Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 09/09/2005 14:53 (GMT+7)

Con đường phát triển nào cho cơ điện tử ở Việt Nam?

Hướng phát triển của CĐT

Có thể nói CĐT là một lĩnh vực công nghệ cao trên cơ sở tích hợp hữu cơ của ba ngành cơ học, điện tử và điều khiển nhằm tạo ra những sản phẩm mới có tính năng vượt trội. Quá trình phát triển CĐT trên thế giới chính thức bắt đầu từ năm 1969 với sự ra đời thuật ngữ Cơ điện tử - Mechatronics - do ông Tesuro Mori, Chủ tịch Công ty Seibu Electric and Machinery đề xuất. Ban đầu, sản phẩm CĐT chỉ là sự kết hợp giữa cơ khí và điện tử. Sau đó, với sự phát triển của CNTT, các bộ vi xử lý đã được tích hợp vào hệ thống CĐT.

Hiện nay, tiêu chí phát triển sản phẩm CĐT là nhỏ hơn, nhanh hơn và thông minh hơn. CĐT đang chuyển dần từ các sản phẩm cao cấp (máy bay, tên lửa, tàu vũ trụ, bộ phận cơ thể nhân tạo...) sang các sản phẩm CĐT công nghiệp (ôtô, camera, robot gia đình, điện thoại di động, máy in...). Do vậy, CĐT công nghiệp phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của thị trường sản phẩm chế tạo hàng loạt như chu kỳ đổi mới sản phẩm ngắn, giá cạnh tranh và thời gian đưa ra thị trường phải nhanh. Ngoài ra, hiện đã xuất hiện nhiều sản phẩmvi cơ điện tửvà nano cơ điện tử.

Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ Việt Nam đến năm 2010 đã xác định một số lĩnh vực cơ điện tử chuyên sâu:
-robot làm việc trong các môi trường độc hại, nguy hiểm, an ninh quốc phòng, một số dây truyền công nghiệp công nghệ cao
-Các sản phẩm CĐT trong một số lĩnh vực cơ khí trọng điểm như máy công cụ, máy động lực, thiết bị điện-điện tử, cơ khí ôtô và các thiết bị đo lường điều khiển...
-Nghiên cứu vi cơ điện tử và nano cơ điện tử...

Theo PGS.TSKH Phạm Thượng Cát, Trưởng phòng công nghệ tự động hoá, Viện CNTT, thị trường CĐT ở cả Việt Nam lẫn các nước khác trên thế giới chưa bão hoà nên mức độ cạnh tranh chưa khốc liệt. Hơn thế nữa, nhu cầu sử dụng các sản phẩm CĐT ngày càng cao và chủng loại sản phẩm vô cùng phong phú. Chúng được hình thành từ các ý tưởng thông minh hoá, bổ sung các chức năng mới cho sản phẩm hiện hành và tạo ra các sản phẩm mới bằng sự tích hợp liên kết nhiều công nghệ cao trong sản phẩm, từ đơn giản tới phức tạp.

Do vậy, TS Cát cho rằng phát triển mạnh mẽ công nghệ CĐT là những cơ hội vàng để các nước đang phát triển như Việt Nam có thể đi tắt, đón đầu, đi thẳng vào kinh tế tri thức, tạo ra các sản phẩm đủ sức cạnh tranh quốc tế. Chúng ta có thể thông minh hoá, tạo linh hồn và cảm xúc cho các đồ dùng, thiết bị máy móc xung quanh, sáng tạo các sản phẩm mới với những chức năng vượt trội. Với khả năng của đội ngũ cán bộ KHCN Việt Nam , sáng tạo ra những sản phẩm mới kiểu này là điều hoàn toàn có thể làm được. Tuy vậy, ngoài những cơ hội, Việt Nam còn phải đối mặt với nhiều thách thức trong quá trình phát triển CĐT.

Thách thức đối với Việt Nam

Theo TS Phạm Anh Tuấn, Trưởng phòng CĐT, Viện Cơ học, kể từ năm 1992 tới nay đã có nhiều đơn vị tại Việt Nam nghiên cứu và ứng dụng CĐT, đặc biệt là trong các phòng thí nghiệm của Viện Cơ học, Viện Công nghệ thông tin, Viện Vật lý-Điện tử, ĐH Bách khoa, Viện máy và dụng cụ công nghiệp... Mặc dù mới phát triển và chưa có sự đầu tư mạnh của Nhà nước song những đơn vị trên đã cố gắng đưa ra một số sản phẩm CĐT như robot công nghiệp,máy cắt laser, cân điện tử, máy công cụ CNC, bơm bê tông... Ngoài ra, theo Thứ trưởng Bộ Công nghiệp Đỗ Hữu Hào, ứng dụng công nghệ CĐT đã giúp nâng cao chất lượng một số nhóm sản phẩm như máy động lực, tàu biển, thiết bị toàn bộ, sản phẩm cơ khí giao thông vận tải, kết cấu thép, thiết bị phi tiêu chuẩn...

Thế nhưng, các sản phẩm CĐT trên chủ yếu là sự tích hợp giữa cơ khí, điện tử và một phần vi xử lý. Chúng chưa có độ thông minh cao và chưa cạnh tranh được trong khu vực. Ngoài ra, các sản phẩm được sản xuất đơn lẻ, chưa phát triển thành một sản phẩm CĐT cụ thể mang thương hiệu Việt Nam . Đa số các doanh nghiệp liên quan tới CĐT ở Việt Nam là công ty liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài mà các sản phẩm CĐT lại chủ yếu là lắp ráp và phục vụ cho xuất khẩu.

Mặc dù được tiếp cận nhanh với công nghệ CĐT do sự đầu tư của nước ngoài ở Việt Nam , chẳng hạn nhà máy chế tạo robot tại Hải Phòng, các nhà máy công nghệ cao tại khu CN Thăng Long,... song lực lượng KHCN có kiến thức về công nghệ CĐT còn mỏng. Các cán bộ nghiên cứu về CĐT chủ yếu được đào tạo chuyên sâu ở các chuyên ngành như cơ học, điện tử, điều khiển, CNTT.. nên thiếu khả năng tổng hợp, phát triển các sản phẩm liên ngành như CĐT.

TS Tuấn cho rằng để phát triển CĐT ở Việt Nam, việc đầu tiên là chú trọng đào tạo nguồn nhân lực CĐT có trình độ ĐH và sau ĐH; định hướng phát triển sản phẩm chiến lược cụ thể, vừa phù hợp với điều kiện Việt Nam , vừa tạo được sức bật và vị thế riêng. Ngoài ra, cần phải tạo ra sự gắn kết hữu cơ giữa đào tạo, nghiên cứu và doanh nghiệp, sớm tạo ra cơ chế thành lập Công ty cổ phần trong nghiên cứu và ứng dụng KHCN, thành lập Ngân hàng đầu tư và phát triển KHCN để các nhà khoa học có thể vay vốn biến ý tưởng thành sản phẩm chế thử và xây dựng các dự án khoa học ứng dụng cụ thể...

                       Nguồn: vnn.vn   25/8/2005

Xem Thêm

Phú Thọ: Đề xuất xây dựng dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
Sáng 26/11, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội thảo “Nghiên cứu, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025; đề xuất khâu đột phá và một số nhiệm vụ trọng tâm phục vụ xây dựng dự thảo Văn kiện ĐH Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025 - 2030” đối với đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà KH thuộc các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh.
Quảng Ngãi: Tìm giải pháp hoạt động có hiệu quả cho hợp tác xã
Sáng ngày 26/11, tại thành phố Quảng Ngãi, Liên hiệp hội tỉnh đã phối hợp với Liên minh Hợp tác xã tỉnh tổ chức Hội thảo khoa học tư vấn phản biện “Giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động hợp tác xã tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2025 – 2030”.
Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…

Tin mới

Phú Thọ: Đề xuất xây dựng dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
Sáng 26/11, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội thảo “Nghiên cứu, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025; đề xuất khâu đột phá và một số nhiệm vụ trọng tâm phục vụ xây dựng dự thảo Văn kiện ĐH Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025 - 2030” đối với đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà KH thuộc các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh.
Bộ TT&TT làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết việc thực hiện Quyết định số 362/QĐ-TTG
Chiều ngày 27/11, tại trụ sở LHHVN, Đoàn công tác của Bộ TT&TT đã có buổi làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết Quyết định số 362/QĐ-TTG ngày 03/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025. Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương và Phó Chủ tịch LHHVN Phạm Ngọc Linh chủ trì buổi làm việc.
Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.