Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 18/04/2006 00:40 (GMT+7)

Cơ Xá - Quê hương của Lý Thường Kiệt

Cơ Xá là vùng đất bãi giữa và hai bờ sông Hồng dọc theo bãi, nơi ở mới của dân phường Thái Hoà di dời nhường đất xây dựng kinh thành từ giữa năm 1010.

Năm nay kỷ niệm 995 năm Thăng Long Hà Nội, nhân dân các địa phương trên cũng kỷ niệm 900 năm ngày mất của Lý Thường Kiệt, người anh hùng kiệt xuất của dân tộc Việt Nam trong giữ nước, chống ngoại xâm, mở mang bờ cõi, với bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên.

Namquốc sơn hàNamđế cư.

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm.

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

LýThường Kiệt là người phường Thái Hoà trong thành Đại La xưa, Đại Việt sử ký toàn thưviết “…Lý Thường Kiệt là người phường Thái Hoà, thành Thăng Long…”

Cuốn Long thành dật sựcũng viết: “…Chín năm sau ngày Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long, ở phường Thái Hoà có một chú bé của thủ đô chào đời và sau này đã làm nên sự nghiệp lớn cứu nước yên dân. Chú bé mang tên Ngô Tuấn…”

Cuốn Tây Hồ chíviết: “…Việt quốc công Lý Thường Kiệt họ Ngô tên Tuấn tự Thường Kiệt nguyên là người Động Bình Sa, làng ở phía Nam hồ Dâm Đàm là người ấp Cơ Xá, Long Thành…”

Năm 1010 vua Lý Thái Tổ dời đô Hoa Lư ra thành Đại La, xây dựng kinh thành Thăng Long. Vua cho di dời dân ra bãi giữa cũng ven hai bên bờ bắc và nam sông Hồng, đặt tên là An Xá.

Gia phả họ Nguyễn Văn có ghi: “…Từ triều đại nhà Lý đã có biên chép dấu tích gốc ở xã An Xá, cổ hiệu Thái Hoà….”. Gia phả họ Ngô có nhiều vị cao niên gốc Cơ Xá còn được nghe các cụ ngày xưa truyền lại là lúc đầu vua Lý Thái Tổ mới ra thăm thành đại La đã ngự tại đình làng ta ở khu chùa Một Cột…”

Như vậy An Xá ra đời cùng với thành Thăng Long. Dân An Xá từ đó sống ở bãi nổi, nay lở, mai bồi …hàng năm vào mùa nước sông lên to thì bị ngập lụt nên sống bằng nghề trồng dâu, nuôi tằm là chính và chở đò ngang từ bến đá Quảng Đức sang chợ Thổ Gia Thượng, đò dọc từ Chèm Vẽ xuống ngang Đồng Nhân …Dân không có ruộng cấy lúa, không có đất tư mà đất bãi bồi chia theo xuất đinh của toàn xã từ 18 tuổi trở lên. Với những lý do đó nên dân xã An Xá hàng năm được miễn trừ không phải đắp đê, làm đường, các loại thuế má, phu phen tạp dịch khác, kể cả đi lính…

Đến năm Nhâm Tý 1132 đời vua Lý Thần Tông (1128-1138) là vua thứ 5 của triều nhà Lý, vua ngự thuyền rồng đi kinh lý, thấy nước sông lên to… dân xã An Xá quê hương của Lý Thường Kiệt bị ngập lụt phải bắc giáo lên ở và nhà nào cũng có thuyền cơ động di chuyển lên chỗ đất cao…nên vua hạ chiếu đổi tên xã An Xá thành châu Cơ Xá (cơ chữ nho là cơ động).

Tại bài minh khắc lệnh chỉ của chúa Trịnh Tráng triều hậu Lê trên chuông chùa An Xá nay vẫn còn ở chùa Phúc Xá Bắc liên phường Ngọc Thuỵ, quận Long Biên “…Lệnh chỉ của đô nguyên súy Tổng quốc chính thượng phụ bình An vương ban cho xã bãi Cơ Xá thuộc huyện Từ Liêm: Nguyên tờ khai xã ấy là bản châu nguyên trước đất ở trong nội điện đã kính vâng để đất ấy lập làm quốc đô. Chuẩn cho dân ấy ra bãi giữa sông…, đấy không có ruộng cấy lúa. Đã nhiều lần vâng chuẩn cho cứ hàng năm bản châu được miễn đắp mới, đắp thêm đê, đường, sưu thuế, phu phen các việc đều miễn thứ cho. Những nguyên nhân ấy đã điều tra là thực. Những nha môn vâng lệnh thôi việc bắt bớ, sách nhiễu… ai trá lệnh phải trị tội.

Nay ra lệnh!

Đầu niên hiệu Vĩnh Tô 1619 tháng 9 ngày 18 lệnh chỉ!...”.

Tên An Xá và Cơ Xá có ý nghĩa như vậy và đều do các vua Lí đặt tên.

Về địa giới xã An Xá lúc đầu qui định:

Thượng Xù Gạ, hạ Thanh Trì ven hai bờ sông Hồng đất bồi thêm đến đâu là đất của xã An Xá đến đó. Nhưng càng về sau bãi bồi thêm càng nhiều, dân Cơ Xá làm không hết nên dân xung quanh và các nơi khác kéo đến tranh chiếm quyết liệt với dân Cơ Xá. Vì vậy đất đai của dân Cơ Xá mất dần, địa giới ngày càng thu hẹp.

Mãi đến năm Nhâm Tý 1672, chúa Trịnh mới có lệnh chỉ về địa giới của châu Cơ Xá như sau:

“…Sơn Tây đạo, thuộc nội Từ Liêm huyện, Cơ Xá châu:

- Đông cận Lỗi Cầu (Thạch Cầu), Lâm Hạ, Lâm Du đẳng xã .

- Tây cận Quảng Bá, Yên Hoa (Yên Phụ) đẳng phường.

- Nam cận ông Mạc, Quyết Thuỷ, Đồng Nhân.

- Bắc cận Xuân Canh, Bắc cầu đẳng xã thôn.

Cũng do địa thế của châu Cơ Xá trung tâm là bãi giữa sông Hồng nên quản lí hành chính đất đai phức tạp. Châu Cơ Xá khi thuộc đạo Sơn Tây, khi thuộc hạt Kinh Bắc…

Đến thờ Nguyễn:

Năm Minh Mạng thứ 11 (1831) Thăng Long đổi tên là hà Nội.

Năm Tự Đức thứ 4 (1851) đưa châu Cơ Xá về Hà Nội.

Đến năm Duy Tân thứ 5 (Tân Hợi 1911) châu Cơ Xá đổi tên là xã Phúc Xá thuộc tổng Phúc Lâm, huyện Hoàn Long, tỉnh Hà Đông. Khoảng năm 1943 thì huyện Hoàn Long đổi tên thành đại lí Hoàn Long thuộc Hà Nội.

Xã Phúc Xá lúc này bao gồm: Phúc Xá Trung Hà (bãi giữa sông Hồng và giữa cầu Long Biên), Phúc Xá Bắc Biên, Phúc Xá Tây Biên (Phúc Xá Hạ) và cơ xá Nam (thôn Nam); ngoài ra Phúc Tân cũng là đất canh tác của xã Phúc Xá cho đến ngày toàn quốc kháng chiến 19-12-1946.

Phúc Xá Trung Hà đất đai rộng nhất nên tập trung đông nhất dân cư Cơ Xá, có trường Tiểu học , có Thái uý Việt quốc công Lý thường Kiệt với đôi câu đối:

Phá Tống, Bình chiêm, phò nghiệp Lý

Giúp dân cứu nước rạng làng Cơ

Nguồn sống chính là trồng dâu nuôi tằm và hoa mầu nên có vườn dâu, nhà thí nghiệm, có chợ dâu tằm ngay dưới chân cầu, rất sầm uất vào các buổi sáng.

Phúc Xá Bắc Biên có đình, có chùa có quả chuông đúc từ thời hậu Lê.

Năm 1976 chấp hành lệnh thoát lũ, Phúc Xá Trung Hà phải di dân vào ở Phúc Xá Bắc Biên, Gia Quất, Ngọc Lâm, Ô Cách…và Lý Thường Kiệt được rước vào thờ tại đình Phúc Xá Bắc Biên là nơi tập chung đông nhất dân gốc Cơ Xá.Trước ngày giải phóng thủ đô tháng 10 năm 1954, đoạn đê từ nhà Bác Cổ đến Lò lợn gọi là đê Cơ Xá (vì đây là đất của Cơ Xá Nam thuộc châu Cơ Xá thời nhà Lý) nay là Trần Khánh Dư.

Trong bốn địa danh của xã Phúc Xá , chỉ có Cơ Xá Nam vẫn mang tên từ thời nhà Lý và đền Cơ Xá linh từ thời Thái uý Việt quốc công Lý thường Kiệt đã được nhà nước công nhận là di tích lịch sử.

Còn Phúc Xá Tây Liên nay là phường Phúc Xá vẫn gữ tên gốc và có phố mang tên An Xá mặc dù dân gốc Cơ Xá ở đây không nhiều.

Quê hương của Lý Thường Kiệt bây giờ là thế .

Nhăc đến công lao của nhà Lý, không thể không nhắc đến Lý Thường Kiệt, người anh hùng kiệt xuất của dân tộc Việt Nam . Nói đến thủ đô Hà Nội anh hùng không thể không nói đến Lý Thường Kiệt, người anh hùng của đất thăng Long đã làm rạng rỡ non sông, đất nước , mở đầu cho hào khí Thăng Long , Hà Nội ngàn năm văn hiến.

Vậy thì kỉ niêm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội không thể thiếu tượng đài Lý Thường Kiệt tại nơi chôn rau cắt rốn của Người. Không thể không chỉnh trang nơi thờ cúng Người sao cho tôn nghiêm với tầm cỡ quốc gia, nhất là với Thủ đô Hà Nội.

Và cây cầu bắc qua sông Hồng (Nhật Tân-Vĩnh Ngọc) nên chăng lấy tên là cầu Thái Hoà để mang ý nghĩa lịch sử và thời đại.

Nguồn Xưa và nay, số 243, tháng 9-2005

Xem Thêm

Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Nâng cao nhận thức và năng lực ứng dụng AI trong truyền thông, báo chí
Ngày 29-5, Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) đã tổ chức Chương trình tập huấn với chủ đề “Trí tuệ nhân tạo (AI) – Ứng dụng trong báo chí hiện đại”. Học viên tham dự tập huấn là các phóng viên, biên tập viên thuộc các cơ quan báo chí của các Tổ chức KH&CN, Hội ngành toàn quốc trong hệ thống.
Quảng Ngãi: Hội nghị thông tin, tuyên truyền cho đội ngũ trí thức tỉnh “Kỷ nguyên mới - Sứ mệnh và hành động”
Thực hiện Chương trình phối hợp công tác năm 2025, Liên hiệp hội tỉnh Quảng Ngãi phối hợp với Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị thông tin, tuyên truyền cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Kỷ nguyên mới - Sứ mệnh và hành động”
Quảng Bình: Hội nghị tập huấn Trí tuệ nhân tạo (AI) trong hành chính - công vụ - xã hội
Ngày 28/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Quảng Bình tổ chức Hội nghị tập huấn Trí tuệ nhân tạo (AI) trong hành chính- công vụ - xã hội cho 100 học viên là cán bộ, công chức, viên chức một số sở ngành, cơ quan Liên hiệp Hội và hội viên của các Hội thành viên.
Chủ tịch Phan Xuân Dũng chúc mừng Liên hiệp hội Hà Tĩnh nhân Kỷ niệm 30 năm thành lập
Sáng 26/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Hà Tĩnh (Liên hiệp hội) đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập (27/5/1995-27/5/2025). Dự lễ kỷ niệm có Chủ tịch Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Trần Nhật Tân, đại diện các tỉnh bạn, các sở ngành tại địa phương và lãnh đạo, cán bộ nhân viên của Liên hiệp hội qua các thời kỳ.
Phát động hưởng ứng Ngày phòng chống tác hại của thuốc lá tại Phú Yên
Sáng qua 28/5, tại Trường đại học Phú Yên, Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh phối hợp với Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam tổ chức lễ phát động hưởng ứng các hoạt động phòng chống tác hại của thuốc lá vì sức khỏe người tiêu dùng với thông điệp: “Phòng chống tác hại của thuốc lá bảo vệ thế hệ tương lai”, “Vì sức khỏe người tiêu dùng hãy nói không với thuốc lá”.
Anh nông dân lớp 5 và hành trình tại Hội thi Sáng tạo kỹ thuật
Trong bối cảnh nông nghiệp ngày càng đòi hỏi sự đổi mới, thích ứng và sáng tạo để nâng cao năng suất và giảm chi phí lao động, một người nông dân tại Châu Phú, An Giang - dù chỉ học hết lớp 5 - đã chứng minh rằng: Tri thức không chỉ đến từ sách vở mà còn từ thực tiễn cần mẫn và khối óc sáng tạo không ngừng.
Trao Giải thưởng Sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam năm 2024
Tối 28/5, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã tổ chức Lễ tổng kết và trao Giải thưởng Sáng tạo Khoa học Công nghệ (KHCN) Việt Nam năm 2024.
Quảng Ngãi: Tổ chức Hội nghị tuyên truyền cho trí thức
Chiều 9/5, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh Quảng Ngãi, Liên hiệp hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh uỷ tổ chức Hội nghị thông tin, tuyên truyền cho đội ngũ trí thức và Hội viên của Câu lạc bộ Lê Trung Đình tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề “Tình hình Biển Đông gần đây và chính sách của Việt Nam”.
Đắk Lắk: Hội nghị phản biện Dự thảo Nghị quyết về bảo đảm thực hiện dân chủ cơ sở
Sáng ngày 27/5/2025, tại trụ sở Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Đắk Lắk (Liên hiệp hội) đã diễn ra Hội nghị phản biện và góp ý đối với Dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Đắk Lắk về việc quyết định các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Phát động Chiến dịch phục hồi rừng “Rừng xanh lên 2025” tại Sơn La
Hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học 22/5 và Ngày Môi trường Thế giới 05/06, ngày 25/5, Liên Hiệp Hội Việt Nam (LHHVN) đã phối hợp cùng Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature), Hạt Kiểm lâm Vân Hồ, Trung tâm Nghiên cứu Sáng kiến Phát triển cộng đồng (RIC) và chính quyền địa phương phát động trồng hơn 18.000 cây bản địa tại hai xã Song Khủa và Suối Bàng, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.
VinFuture 2025 nhận 1.705 đề cử toàn cầu – tăng 12 lần số đối tác đề cử sau 5 mùa giải
Giải thưởng Khoa học Công nghệ toàn cầu VinFuture đã chính thức khép lại vòng đề cử cho mùa giải thứ 5 với 1.705 hồ sơ đến từ khắp nơi trên thế giới. Đặc biệt, số lượng đối tác đề cử chính thức của Giải thưởng đã tăng trưởng vượt bậc, đạt 14.772 đối tác.
Hỗ trợ thực hiện các giải pháp bảo tồn và phục hồi rừng tự nhiên gắn với cải thiện sinh kế bền vững
Dự án Hỗ trợ phục hồi rừng tại huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình do Trung tâm Bảo tồn thiên nhiên Việt là Chủ dự án với mục tiêu hỗ trợ việc thực hiện các giải pháp bảo tồn và phục hồi rừng tự nhiên gắn với cải thiện sinh kế bền vững cho cộng đồng.