Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Chủ nhật, 18/12/2005 16:03 (GMT+7)

Công nghệ đồng phát nhiệt-điện tại Việt Nam

Về thực chất, đó là công nghệ biến đổi năng lượng từ các nguồn phế thải sinh khối như bã mía, trấu, mùn cưa, gỗ vụn… để cung cấp năng lượng chạy lò hơi, sau đó hơi nước từ lò hơi được dùng chạy turbin phát điện (thường là turbin đối áp, nhưng hiện nay công nghệ này đã được cải tiến để có thể dùng với cả turbin trích hơi và turbin ngưng hơi). Phần hơi nước sau khi ra khỏi turbin phát điện vẫn còn một phần nhiệt năng sẽ được dùng để cấp cho các hộ tiêu thụ nhiệt như: lò nấu, lò sưởi… để phục vụ mục đích công nghiệp.

Từ năm 1971, trong khuôn khổ hợp tác giữa khối EC và khối ASEAN, 16 mẫu dự án về đồng phát điện và đã được áp dụng có hiệu quả ở các thị trấn, vùng nông thôn của 3 nước Indonesia, Malaysia và Thái Lan. Qua vận hành đã thấy cứ trung bình một tấn lúa sinh ra 220 kg trấu, có thể sản sinh ra 100 kWh điện, cứ 1m 3gỗ phế thải có thể sản xuất 300 kWh điện.

Tại Việt Nam , việc tận dụng các phế thải nông nghiệp để sản xuất điện cũng đã được quan tâm. Vào những năm 1980, nhà máy đường La Ngà tại Đồng Nai do Đan Mạch tài trợ đã sử dụng công nghệ này để sản xuất điện tự dùng và cung cấp nhiệt cho các nồi nấu đường trong phạm vi nhà máy. Hiện nay tiếp tục có một số nước đầu tư công nghệ này vào Việt Nam như Công ty Bourbon (Pháp) đã xây dựng nhà máy điện ở Tây Ninh sử dụng bã mía khi sản xuất đường. Vừa qua công ty Vyncke( Bỉ) thuộc khối EU đã liên hệ với tỉnh Cần Thơ giới thiệu công nghệ lò hơi sử dụng nhiên liệu bằng vỏ trấu để phát điện và cứ 200 kg trấu khi đốt cho ra sản lượng điện tương đương với 60 lít dầu diezel, cứ 1 tấn trấu có thể sản ra 100 kWh điện. Một điều cần lưu ý là, ở đồng bằng sông Cửu Long hàng năm có hàng triệu tấn trấu bị sử dụng một cách lãng phí.

Ở quy mô lớn hơn, công nghệ đồng phát nhiệt-điện đã phát triển mạnh trong công nghiệp năng lượng. Nó sử dụng năng lượng sơ cấp như than, dầu, khí để phát điện, phần nhiệt thừa sau khi phát điện cũng được dùng để cung cấp nhiệt năng cho các hộ tiêu thụ nhiệt, các nhà máy áp dụng công nghệ này được gọi là các trung tâm nhiệt điện.

Ưu điểm của công nghệ đồng phát nhiệt-điện:

Công nghệ đồng phát nhiệt-điện có hiệu suất sử dụng năng lượng rất cao, có thể lên tới 70-80%, trong khi đó công nghệ phát điện truyền thống chỉ có hiệu suất vào khoảng 30-40%.

Công nghệ đồng phát nhiệt-điện thải lượng khí thải ít hơn, do vậy làm ô nhiễm nhiệt ít hơn và giảm thiểu hiệu ứng nhà kính. Công nghệ đồng phát nhiệt-điện thải lượng CO 2bằng 1/2 so với các công nghệ nhiệt điện truyền thống.

Khả năng phát triển công nghệ đồng phát nhiệt-điện tại Việt Nam :

Khả năng phát triển công nghệ đồng phát nhiệt-điện tại Việt Nam rất có triển vọng vì những lí do sau:

Công nghệ đồng phát nhiệt-điện phát triển rất mạnh tại các nước châu Âu, đặc biệt là các nước như Hà Lan, Phần Lan, Đanh Mạch… Quan hệ giữa Việt Nam và các nước trong khối EU ngày càng được cải thiện, nên có thể nhập công nghệ này với vốn đầu tư ban đầu không cao.

Nguồn phế thải công nghiệp ở nông thôn còn chưa sử dụng nhiều. Nếu với sản lượng lúa hàng năm khoảng vài ba chục triệu tấn thì lượng trấu thải ra từ các nhà máy xay xát có thể dùng phát điện lên tới 757.200 tấn, có thể dùng để sản xuất ra 350x106 kWh điện. Trong chiến lược phát triển ngành đường dự kiến có khoảng 20 nhà máy có công suất trên 1.400 tấn mía cây/ngày, dự kiến khả năng phát điện tại chỗ bằng bã mía là 300 kWh/ngày tương đương với công suất đặt một nguồn điện 80 MW, góp phần giảm sự thiếu điện ở các vùng nông thôn xa xôi.

Việt Nam có nguồn năng lượng sơ cấp tiềm tàng, với các mỏ dầu, khí, than có trữ lượng lớn.

Nhiên liệu sử dụng

Công nghệ truyền thống

Đồng phát điện & hơi (đơn vị CO2/kw

Than

Dầu

Khí thiên nhiên

1

0,7

0,5

0,5

0,35

0,25

Sosánh thải khí CO2 của công nghệ đồng phát điện và hơi với công nghệ truyền thống

Nguồn: Khoa học phổ thông, số 736, ngày 13-19/10/2004

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh
Đại hội Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam (VUSTA) nhiệm kỳ 2025–2030 được tổ chức thành công vào sáng ngày 21/7. Tại Đại hội, đại diện Đoàn Thanh niên VUSTA đã có bài phát biểu chúc mừng đại hội. Bí thư Đoàn Thanh niên Lê Thị Thủy khẳng định: “Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh và luôn xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong công cuộc đổi mới đất nước”.
Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương
Hướng tới chào mừng Đại hội Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030, Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương và biểu trưng (logo) Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 – 2030 được chính thức khởi động từ ngày 18/7/2025.
Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, tập hợp, đoàn kết trí thức KH&CN phục vụ phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới
Kể từ khi Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) được thành lập ngày 26/03/1983, Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam đã trải qua 9 kỳ Đại hội, mỗi kỳ Đại hội đã thực sự trở thành những mốc son quan trọng, đánh dấu bước phát triển cả về tư duy chính trị lẫn phương thức hoạt động của toàn hệ thống.