Đặc điểm và hình thái hoạt động của các NGO trên thế giới
ĐỊNH NGHĨA CỦA MỘT NGOTheo Ngân hàng Thế giới thì " Sự đa dạng của các NGO lớn dến nỗi không một định nghĩa đơn giản nào có thể bao hàm một cách đầy đủ. Các tổ chức này bao gồm nhiều nhóm và các đơn vị hoàn toàn hoặc hầunhư hoàn toàn không phụ thuộc vào chính phủ; là các tổ chức có mục tiêu hoạt động trước hết vì mục đích nhân đạo và hợp tác hơn là vì lợi ích thương mại. Đó còn là các tổ chức tư nhân ở các nước côngnghiệp phát triển hoạt động vì sự phát triển quốc tế; là các nhóm bản địa tổ chức theo vùng hoặc quốc gia; là các nhóm người dân thành viên của cộng đồng làng xã . NGO cũng bao gồm các hội từ thiệnvà tôn giáo hoạt động nhằm quyên góp tiền từ tư nhân đóng góp cho phát triển, phân phát thức ăn, dụng cụ kế hoạch hoá gia đình và phát triển tổ chức cộng đồng. Các tổ chức NGO cũng bao gồm các hợptác xã độc lập, các hội sử dụng nước, các nhóm phụ nữ và hội của các linh mục. Ngoài ra các nhóm công dân hoạt động nhằm tăng cường nhận thức và ảnh hưởng về mặt chính sách cũng được coi làNGO.
Còn có rất nhiều định nghĩa khác về NGO của các học giả khác nhau như: NGO là tổ chức phi lợi nhuận, hoạt động vì lợi ích của các nhóm công dân khác; NGO là các tổ chức phi chính phủ, là các tổ chứctự nguyện của người dân, là các tổ chức thuộc xã hội dân sự, là tổ chức hỗ trợ cho việc tạo quyền lực cho người nghèo... tùy theo mục đích của mỗi nhóm mà người nghiên cứu đưa ra những khái niệm cụthể khác nhau.
PHÂN LOẠI NGO
1. Theo định hướng hoạt động
- Đinh hướng từ thiện: các NGO có hoạt động trực tiếp thoả mãn nhu cầu của người nghèo - phân phát lương thực , thuốc men , cấp nhà , phương tiện vận chuyển , xây dựng trường học ..
- Định hướng dịch vụ: các NGO có hoạt động cung cấp dich vụ y tế, kế hoạch hoá gia đình , giáo dục...
- Định hướng có sự tham gia của các bên: là các dự án tự lập ,trong đó những người dân địa phương tham gia tích cực vào dự án thông qua việc đóng góp tiền, công cụ, đất, vật liệu, sức laođộng...
- Đinh hướng tạo quyền: mục đích giúp người dân nghèo hiểu biết rõ hơn về các yếu tố xã hội, chính trị và kinh tế có tác động đến đời sống của họ và giúp họ nhận thức về năng lực của bản thân để kiểmsoát cuộc sống của họ.
2. Theo định hướng phạm vi hoạt động
- Các tổ chức dựa trên cơ sở cộng đồng (CBO): Các câu lạc bộ thể thao, các tổ chức của phụ nữ, các tổ chức của một khu dân cư, các tổ chức tôn giáo hoặc giáo dục.
- NGO trong phạm vi một đô thị: Các tổ chức như câu lạc bộ, phòng thương mại và công nghiệp, các liên đoàn doanh thương, các nhóm dân tộc hay giáo dục và hiệp hội của các tổ chức cộng đồng.
- NGO quốc gia: Hội chữ thập đỏ, các tổ chức nghề nghiệp...
- NGO quốc tế: Các tổ chức cứu trợ trẻ em, OXFAM, CARE, các Quỹ Rokerfeller và Ford, các nhóm tôn giáo...
(Cousin William, Dân nghèo đô thị và các dịch vụ hạ tầng cơ bản ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.)
3. Các lĩnh vực hoạt động của NGO
NGO chủ yếu hoạt động trong các lĩnh vực sau:
- Xây dựng tổ chức cộng đồng
- Tăng cường dân chủ hoá
- Giáo dục
- Xây dựng doanh nghiệp
- Bảo vệ môi trường
- Y tế
- Nhà ở
- Nhân quyền
- Hạ tầng cơ sở
- Xoá đói giảm nghèo
CÁC THẾ HỆ CỦA NGO VÀ ĐẶC ĐIỂM CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN
Theo một số nhà nghiên cứu, các NGO trên thế giới đã trải qua ba thế hệ. Những thế hệ này có nhiều điểm giống nhau nhưng cũng có nhiều điểm khác nhau về mục đích, đặc điểm, chiến lược và hình thứchoạt động. Dưới đây là bản tổng kết các đặc diểm của ba thế hệ NGO trên thế giới.
Qua bảng dưới, chúng ta thấy các NGO trên thế giới thay đổi khá nhiều từ thế hệ thứ nhất đến thế hệ thứ ba, từ chỗ mục đích chỉ đơn thuần là cứu trợ và phúc lợi chuyển sang phát triển ở quy mô nhỏ;giúp địa phương tự phát triển đến phát triển thành hệ thống mang tính bền vững. Mặt khác các NGO cũng thay đổi từ chỗ chỉ là công việc của một số các nhân hay gia đình, hoạt động cứu trợ tức thời đếnviệc kết hợp NGO và các tổ chức thụ hưởng rồi đến việc kết hợp các NGO với các tổ chức công và tư, nằm trong hệ thống thích hợp. Nếu trước đây các NGO thường hoạt động độc lập với chính phủ thì ngàynay các NGO đã biết kết hợp các hoạt động của mình với các chương trình lớn của các chính phủ...
VAI TRÒ CỦA CÁC TỔ CHỨC NGO
Xét một cách tổng quát, NGO có 6 vai trò quan trọng sau:
1. Phát triển và vận hành cơ sở hạ tầng:
Các tổ chức cộng đồng hoặc các hợp tác xã có thể nhận, chia nhỏ và mở rộng đất đai; xây dựng nhà cửa; cung ứng, vận hành và duy trì các cơ sở hạ tầng như giếng nước sạch, nhà vệ sinh công cộng, haycác dịch vụ thu gom rác thải rắn. Họ còn có thể phát triển các trung tâm cung ứng vật liệu xây dựng và các doanh nghiệp cộng đồng. Trong nhiều trường hợp, các tổ chức này cần có sự trợ giúp kỹ thuậthay tư vấn của các cơ quan chính phủ hay các tổ chức phi chính phủ cấp cao hơn.
2. Hỗ trợ các dự án sáng tạo, trình diễn hay thí điểm:
NGO có lợi thế trong việc chọn địa điểm cụ thể để triển khai các dự án mới và xác định trước thời gian hỗ trợ cho dự án, do vậy khắc phục được một số tồn tại mà các cơ quan chính phủ thường gặp phảitrong lĩnh vực này. Các NGO cũng có thể làm thí điểm cho các dự án lớn hơn của chính phủ do họ có khả năng triển khai nhanh hơn so với các cơ quan quan liêu của chính phủ.
3. Tạo điều kiện cho công tác truyền thông:
NGO sử dụng các biện pháp tuyên truyền giữa các cá nhân và nghiên cứu những điểm thâm nhập chính xác qua đó họ có được sự tin tưởng của cộng đồng mà họ muốn đem lại lợi ích. Hơn nữa các tổ chức nàycòn hiểu rõ tính khả thi của các dự án họ đảm nhận. Họ có thể cung cấp những thông tin về đời sống, năng lực, quan điểm và các đặc trưng văn hóa của người dân ở địa phương cho các cấp hoạch địnhchính sách của chính phủ.
NGO có thể tạo điều kiện trao đổi thông tin từ nhân dân lên chính phủ, và từ chính phủ xuống nhân dân. Các thông tin đưa lên cho biết về suy nghĩ, hoạt động và tâm tư tình cảm của nhân dân địaphương, còn thông tin đưa xuống cho biết về kế hoạch và hoạt động của chính phủ. NGO cũng có vị thế độc đáo, có thể chia sẻ thông tin theo chiều ngang và lập mạng lưới liên kết với các tổ chức kháccó nhiệm vụ tương tự.
4. Hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo:
Các viện đào tạo và các NGO có thể hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo năng lực, sử dụng để trợ giúp các tổ chức cộng đồng và chính phủ.
5. Nghiên cứu, theo dõi và đánh giá:
Các hoạt động sáng tạo của NGO được ghi lại cẩn thận và đem ra chia sẻ. Các kết quả từ hoạt động của NGO được tập thể giám sát, đánh giá và sẽ được thông tin rộng rãi trên toàn xã hội.
6. Bênh vực và giúp người nghèo tự bảo vệ:
Trong một số trường hợp, các NGO trở thành phát ngôn viên hay thanh tra viên cho người nghèo, và thay mặt họ tác động tới các chính sách và chương trình của chính phủ. Điều này có thể đạt được thôngqua một loạt các biện pháp, từ các dự án trình diễn hay thí điểm tới việc tham gia các diễn đàn công luận và tham gia xây dựng chính sách, kế hoạch của chính phủ, phổ biến các kết quả nghiên cứu vàcác trường hợp nghiên cứu diển hình của người nghèo.
Vì thế các NGO đóng nhiều vai trò: từ việc làm người bênh vực cho người nghèo, tới việc thực hiện các chương trình của chính phủ; từ việc làm người cổ vũ và phê phán tới làm đối tác và tư vấn, từ nhàbảo trợ cho một dự án thủ nghiệm tới người hoà giải.
NHỮNG LỢI THẾ VÀ HẠN CHẾ CỦA CÁC NGO
1. Lợi thế:
- NGO có khả năng thử nghiệm một cách thoải mái với những phương pháp tiếp cận sáng tạo, khi cần thiết có thể chịu rủi ro.
- NGO rất mềm dẻo và dễ thích nghi với các tổ chức bản địa và đáp ứng những nhu cầu của địa phương, do đó có thể phát triển những dự án đan xen cũng như dự án riêng của một ngành
- NGO có quan hệ hài hoà với người dân và có thể giúp đỡ ở tầm vi mô cho những người rất nghèo; họ có thể xác định ai là người khó khăn nhất và tìm cách đáp ứng nhu cầu của họ theo cách phù hợpriêng.
- NGO có khả năng liên hệ với tất cả các cấp, từ phường xã tới cấp cao nhất của nhà nước.
- NGO có khả năng tuyển dụng cả những chuyên gia và những cán bộ có nhiệt huyết, với những điều kiện dễ hơn so với các cơ quan chính phủ.
2. Hạn chế:
- Cách nhìn nhận của NGO mang tính mô hình nên hạn chế việc tham gia của họ vào việc thiết kế các chương trình, dự án lớn.
- Các phương pháp tiếp cận của NGO có giới hạn, chỉ hạn chế ở một vấn đề hay một vùng.
- Dễ có sự lặp lại của một ý tưởng do tính không đại diện của dự án, của một khu vực, chỉ bao quát một diện tương đối nhỏ của dự án hoặc chỉ phụ thuộc vào nguồn tài trợ từ bên ngoài...
- " Tính sở hữu" của NGO mang tính chất lãnh thổ, của một vùng hay một dự án, làm giảm khả năng hợp tác giữa các tổ chức bị coi là có thể đe doạ hoặc là đối thủ cạnh tranh.
(Cousin William, Dân nghèo đô thị và dịch vụ hạ tầng cơ bản ở khu vực Châu Á và Thái Bình Dương)
KẾT HỢP CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGO VÀ CÁC TỔ CHỨC THUỘC CHÍNH PHỦ
Việc kết hợp hoạt động của các NGO và các tổ chức thuộc chính phủ về cơ bản liên quan tới việc nâng quy mô của các sáng kiến về phương pháp tiếp cận. Tuy nhiên, trong việc này còn có nhiều trở ngạinhư:
- Đầu tư về mặt tài chính và nguồn nhân lực theo kết quả của một dự án thí điểm do NGO thực hiện thường rất lớn và khó có thể lặp lại trên một quy mô rộng lớn với nguồn tài chính sẵn có.
- Bất cứ một gói đầu tư chuẩn nào cũng không đủ độ uyển chuyển để có thể thích nghi với số lượng và mức độ đa dạng của các tổ chức NGO và bối cảnh văn hoá của địa phương.
- Thông thường các tổ chức tự nguyện đưa ra các dự án không có hoặc rất ít sự tham gia của chính phủ, họ không thấy hết những ràng buộc thực tế của hệ thống hành chính của chính phủ, vì thế họ có ítuy tín hơn.
- Đôi khi sự tham gia của cộng đồng vào các giai đoạn của dự án không đủ dể đảm bảo sự phù hợp, tính hiệu quả kinh tế , diện bao quát và tính liên tục của dự án.
- Đôi khi có sáng kiến đòi hỏi phải thực hiện một cách nhanh chóng và không thể đưa thành một chương trình lớn với quy mô quốc gia được.
- Các quan chức chính phủ thường hoài nghi và ít tin vào các tổ chức tự nguyện.
CÁC VẤN ĐỀ CỐT YẾU CẦN KHẮC PHỤC LIÊN QUAN TỚI VIỆC NÂNG QUY MÔ CỦA CÁC SÁNG KIẾN LÀ:
- Lôi cuốn sự chú ý của các nhà làm chính sách và làm cho họ tin tưởng tính hữu ích, thực tiễn, khả năng kinh tế và tính có thể sao chép lại của phương pháp tiếp cận.
- Việc nâng quy mô sáng kiến đòi hỏi một loại năng lực quản lí khác, nó mang ít tính cá nhân và phải rất bình dân.
- Cần phải lựa chọn và duy trì đội ngũ cán bộ dự án với các tiêu chuẩn cơ bản như: thái độ, kĩ năng và động cơ làm việc.
- Cần đào tạo một đội ngũ cán bộ địa bàn và cán bộ quản lí dự án đủ lớn để làm việc cho các dự án có sự tham gia của các bên.
- Luôn nhấn mạnh sự tham gia của các bên vào quá trình thực hiện hơn là chỉ nhấn mạnh vào kết quả của dự án.
- Duy trì và nâng cao trách nhiệm của các cấp hoạch định chính sách và quản lí hành chính đối với những người dân ở cơ sở.
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP ĐỂ NÂNG CẤP QUY MÔ CÁC SÁNG KIẾN
- Chính phủ tìm hiểu thấu đáo một dự án của NGO và biến thành một bộ phận khăng khít giúp thực thi các chương trình, dự án lớn hơn của chính phủ.
- Tiến hành một quá trình nhân đơn vị, trong đó dựa trên mô hình dịch vụ của mỗi NGO, chính phủ đồng ý chọn để tham gia vào các dự án của chính phủ theo vai trò chức năng nổi trội nhất của họ.
KẾT LUẬN
Chính phủ VN ngày càng nhận rõ khả năng và vai trò của các tổ chức NGO trong nước và quốc tế. Tuy nhiên các cơ quan nhà nước, đặc biệt các cơ quan quản lí cấp cơ sở, còn ngần ngại trong việc kết hợpvới các NGO. Mong rằng sẽ có nhiều nghiên cứu, tìm hiểu loại hình hoạt động này để tạo điều kiện cho các NGO đóng góp tốt hơn vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.