làm việc với Nhà xuất bản Tri thức. Cùng tham dự buổi làm việc có Phó Chủ tịch Phạm Ngọc Linh, Tổng thư ký Nguyễn Quyết Chiến, các đồng chí lãnh đạo các phòng ban và toàn thể cán bộ, người lao động của Nhà xuất bản Tri thức.

Tin mới

Công đoàn VUSTA hướng về Điện Biên
Chiến thắng Điện Biên Phủ là một “Dấu mốc bằng vàng chói lọi" trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc ta. Mảnh đất cuối trời Tây Bắc – nơi ghi dấu ấn của chiến thắng lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu là nơi là người dân cả nước những ngày này luôn hướng về với niềm tự hào và tri ân sâu sắc.
Những trí thức đã góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc bằng chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Đó là thắng lợi của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Bác Hồ. Làm nên thắng lợi đó, có những đóng góp tâm sức và trí tuệ quý báu của đội ngũ trí thức, của các nhà khoa học ở nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau.
Điện Biên Phủ: Điểm hẹn lịch sử
Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước tổ chức khai mạc Triển lãm “Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử”, kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954 / 7-5-2024).