Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 18/04/2014 19:56 (GMT+7)

Công dụng chữa bệnh bất ngờ từ trầu không

1. Chữa các vết lở loét, mụn nhọt 

Lá trầu không tươi 2 hoặc 3 lá, cắt thật nhỏ, cho vào một cốc con. Dội nước sôi vào cho ngập lá trầu không, làm như khi ta pha chè. Đợi chừng 10-15 phút cho chất thuốc trong lá trầu thôi ra nước. Dùng nước này rửa các vết loét, vết chàm, mụn nhọt.

Ngày làm như vậy 2-3 lần. Nếu vết loét đã rửa bằng lá trầu không vẫn còn có nước vàng rỉ ra thì có thể dùng giấy bản đốt lấy tro mà đắp vào. Rất chóng khỏi.

Nếu vết loét quá to, thì có thể dùng nhiều lá trầu không hơn. Đáng lẽ pha thuốc như trên, ta có thể đem lá trầu không đun với nước cho sôi kỹ để ấm mà dùng.

2. Chữa nhức đầu do thay đổi thời tiết

Lấy 5 lá trầu, rửa sạch giã dập rồi xoa vào thái dương hay đỉnh đầu sẽ có tác dụng giảm đau và dịu cơn nhức đầu.

Theo y học cổ truyền, lá trầu không có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm, có tác dụng trừ phong, tiêu viêm, sát trùng, kháng khuẩn.

3. Sát khuẩn vết thương

Khi bị thương, vắt nước trầu không rửa vết thương rồi dùng lá trầu không sạch phủ lên, băng lại hoặc có thể lấy lá trầu không nấu nước rửa vết thương hàng ngày vết thương sẽ khô, kín miệng sau 2 ngày.

4. Chữa viêm họng

Khi viêm đau họng lấy 5 lá trầu không rửa sạch giã nát chắt lấy nước, thêm mật ong rồi ngậm có thể nuốt từ từ rất hiệu nghiệm.

5. Thông tia sữa

Sau khi sinh sản phụ cương sữa lấy lá trầu không hơ nóng bầu vú giúp sữa xuống nhanh giảm đau nhức.

6. Trị đau nhức, cảm cúm

Lấy khoảng 5 lá trầu không nhúng vào rượu đánh cảm có tác dụng giảm đau nhức xương khớp, nhẹ đầu, giảm các triệu chứng cảm cúm.

7. Chữa nước ăn chân

Lấy lá trầu không 8g, lá ráy 50g thái nhỏ, đổ ngập nước, đun sôi để nguội rồi ngâm chân. Hoặc lấy một nắm lá trầu không đun sôi để nguội ngâm chân cũng rất hiệu nghiệm.

8. Chữa chứng ngứa, viêm nhiễm vùng kín

Lấy lá trầu không tươi, vò nát, thêm một chút muối, đun sôi với nước rồi ngồi xông vùng kín. Nước lá trầu không để nguội, dùng rửa ngoài chống viêm, chống ngứa rất hiệu quả.

9. Chữa suy nhược thần kinh

Lấy nước cốt vắt từ vài lá trầu không hòa với một thìa mật ong chia làm 2 lần, uống trong ngày.

10. Chữa bệnh về phổi

Khi mắc bệnh về phổi, lấy lá trầu không tẩm dầu mù tạt rồi hơ ấm, đặt lên ngực day nhẹ sẽ giảm được ho và giúp bệnh nhân dễ thở hơn.

11. Chữa táo bón cho trẻ

Đối với trường hợp táo bón của trẻ, một viên đạn đút hậu môn làm từ lá trầu không ngâm trong dung dịch thầu dầu sẽ kích thích trực tràng co bóp, hết táo bón.

12. Chữa bỏng nước sôi

Lấy lá trầu không hơ nhẹ để lá mềm ra rồi phết một lớp thầu dầu  rồi đặt nhẹ lên vết bỏng. Cứ sau vài giờ lại thay 1 lá trầu không mới. Sau vài lần dịch trong vết bỏng sẽ tiêu hết, chỗ rộp không mọng nước, không gây mủ. Nên dùng vào ban đêm và vứt đi vào sáng sớm.

13. Trị hôi nách

Đầu tiên cắt 1/2 quả chanh tươi sau đó chà nhẹ xung quanh vùng nách và nhớ là thoa thật đều sau đó đợi khoảng 5phút rửa lại bằng  nước sạch và lau thật khô vùng nách.

Bước tiếp theo, bạn rửa sạch lá trầu không rồi giã nát chắt lấy nước rồi lau qua vùng nách. Khi lau bạn kết hợp các động tác mát xa xoa đều xung quanh. Nên thực hiện phương pháp trị hôi nách bằng lá trầu không này lúc trước khi đi ngủ. Hãy rửa lại thật sạch vào sáng  ngày hôm sau. Để đạt kết quả cao, bạn nên thực hiện đều đặn thường xuyên cách trị hôi nách bằng lá trầu không này khoảng 2-3 lần /tuần.

Khi sử dụng trầu không để trị hôi nách, bạn cần phải thực hiện liên tục đều đặn hàng ngày, hàng tuần. Bởi phương pháp này chỉ mang tính chất khử mùi tạm thời giúp bạn duy trì làn da khô thoáng, sạch mùi trong thời gian ngắn. Do mùi hôi được loại bỏ ngay trên bề mặt da chứ chưa được loại bỏ tận gốc nên vẫn có khả năng quay trở lại.


Xem Thêm

Yên Bái: Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà
Ngày 29/10, tại huyện Lục Yên, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lục Yên và Hội Khoa học Lịch sử tỉnh đã tổ chức hội thảo Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà phục vụ nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị và phát triển khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà.
Hướng tới một ngành chăn nuôi an toàn, hiệu quả và bền vững
Ngày 18/10 tại thành phố Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Chăn nuôi Việt Nam và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: Áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học và tuần hoàn nâng cao hiệu quả sản suất trong chăn nuôi trang trại nhỏ và hộ gia đình.

Tin mới

Phú Thọ: Đề xuất xây dựng dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
Sáng 26/11, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội thảo “Nghiên cứu, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025; đề xuất khâu đột phá và một số nhiệm vụ trọng tâm phục vụ xây dựng dự thảo Văn kiện ĐH Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025 - 2030” đối với đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà KH thuộc các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh.
Bộ TT&TT làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết việc thực hiện Quyết định số 362/QĐ-TTG
Chiều ngày 27/11, tại trụ sở LHHVN, Đoàn công tác của Bộ TT&TT đã có buổi làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết Quyết định số 362/QĐ-TTG ngày 03/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025. Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương và Phó Chủ tịch LHHVN Phạm Ngọc Linh chủ trì buổi làm việc.
Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.