Công nghệ tinh chế Titan
Còn quí nhất chính là Rutin được biết đến với tính chất siêu nhẹ, siêu bền, dẫn nhiệt thấp chủ yếu được dùng để chế biến hợp kim trong các ngành kỹ thuật hiện đại, nhất là trong công nghiệp quốc phòng và hàng không vũ trụ.
Việt Nam là một trong những nước đứng đầu thế giới về trữ lượng xuất khẩu cát đen, trong đó xuất thô khoảng 500 ngàn tấn và khoảng 200 ngàn tấn đã qua tách tuyển với giá bán khoảng 50 - 200 USD/tấn.
Nhưng thật nghịch lý là hàng năm chúng ta vẫn phải nhập khoảng 10 ngàn tấn bột dioxit titan tinh với mức giá gần 3 ngàn USD/ tấn từ các nước Nhật Bản, Trung Quốc, Ôxtrâylia với tổng giá trị hơn 25 triệu USD. Nhu cầu chung của thế giới về hợp chất này hiện tại là 4 triệu tấn/năm, dự báo sẽ tăng lên 5 triệu tấn/năm và trong những năm tới Việt Nam cũng sẽ cần khoảng 20.000 tấn/năm.
Trong khi đó, để xây dựng nhà máy (cỡ vừa và nhỏ) chế biến zircon siêu mịn chỉ tốn khoảng 3 triệu USD, và đầu tư một nhà máy chế biến dioxit titan cũng chỉ tốn từ 3 đến 5 triệu USD. Với công nghệ mới hiện nay, có thể lắp đặt được những dây chuyền công suất nhỏ khoảng 5 ngàn tấn, tương đương khoảng 25 triệu USD cho một nhà máy. Với dây chuyền này, có thể đẩy giá trị của cát đen lên ít nhất 10 lần.
Được biết, thời gian qua, tỉnh Bình Thuận đã xúc tiến kêu gọi đầu tư khai thác tinh chế cát đen và đã có một dự án liên doanh với một công ty của Mỹ nhằm xây dựng nhà máy khai thác, tinh chế các sản phẩm từ cát đen.
Nguồn: Sài Gòn Giải phóng, 2/2/2005