Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 05/08/2005 14:55 (GMT+7)

Công nghệ Việt vẫn còn... trên giấy!

Một chuyên gia của Bộ Công nghiệp cho biết, Bộ từng thử nghiệm đấu thầu mua một số công nghệ từ các nhà khoa học Việt Nam, nhưng hầu hết các công nghệ được các nhà khoa học chào hàng vẫn ở tình trạng “công nghệ trên giấy”, hoặc công nghệ mới dừng lại ở phòng thí nghiệm, mà chưa phải là công nghệ bán đại trà hoặc công nghệ đại trà. Điều này có nghĩa là các doanh nghiệp chỉ được nghe thuyết trình về một thứ công nghệ nào đó sẽ được chế tạo trong tương lai, chứ chưa thể nhìn, hay sờ thấy được. Đây là một điểm yếu của các nhà khoa học Việt Nam nên rất khó có thể cạnh tranh trong các cuộc đấu thầu công nghệ quốc tế. Nhưng chưa dừng lại ở đó, có doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư tài chính để một nhóm nhà khoa học chế tạo một công nghệ rồi chuyển giao cho mình. Trường hợp công nghệ thành công, đem lợi đáng kể cho doanh nghiệp cũng có, nhưng cũng xảy ra không ít trường hợp thất bại, vì khi sáng chế trên giấy, nhà khoa học chưa lường hết những rủi ro, nhất là chi phí tiêu hao năng lượng, giá thành sản xuất đại trà, những thông số kỹ thuật khác... Những trường hợp như vậy thì doanh nghiệp - khách hàng thường phải kêu trời, vì họ phải gánh chịu mọi rủi ro, chứ không phải là nhà khoa học - người bán do phần đông các nhà khoa học Việt Nam vẫn bị hạn chế về khả năng tài chính. Do đó, giải pháp nhập khẩu công nghệ mới ở Việt Nam vẫn thường được các doanh nghiệp lựa chọn và ít rủi ro hơn. Đây là trở ngại lớn khiến nhiều công nghệ mới ở Việt Nam vẫn nằm yên trên giấy, mà chưa đến được với doanh nghiệp. Khoảng cách này chưa thể khắc phục được một sớm một chiều.

 TS Keike Bauer, chuyên gia Đức đang tư vấn cho Việt nam xây dựng Luật Chuyển giao công nghệ cho biết, ở Đức, khi thấy một công nghệ nào đó có thể sinh lợi nhuận cao, thì khu vực doanh nghiệp sẽ đầu tư để đưa công nghệ cạnh tranh ra thị trường chứ không phải là Chính phủ. Nhà nước chỉ hỗ trợ nhà khoa học ở giai đoạn ban đầu (nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng...) Tuy nhiên, ở nhiều nước trên thế giới, trong trường hợp nhà khoa học không có đủ tiềm lực tài chính để đầu tư vào một công nghệ có tính cạnh tranh cao nào đó, thì nhà nước thường hỗ trợ bằng cách này hay cách khác, điều quan trọng là nhà nước phải lựa chọn công nghệ ưu tiên phù hợp để đầu tư. Vụ đối đầu giữa Airbus (EU) và Boeing (Mỹ) đang căng thẳng hiện nay là minh chứng cụ thể. Trong khi Airbus được EU hỗ trợ trực tiếp, thì Boeing lại được hỗ trợ gián tiếp, vì dự án này bắt nguồn từ đơn đặt hàng của Bộ Quốc phòng Mỹ. Rất nhiều công nghệ khác ở Mỹ cạnh tranh được trên thị trường quốc tế có điểm xuất phát từ công nghệ phục vụ quốc phòng. Đó là một cách hỗ trợ hiệu quả của chính quyền Mỹ.

Ở Việt Nam, Tp. Hồ Chí Minh đã đi đầu trong việc tổ chức các chợ công nghệ với mong muốn đưa công nghệ nội sinh đến được với doanh nghiệp. Một dự án nghiên cứu các giải pháp để hình thành thị trường công nghệ Việt Nam cũng đang được triển khai, thể hiện mong muốn của Đảng và Nhà nước trong việc nâng cao tiềm lực công nghệ Việt Nam sao cho đủ sức cạnh tranh, chí ít cũng trên sân nhà, nhằm giảm sự phụ thuộc quá nhiều vào công nghệ ngoại nhập và giảm chi phí sản xuất cho các doanh nghiệp Việt Nam, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế. Hy vọng, các doanh nghiệp sẽ tích cực đầu tư vào lĩnh vực vốn nhiều rủi ro nhưng cũng đầy hấp dẫn này, để ngày càng có nhiều công nghệ do các nhà khoa học Việt Nam sáng chế đến với doanh nghiệp và đủ sức cạnh tranh trên thương trường.

Nguồn: Thương mại, 22/07/2005

Xem Thêm

Phú Thọ: Lấy ý kiến về Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013
Sáng ngày 20/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú Thọ (Liên hiệp hội) tổ chức hội thảo lấy ý kiến của đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà khoa học về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.
Thanh Hoá: Phản biện Đề án phát triển Viện Nông nghiệp tỉnh
Sáng ngày 06/05, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) tổ chức hội thảo phản biện “Đề án Phát triển Viện Nông nghiệp Thanh Hóa, giai đoạn 2026 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045” (Đề án) với sự tham dự của hội đồng phản biện, các chuyên gia của Liên hiệp hội và đại diện ban lãnh đạo, cán bộ nhân viên của Viện Nông nghiệp Thanh Hóa.
Sơn La: Góp ý kiến dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi)
Ngày 6/5, Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) đã tổ chức hội thảo tư vấn tham gia ý kiến dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Tham dự hội thảo có đại diện một số sở, ngành của tỉnh.

Tin mới

VinFuture 2025 nhận 1.705 đề cử toàn cầu – tăng 12 lần số đối tác đề cử sau 5 mùa giải
Giải thưởng Khoa học Công nghệ toàn cầu VinFuture đã chính thức khép lại vòng đề cử cho mùa giải thứ 5 với 1.705 hồ sơ đến từ khắp nơi trên thế giới. Đặc biệt, số lượng đối tác đề cử chính thức của Giải thưởng đã tăng trưởng vượt bậc, đạt 14.772 đối tác.
Hỗ trợ thực hiện các giải pháp bảo tồn và phục hồi rừng tự nhiên gắn với cải thiện sinh kế bền vững
Dự án Hỗ trợ phục hồi rừng tại huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình do Trung tâm Bảo tồn thiên nhiên Việt là Chủ dự án với mục tiêu hỗ trợ việc thực hiện các giải pháp bảo tồn và phục hồi rừng tự nhiên gắn với cải thiện sinh kế bền vững cho cộng đồng.
Vĩnh Long: Tập huấn nâng cao nhận thức về ứng phó khí hậu gắn với kinh tế xanh
Sáng ngày 23/05, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Vĩnh Long (Liên hiệp hội) phối hợp với Chi cục Môi trường và Kiểm lâm – Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh, Đảng ủy, UBND xã Thuận Thới, Hợp tác Xã Thuận Thới tổ chức Hội nghị “Tập huấn tuyên truyền nâng cao nhận thức về công tác, ứng phó khí hậu gắn với kinh tế xanh”.
Liên hiệp hội Hà Tĩnh: 30 năm một chặng đường phát triển
Kể từ khi mới thành lập đến nay, hệ thống tổ chức của Liên hiệp hội tỉnh Hà Tĩnh không ngừng được bổ sung, kiện toàn và phát triển. Bên cạnh việc xây dựng và phát triển tổ chức, Liên hiệp hội đã bám sát yêu cầu nhiệm vụ chính trị của từng thời kỳ, khắc phục thách thức, nắm bắt cơ hội để tạo động lực vươn lên.
Đoàn đại biểu VUSTA viếng đồng chí Trần Đức Lương, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Chiều ngày 24/5/2025, đoàn đại biểu Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam do TSKH. Phan Xuân Dũng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam làm trưởng đoàn đã tới kính viếng đồng chí Trần Đức Lương, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Thanh Hoá: Tập huấn Bình dân học vụ số cho cán bộ, hội viên
Ngày 22/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa tổ chức Hội nghị tập huấn về Công nghệ số ứng dụng trong sản xuất và đời sống (Bình dân học vụ số) cho gần 200 cán bộ, hội viên của các hội thành viên, trung tâm trực thuộc, đơn vị liên kết trong hệ thống Liên hiệp hội.
Phú Thọ: Lấy ý kiến về Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013
Sáng ngày 20/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú Thọ (Liên hiệp hội) tổ chức hội thảo lấy ý kiến của đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà khoa học về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.