Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ bảy, 17/09/2005 15:04 (GMT+7)

Đã có thể mổ ghép mặt người

Kíp phẫu thuật của bác sĩ Maria Siemionow đang tìm kiếm bệnh nhân cho ca phẫu thuật ghép mặt đầu tiên trong lịch sử y khoa. Bác sĩ trưởng bộ môn phẫu thuật thẩm mỹ và chỉnh hình Trung tâm Y tế Duke nhận định rằng bà Siemionow không chỉ được kính trọng trên thế giới về chuyên môn mà còn về y đức.


Ông nói: “Đây là một trong những nghiên cứu quan trọng nhất mà bà là người đi tiên phong. Bác sĩ Siemionow 55 tuổi, là người Ba Lan nhưng từng được đào tạo thêm tại Mỹ và Phần Lan. Bà sinh trưởng tại thành phố Poznan, nằm giữa quãng đường từ Warsawđến thủ đô Berlin của Đức, là nơi nổi tiếng về học thuật và có nhiều trường đại học y khoa nổi tiếng từ thời Phục hưng. Bà xem can thiệp y khoa để lấy lại diện mạo là một lĩnh vực nhân văn khi chứng kiến nhiều trường hợp mặt bị biến dạng sau khi bị phỏng, bị chấn thương hoặc sau một cơn bệnh. Và có trường hợp nhiều phụ nữ bị mất luôn hạnh phúc gia đình do mặt bị biến dạng".


Phẫu thuật thẩm mỹ chỉnh hình lâu nay thường là tái tạo da mặt lấy từ da lưng, mông, đùi. Bệnh nhân khi đó cần phải trải qua khoảng 50 ca mổ nhưng các chức năng bộ phận trên mặt không hoạt động được hoàn toàn. Người được giải phẫu không diễn tả được xúc cảm trên khuôn mặt trong giao tiếp mà ít nhiều gần giống như đeo một mặt nạ. Biện pháp ghép thẩm mỹ và chỉnh hình trên nguyên tắc đã khả thi từ năm 1999 khi các bác sĩ tại Đại học Louisville phẫu thuật thành công ca ghép bàn tay tại Mỹ. Từ ca phẫu thuật nói trên và hiện nay đã có đến vài chục ca tương tự thành công, khiến bà Siemionow thêm can đảm suy nghĩ đến mổ ghép mặt - một can thiệp y khoa giống như không tưởng.


Những thách thức trong việc ghép mặt hết sức lớn. Bà Siemionow hình dung ca mổ sẽ gồm hàng loạt chuyên gia phẫu thuật luân phiên đứng mổ trong một ca phẫu thuật kéo dài 15 giờ hoặc lâu hơn. Lớp ngoài mặt dự định ghép được lột từ người hiến tặng đã chết bao gồm biểu bì và lớp mỡ bên dưới, dây thần kinh và mạch máu nhưng không gồm cơ. Các bác sĩ cũng sẽ gỡ bỏ lớp da mặt thương tổn của người nhận và nối với mạch máu cùng dây thần kinh của khuôn mặt mới. Sau ca phẫu thuật bệnh nhân có thể còn chịu đau hàng tháng trời. Bệnh nhân sau đó có thể phải uống thuốc suốt đời để ngăn chặn phản ứng của hệ miễn dịch của mình và tránh trường hợp bị đào thải. Tiền thuốc dạng này rất đắt (khoảng 1.000 USD/tháng) và chế độ dùng thuốc này không phải lúc nào cũng công hiệu. Do vậy, ghép mặt cũng như ghép các bộ phận khác của cơ thể, thầy thuốc phải cân nhắc giữa sự cần thiết phải ghép và khả năng bộ phận bị đào thải và tuổi thọ người nhận bị rút ngắn.


Theo Người Lao Động,trong lúc nhiều nhà khoa học ca ngợi dự định của bác sĩ Siemionow như bước tiến táo bạo thì nhiều người chỉ trích và mô tả việc này như sự “ngạo mạn”, như một trường hợp đáng báo động khi các nhà khoa học muốn đi quá xa. Đứng về phương diện y đức, giới chỉ trích tin rằng vẫn còn nhiều thách thức chưa giải quyết được hết và liệu có cần thiết không khi việc giải phẫu không phải để cứu người mà chỉ để làm tăng vẻ đẹp của con người? Hy vọng sống của bệnh nhân ra sao nếu khuôn mặt mới bị đào thải? Vấn đề tâm lý của gia đình người cho và nhận cũng được giới y đức nêu để phản bác phẫu thuật này.

Nguồn: ngoisao.net 16/9/2005

Xem Thêm

Yên Bái: Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà
Ngày 29/10, tại huyện Lục Yên, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lục Yên và Hội Khoa học Lịch sử tỉnh đã tổ chức hội thảo Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà phục vụ nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị và phát triển khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà.
Hướng tới một ngành chăn nuôi an toàn, hiệu quả và bền vững
Ngày 18/10 tại thành phố Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Chăn nuôi Việt Nam và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: Áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học và tuần hoàn nâng cao hiệu quả sản suất trong chăn nuôi trang trại nhỏ và hộ gia đình.

Tin mới

Phú Thọ: Đề xuất xây dựng dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
Sáng 26/11, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội thảo “Nghiên cứu, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025; đề xuất khâu đột phá và một số nhiệm vụ trọng tâm phục vụ xây dựng dự thảo Văn kiện ĐH Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025 - 2030” đối với đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà KH thuộc các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh.
Bộ TT&TT làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết việc thực hiện Quyết định số 362/QĐ-TTG
Chiều ngày 27/11, tại trụ sở LHHVN, Đoàn công tác của Bộ TT&TT đã có buổi làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết Quyết định số 362/QĐ-TTG ngày 03/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025. Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương và Phó Chủ tịch LHHVN Phạm Ngọc Linh chủ trì buổi làm việc.
Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.
Phú Yên: Giải thể 03 tổ chức Hội thành viên
UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành các Quyết định số 1471, 1472, 1473/ QĐ-UBND về việc giải thể 03 tổ chức Hội là thành viên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú gồm: Hội Kế hoạch hoá gia đình, Hội Phụ sản và Hội Y tế thôn bản. Đây là các Hội không còn hoạt động liên tục mười hai tháng theo quy định.
Cụm thi đua số 3 tổng kết công tác năm 2024
Ngày 22/11, tại thị xã Sa Pa, Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai phương hướng nghiệm vụ năm 2025 của Cụm thi đua số 3 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lào Cai làm cụm trưởng đã được tổ chức.